- Mặc định
- Lớn hơn
Theo thống kê mới nhất, tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp đại học thất nghiệp hiện nay đang ở mức đáng báo động. Điều này cho thấy sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường việc làm và những khó khăn mà người trẻ phải đối mặt khi bước vào đời. Ra trường thất nghiệp nên làm gì? Tham khảo chi tiết giải pháp giúp bạn vượt qua khó khăn, nhanh chóng tìm được công việc phù hợp nhất.
Thực trạng thất nghiệp của sinh viên mới ra trường
Đại học chính là ước mơ và hoài bão của nhiều bạn trẻ. Không chỉ cần sự nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ mới có thể tốt nghiệp và nhận về tấm bằng đại học, nỗi lo thất nghiệp sau khi ra trường cũng luôn ám ảnh các bạn sinh viên chuẩn bị ra trường hiện nay.
Hiện nay, thực trạng thất nghiệp của sinh viên mới ra trường tại Việt Nam đang ở mức đáng báo động, tỷ lệ thất nghiệp của nhóm tuổi từ 15 – 24 tuổi (trong đó có cả sinh viên) luôn cao hơn gấp 2 – 3 lần so với tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước.
Thất nghiệp đôi khi do nghề nghiệp mà bạn theo học đã quá tải, dường như không có cơ hội cho người mới. Điều này khiến cho nhiều sinh viên thất nghiệp sau khi ra trường. Hoặc nếu có tìm được việc thì đều là những công việc trái với ngành học theo đuổi ban đầu.
Thực trạng thất nghiệp của sinh viên mới ra trường không chỉ gây ảnh hưởng đến cá nhân của sinh viên mà còn tiềm ẩn các nguy cơ gây ra hệ lụy cho xã hội. Thất nghiệp làm lãng phí nguồn nhân lực, giảm năng suất lao động và tạo gánh nặng cho gia đình, xã hội.
Nguyên nhân ra trường thất nghiệp trở nên phổ biến
Trên thực tế, thất nghiệp sau khi ra trường trở nên phổ biến có thể xuất phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Cụ thể một số nguyên nhân chính bạn có thể tham khảo như sau:
- Thiếu sự định hướng nghề nghiệp: Nhiều sinh viên học đại học với mục đích lấy được tấm bằng đại học mà không quan tâm đến tương lai của ngành học, không định hướng rõ ràng về việc làm mình mong muốn sau khi ra trường. Thậm chí có nhiều sinh viên chọn ngành học theo xu hướng, do áp lực từ gia đình mà không tìm hiểu kỹ về sở thích, năng lực của bản thân.
- Kỳ vọng khác với thực tế: Nhiều sinh viên khi mới vừa ra trường thường hay mộng mơ kỳ vọng mức lương khởi điểm cao, trong khi thực tế các doanh nghiệp tuyển dụng những nhân sự có kinh nghiệm mà chi phí thấp. Đồng thời, có rất nhiều sinh viên chỉ muốn làm việc tại các thành phố lớn dẫn đến tình trạng nơi thì thừa nhân lực nhưng các khu vực khác thì bị thiếu hụt nhân lực.
- Thiếu kỹ năng mềm: Sinh viên trên trường đại học thường chỉ tập trung vào trau dồi các kiến thức chuyên môn mà bỏ qua việc phát triển các kỹ năng mềm như giao tiếp, làm việc nhóm, giải quyết vấn đề… Khi thiếu các kỹ năng mềm sẽ không đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động dẫn đến bị đào thải.
- Thiếu ngoại ngữ: Thời buổi hội nhập kinh tế như hiện nay, ngoại ngữ nói chung và tiếng anh nói riêng được xem là “chìa khóa” giúp bạn có cơ hội tìm việc dễ dàng ở các doanh nghiệp lớn. Một số trường hợp không nhận thức được tầm quan trọng của ngoại ngữ hoặc học tập một cách thụ động dẫn đến việc “mù” tiếng anh, bỏ qua nhiều cơ hội.
- Biến động kinh tế: Thời kỳ khủng hoảng kinh tế, dịch bệnh, thiên tai… đều gây ra các ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường lao động, khiến việc làm trở nên khan hiếm…
Có thể bạn đang tìm hiểu: Nghỉ học sớm nên học nghề gì để không thất nghiệp?
