- Mặc định
- Lớn hơn
Ngành quản lý đất đai là một trong những ngành học thu hút sự quan tâm rất lớn của học sinh trung học phổ thông hiện nay. Ngành học này đóng vai trò quan trọng giúp bảo vệ môi trường và sự phát triển bền vững của một quốc gia. Vậy nếu xét tuyển ngành học quản lý đất đai là gì? Học những gì? Tốt nghiệp ngành học quản lý đất đai ra làm gì? Seoul Academy sẽ giải đáp “tất tần tật” dưới đây!
Ngành quản lý đất đai là ngành học gì?
Ngành quản lý đất đai là ngành học liên quan đến nghiên cứu, đánh giá, quản lý và sử dụng đất đai một cách hiệu quả trong khu vực nhất định. Nói cách khác, sinh viên ngành học quản lý đất đai được đào tạo về khả năng quản lý đất đai, lập hồ sơ địa chính phục vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các tổ chức, hộ gia đình cá nhân,… đảm bảo quy trình, hợp lý theo pháp luật.
Trong quá trình học và làm việc trong lĩnh vực quản lý đất đai, ngành học đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và duy trì hệ thống đất đai bền vững cũng như bảo vệ tối ưu tài nguyên đất đai, môi trường.
- Mã ngành: 7850103
- Điểm chuẩn của ngành học quản lý đất đai: Trong khoảng từ 13 – 20,5 điểm. Những năm gần đây, điểm chuẩn của ngành học này liên tục thay đổi. Tuy nhiên, với số điểm này thì các thí sinh vẫn có nhiều cơ hội để xét tuyển và đậu vào ngành học quản lý đất đai.
Ngành quản lý đất đai đào tạo những gì?
Quản lý đất đai không phải là ngành học có số lượng sinh viên đăng ký đông đảo mỗi năm. Thế nhưng ngành học này vẫn mang tầm quan trọng nhất định khiến một số sinh viên quyết định lựa chọn theo học. Mỗi trường, cơ sở đào tạo hay cấp bậc đào tạo sẽ có mục tiêu giảng dạy ngành học quản lý đất đai khác nhau. Trong đó, sinh viên sẽ được học những kiến thức và kỹ năng sau:
- Kiến thức cơ bản về công nghệ địa chính cũng như các nguyên tắc, quy trình và kế hoạch sử dụng đất.
- Quy định chính sách nhà nước về quản lý đất đai và các thủ tục hành chính quản lý liên quan.
- Kiến thức về đầu tư, kinh doanh, đo đạc, chỉnh lý và thành lập các bản đồ trong ngành.
- Kỹ năng thực hiện quy trình, thủ tục đăng ký đất đai, cập nhập, chỉnh lý và quản lý hồ sơ địa chính.
- Kỹ năng thống kê, kiểm kê đất đai các cấp, lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất.
- Kiến thức và kỹ năng đánh giá tiềm năng đất đai, hiện trạng sử dụng đất và xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch đô thị và khu dân cư.
Trong chương trình đào tạo của ngành quản lý đất đai, sinh viên sẽ được đào tạo và tích luỹ các kiến thức, kỹ năng thông qua khối kiến thức đại cương, khối kiến thức cơ sở ngành và khối kiến thức chuyên ngành. Trong đó, các môn học thuộc khối kiến thức cơ sở ngành và chuyên ngành bào gồm:
- Trắc địa đại cương
- Địa chất đại cương
- Khí tượng thuỷ văn
- Thổ nhưỡng A
- Đánh giá đất
- Hệ thống thông tin đại lý
- Lưu trữ và quản lý hồ sơ địa chính
- Kiểm kê và chỉnh lý biến động đất đai
- Quản lý và đánh giá tác động môi trường
- Luật đất đai
- Kỹ thuật bản đồ địa chính
- Nông nghiệp đô thị
- Quản lý đô thị
- Quy hoạch và phát triển nông thôn
- Quản lý nhà nước về đất đai
- Quy hoạch phát triển vùng và đô thị
- Quản lý và khai thác tài nguyên đất đai
- Đo đạc địa chính
- Phân hạng và định giá đất
- Phát triển bền vững tài nguyên đất đai
- Quy hoạch phân bố và sử dụng đất
- Pháp luật về thanh tra đất đai
- Mô hình hoá trong quản lý đất đai
- Đồ hoạ và thiết kế cảnh quan đô thị
- Viễn thám ứng dụng
- Kỹ năng chuyên ngành
- Phong thuỷ
- Phương pháp điều tra thông tin tài nguyên đất đau
- Thống kê địa lý
- Dự báo biến động tài nguyên đất đai
- Quản lý và giảm nhẹ thiên tai
- Biến đổi khí hậu và ứng phó
- Phân tích sinh kế trong thay đổi sử dụng đất
- Hệ thống canh tác
- Chiến lược phát triển tài nguyên đất đai
- Quản lý tổng hợp tài nguyên đất đai
- Xử lý số liệu đo đạc
- Quản lý công trình xây dựng đô thị
- …
Học ngành quản lý đất đai thi khối nào?
