- Mặc định
- Lớn hơn
Nhiều gia đình đã quá quen với việc đi thăm bộ đội và nắm rõ các thủ tục. Tuy nhiên cũng có gia đình có con em mới vừa nhập ngũ chưa từng đi thăm không biết phải làm sao. Mọi người nếu nằm trong trường hợp này hãy cùng Seoul Academy tìm hiểu xem đi thăm bộ đội cần làm thủ tục gì qua các nội dung dưới đây.
Khi nào được đi thăm bộ đội?
Mọi người sẽ được vào thăm sau 3 tháng đầu nhập ngũ. Trong khoảng 3 tháng đầu bộ đội mới nhập ngũ sẽ được thực hiện kiểm tra lại sức khoẻ, làm quen với môi trường, sắp xếp theo hướng dẫn chỉ huy. Do đó thời điểm này thường các ban chỉ huy quân sự sẽ không cho phép người nhà vào thăm.
Tuy nhiên gia đình có thể yên tâm. Khi tân binh di chuyển đến nơi đóng quân vẫn được phép gọi điện về nhà để báo tin. Do đó có thể giúp gia đình bớt phần lo lắng, tranh thủ hỏi thăm về tình hình của con em mình.
Đi thăm bộ đội cần làm thủ tục gì?
Nhiều người lần đầu đi thăm bộ đội rất băn khoăn về quy trình, thủ tục cần thiết. Nhưng mọi người không phải quá lo lắng vì thủ tục khá đơn giản, không hề phức tạp.
- Để vào thập người thân và bạn bè bộ đội đầu tiên phải chuẩn bị giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân.
- Tiếp theo mọi người đến khu vực cổng sẽ có các bộ đội đứng canh, hãy đưa chứng minh nhân dân, căn cước công dân và báo về danh tính, người mình muốn thăm.
- Sau đó, mọi người có thể di chuyển vào khu vực bên trong để gặp bộ đội.
- Hoàn thành cuộc gặp mặt thì di chuyển ra cổng để lấy lại chứng minh, căn cước công dân và ra về.
Quy định khi đi thăm bộ đội
Với giải đáp trên hẳn mọi người đã biết được đi thăm bộ đội cần làm thủ tục gì. Nhìn chung chỉ với chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân là đã có thể vào thăm. Tuy nhiên để đảm bảo hơn về quy trình mọi người có thể tham khảo thêm một vài thông tin dưới đây.
Bước 1: Tìm hiểu kỹ địa chỉ
Thăm bộ đội mọi người cần tìm hiểu kỹ về địa chỉ. Địa chỉ ở đây là nơi bộ đội đóng quân cùng với thông tin chi tiết về tiểu đội, trung đội, đại đội, tiểu đoàn, trung đoàn, sư đoàn, chỉ huy trưởng… Như vậy khi vào khai báo thăm bộ đội sẽ dễ dàng và tìm gặp nhau cũng nhanh chóng hơn.
Bước 2: Xác định thời gian thăm phù hợp
Dù gia đình có thể thăm bộ đội bất cứ khi nào nhưng vẫn cần xác định thời gian phù hợp. Mọi người nên chọn thăm vào cuối tuần mà lý tưởng nhất là thứ 7. Có thể thăm vào thứ 7 thời gian sẽ thông thả hơn và chủ nhật bộ đội cũng có thời gian nghỉ ngơi trước khi bắt đầu một tuần mới.
Những gia đình ở xa nên tranh thủ đi thăm từ sớm. Hạn chế đến thăm vào buổi chiều sẽ khá tốn sức và làm mất đi thời gian nghỉ ngơi của bộ đội. Đi chiều gia đình di chuyển về lại nhà cũng bất tiện hơn rất nhiều.
Bước 3: Chuẩn bị đồ ăn thức uống
Đi thăm bộ đội cần làm thủ gì chắc chắn phải kể đến bước chuẩn bị đồ ăn, thức uống. Mọi người có thể mua theo nước, đồ khô, đồ ăn vặt, bánh, trái cây… để vào thăm, trò chuyện và ăn uống cùng nhau. Nên mang đồ nhỏ gọn, không quá nặng như vậy sẽ dễ dàng di chuyển và bảo quản.
Bên cạnh đó cũng cần tìm hiểu về các vật dụng không được mang vào để tránh ảnh hưởng đến bộ đội, dẫn đến bị khiển trách, kỷ luật. Tham khảo chi tiết đi thăm bộ đội nên mua gì để tránh không được sử dụng.
Bước 4: Tiến hành vào thăm và ra về
Sau khi chuẩn bị, đến trình căn cước công dân gia đình có thể thoải mái vào thăm. Các nơi đóng quân thường có không gian rộng rãi, nhiều cây xanh nên gia đình và bộ đội có thể thoải mái trò chuyện. Mọi người nên tránh đến nơi sinh hoạt, phòng ở để không gây ảnh hưởng đến những người khác cùng tiểu đội. Tranh thủ trò chuyện và ra về sớm, tốt nhất là trước 16h00 là hợp lý nhất.
Trên đây Seoul Academy vừa giải đáp cho mọi người vấn đề đi thăm bộ đội cần làm thủ tục gì. Về cơ bản không có thủ tục gì phức tạp mọi người chỉ cần căn cước hoặc chứng minh nhân dân. Do đó những gia đình nào có tân binh nhập ngũ trong khoảng sau 3 tháng mà quá nhớ hoàn toàn có thể đến thăm.
Xem thêm: Bộ đội xuất ngũ nên học nghề gì?