Ra trường thất nghiệp nên làm gì?
Tốt nghiệp ra trường không có việc làm là thử thách nhiều người gặp phải. Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá nản lòng và hãy áp dụng một số việc làm cụ thể dưới đây để vượt qua giai đoạn khó khăn, nhanh chóng tìm được công việc phù hợp.
Giữ tinh thần thoải mái
Thất nghiệp là thử thách nhưng hoàn toàn không phải dấu chấm hết. Bạn đừng quá lo lắng và xem đây là cơ hội giúp bạn nhìn nhận lại bản thân, khám phá những khả năng và những nhược điểm cần khắc phục để nhanh chóng tìm cho mình hướng đi phù hợp nhất.
Bạn có thể giữ tinh thần thoải mái bằng cách duy trì lối sống lành mạnh, thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội để giảm căng thẳng, tăng cường thêm nhiều mối quan hệ.
Định hướng nghề nghiệp
Trong khoảng thời gian chưa có việc làm, bạn có thể nhìn nhận và xác định rõ sở thích, đam mê, điểm mạnh và yếu của bản thân. Xác định xem bản thân muốn làm công việc như thế nào và mình có những kỹ năng gì để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của ngành nghề đó.
Song song với đó, bạn cũng cần phải nghiên cứu thị trường lao động để biết được ngành nghề đang có nhu cầu tuyển dụng cao. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của người thân, bạn bè, các chuyên gia tư vấn nghề nghiệp để có cái nhìn khách quan, lựa chọn đúng hướng đi để phát triển.
Tích cực tìm việc
Sau khi ra trường bạn cũng cần tìm việc một cách tích cực, không cần quá vội vàng. Hãy tạo cho mình một CV chuyên nghiệp, làm nổi bật các kỹ năng, các công việc và kinh nghiệm bạn đã từng làm. Đồng thời, tìm kiếm việc làm trên những trang web tuyển dụng uy tín, mạng xã hội hoặc các hội nhóm tuyển dụng.
Bạn cũng đừng quên chủ động liên hệ với các doanh nghiệp, công ty bạn quan tâm để tăng cơ hội việc làm. Ngoài ra, bạn hãy tham gia các nhóm hỗ trợ tìm việc, tham gia vào mạng lưới cựu sinh viên để mở rộng các mối quan hệ. Những mối quan hệ này rất có thể sẽ giúp ích cho bạn trong việc tìm kiếm các cơ hội phù hợp nhất.
Thử sức mình với nhiều công việc khác nhau
Thử sức mình với nhiều công việc khác nhau là cách tốt giúp bạn khám phá bản thân, tích lũy kinh nghiệm và mở rộng cơ hội nghề nghiệp, đặc biệt là khi bạn mới ra trường và chưa xác định được hướng đi phù hợp với khả năng của mình nhất.
Bạn có thể thử sức với nhiều công việc khác nhau như:
- Tham gia các chương trình thực tập trực tiếp tại các doanh nghiệp để làm quen môi trường và học hỏi những người đi trước
- Làm việc bán thời gian hoặc làm freelancer để có thể thử sức với nhiều công việc khác nhau mà không bị ràng buộc bởi thời gian
- Tham gia các dự án tình nguyện để rèn luyện kỹ năng
- Khởi nghiệp những dự án nhỏ nếu có ý tưởng kinh doanh…
Phát triển nhiều mối quan hệ
Sau khi ra trường thất nghiệp nên làm gì? chắc chắn bạn không nên bỏ qua việc kết giao với nhiều mối quan hệ. Việc phát triển mối quan hệ là yếu tố quan trọng giúp bạn gia tăng cơ hội tìm kiếm việc làm. Bạn có thể tham gia các buổi hội thảo, hội nghị chuyên ngành, các sự kiện của trường hoặc các buổi workshop liên quan đến lĩnh vực bạn đang quan tâm…
Ngoài ra, bạn cũng nên chủ động xây dựng các mối quan hệ mới bằng cách tham gia các hoạt động tình nguyện, sẵn sàng trò chuyện với người lạ trong các sự kiện… Có thể bạn sẽ bất ngờ tìm thấy những người bạn và cơ hội mới. Hãy đầu tư thời gian, công sức để xây dựng một mạng lưới quan hệ vững chắc, nó sẽ trở thành tài sản quý giá giúp bạn có được thành công trong sự nghiệp.
Học thêm các kỹ năng mới
Đây là một điều vô cùng cần thiết nếu bạn đang băn khoăn không biết ra trường thất nghiệp nên làm gì. Học thêm các kỹ năng mới khi ra trường và đang trong quá trình thất nghiệp là chiến lược hiệu quả nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động và giúp bạn khám phá tiềm năng của bản thân, từ đó mở rộng cơ hội nghề nghiệp và gia tăng thu nhập.
Một số kỹ năng bạn nên trau dồi như: Kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, tư duy phản biện, kỹ năng về ngoại ngữ, công nghệ thông tin hoặc các kỹ năng chuyên môn khác…
Hãy tìm hiểu kỹ về thị trường lao động để biết những kỹ năng đang được săn đón. Đồng thời, xác định rõ mục tiêu bạn muốn đạt được và chia nhỏ mục tiêu thành các bước nhỏ để dễ dàng hoàn thành.
Một số lời khuyên cho sinh viên mới ra trường không sợ thất nghiệp
Từ những chia sẻ trên đây, chắc hẳn bạn đã phần nào giải đáp được băn khoăn ra trường thất nghiệp nên làm gì. Sinh viên mới ra trường luôn phải đối mặt với nhiều thử thách, trong đó nỗi lo thất nghiệp là áp lực lớn nhất. Tuy nhiên, chỉ cần bạn chuẩn bị kỹ lưỡng và trong tâm thế sẵn sàng, bạn hoàn toàn có thể tự tin bước vào thị trường lao động và phát triển bản thân. Một số lời khuyên dành cho bạn, giúp bạn vượt qua cơn bão thất nghiệp cụ thể:
- Đảm bảo xây dựng nền tảng vững chắc về kiến thức chuyên môn, các kỹ năng mềm và tích lũy kinh nghiệm thực tế từ các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ… để trở nên vượt trội hơn so với các ứng viên khác.
- Hiểu về sở thích, đam mê, điểm mạnh và yếu của bản thân để lựa chọn ngành nghề phù hợp. Đừng quên nghiên cứu thị trường, tìm hiểu xu hướng nghề nghiệp để có lựa chọn đúng đắn.
- Tạo cho mình một CV ấn tượng, chuyên nghiệp giúp nổi bật các kỹ năng và kinh nghiệp. Đồng thời rèn luyện kỹ năng phỏng vấn bằng cách tìm hiểu về các câu hỏi thường gặp khi phỏng vấn và luyện tập trả lời trước gương để tự tin hơn.
- Tìm việc làm tại các kênh uy tín, thông qua các chương trình hỗ trợ việc làm, các nhóm tìm việc…
- Luôn tin tưởng vào năng lực và tiềm năng của bản thân, hãy tự tin thể hiện mình trong các buổi phỏng vấn và không nản lòng trước khó khăn.
- Thị trường lao động luôn thay đổi không ngừng, vì vậy bạn hãy luôn cập nhật kiến thức và kỹ năng để thích ứng với những yêu cầu mới.
- Đừng đợi đến khi tốt nghiệp mới bắt đầu tìm việc mà hãy tận dụng thời gian khi còn là sinh viên để thực tập, làm thêm và tích lũy kinh nghiệm thực tế.
- Để có thêm kinh nghiệm và kiếm thêm thu nhập, bạn có thể bắt đầu với những công việc không đúng chuyên ngành của mình.
- Nếu sau khi ra trường mà chưa tìm được việc làm ngay, bạn có thể xem xét học lên cao học hoặc làm freelancer cũng đều phù hợp.
Trên đây là những thông tin tổng hợp giải đáp băn khoăn ra trường thất nghiệp nên làm gì. Ra trường thất nghiệp không phải dấu chấm hết mà hoàn toàn là khởi đầu mới. Bạn hãy luôn chủ động trang bị kiến thức, kỹ năng, mở rộng các mối quan hệ và không ngừng nỗ lực để vượt qua giai đoạn khó khăn một cách dễ dàng và tìm được công việc như ý muốn.