So với các ngành học khác, ngành học quản lý đất đai không có quá nhiều sự lựa chọn về khối thi. Đa phần các khối thi sẽ thuộc khối A, B, C và D. Vậy ngành quản lý đất đai thi khối nào? Dưới đây là khối thi ngành học quản lý đất đai mà các thí sinh có thể tham khảo:
- Khối A00: Toán – Vật lý – Hoá học
- Khối A01: Toán – Vật lý – Tiếng Anh
- Khối B00: Toán – Hoá học – Sinh
- Khối C00: Ngữ văn – Lịch sử – Địa lý
- Khối C04: Ngữ văn – Toán – Địa lý
- Khối D01: Toán – Ngữ văn – Tiếng Anh
- Khối D07: Toán – Hóa học – Tiếng Anh
Các trường xét tuyển ngành học quản lý đất đai
Nếu quan tâm đến ngành học quản lý đất đai, tìm hiểu các trường Đại học, Cao đẳng xét tuyển và đào tạo ngành học này là điều không thể không quan tâm. Dưới đây là tổng hợp một số trường được chia theo khu vực miền Bắc, miền Nam và miền Trung:
Các trường Đại học khu vực miền Bắc xét tuyển ngành học quản lý đất đai:
- Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
- Học viện Nông nghiệp Việt Nam
- Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
- Đại học Mỏ – Địa chất Hà Nội
- Đại học Kinh tế Quốc dân
- Đại học Nông Lâm – Đại học Thái Nguyên
- Đại học Thành Tây
- Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên
Các trường Đại học khu vực miền Trung xét tuyển ngành quản lý đất đai:
- Đại học Kinh tế Nghệ An
- Đại học Vinh
- Đại học Nông lâm – Đại học Huế
- Đại học Quy Nhơn
- Đại học Nông lâm TPHCM – Phân hiệu tại Gia Lai
Các trường Đại học khu vực miền Nam xét tuyển ngành học quản lý đất đai:
- Đại học Tài nguyên và Môi trường TPHCM
- Đại học Nông lâm TPHCM
- Đại học Lâm Nghiệp (Cơ sở 2)
- Đại học Thủ Dầu Một
- Đại học Cần Thơ
- Đại học Tây Đô
- Đại học Đồng Tháp
Học quản lý đất đai ra làm gì?
Sau khi tốt nghiệp ngành quản lý đất đai, các bạn có thể lựa chọn đa dạng vị trí việc làm tại các doanh nghiệp, công ty và đơn vị khác nhau. Nếu như thắc mắc học quản lý đất đai ra làm gì, dưới đây là gợi ý dành cho bạn:
- Kỹ sư đo đạc bản đồ, thiết kế mô hình, cơ sở dữ liệu về đất đai, giải đoán ảnh viễn thám, đánh giá, quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp và đô thị, hậu cần trong Quân đội và Công an về quản lý đất đai.
- Chuyên viên phụ trách lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
- Chuyên viên địa chính.
- Chuyên viên ngân hàng liên quan về thẩm định hồ sơ đất đai.
- Chuyên viên tư vấn, môi giới, thẩm định giá đất, thị trường bất động sản.
- Chuyên viên tư vấn dịch vụ hồ sơ nhà và đất.
- Quản lý về lĩnh vực đất đai, đo đạc và kinh doanh bất động sản.
- Giảng viên liên quan đến ngành học quản lý đất đai, quy hoạch.
- Nghiên cứu viên liên quan đến ngành học quản lý đất đai, quy hoạch.
- Giảng dạy hoặc học lên trình độ cao hơn.
Với những vị trí trên, cử nhân tốt nghiệp ngành quản lý đất đai sẽ làm việc tại các công ty, doanh nghiệp hay cơ sở như:
- Doanh nghiệp tư vấn, thiết kế, quy hoạch sử dụng đất.
- Doanh nghiệp đo đạc, thiết kế bản đồ.
- Doanh nghiệp tư vấn, môi giới và thẩm định giá bất động sản.
- Doanh nghiệp tư vấn dịch vụ hồ sơ nhà đất và bất động sản.
- Uỷ ban nhân dân các cấp.
- Thanh tra nhà nước về đất đai, ngân hàng hoặc kho bạc.
- Đơn vị thuộc Quân đội và Công an.
- Sở ban ngành Tài nguyên môi trường, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Xây dựng, Phòng Tài nguyên môi trường,…
- Phòng địa chính quận, huyện, xã, phường,…
- Văn phòng đăng ký đất đai các cấp (cấp tỉnh/ chi nhánh).
- Trung tâm phát triển quỹ đất.
- Trung tâm kỹ thuật tài nguyên môi trường.
- Ban quản lý các dự án.
- Phòng quản lý đô thị.
- Ban giải phóng mặt bằng và giải tỏa bồi thường.
- Các tổ chức nghiên cứu về quản lý đất đai, quy hoạch, bảo tồn và khai thác tài nguyên đất đai.
- Viện/ Trường đại học, cao đẳng, trung cấp đào tạo và nghiên cứu về lĩnh vực quản lý đất đai, quy hoạch.
Với những vị trí trên, mức lương mỗi tháng dao động từ 7.000.000 – 20.000.000 vnđ. Sinh viên mới ra trường có mức lương chỉ từ 7.000.000 – 10.000.000. Sau khi tích lũy kinh nghiệm và trình độ trong ngành, mức lương sẽ tăng cùng với vị trí việc làm, cơ sở làm việc.
Tố chất cần thiết để học ngành quản lý đất đai
Mỗi ngành học cần một số tố chất khác nhau để dễ dàng học tập và thành công, ngành quản lý đất đai cũng không ngoại lệ. Thí sinh muốn xét tuyển ngành học này cần tham khảo và bổ sung các tố chất cần thiết sau:
- Nắm vững khả năng chuyên môn, đặc biệt là khả năng đo đạc hợp lý.
- Có tính kiên nhẫn và nhẫn nại
- Luôn tìm tòi, học hỏi cái mới và sẵn sàng chấp nhận thử thách
- Có kỹ năng giải quyết vấn đề
- Kỹ năng lập kế hoạch
- Khả năng giao tiếp tốt, thuyết trình tốt và tạo lập các mối quan hệ
- Biết nhìn xa trông rộng
- Luôn tự tin và năng động.
Bài viết trên đã giải đáp “tất tần tật” thông tin về ngành quản lý đất đai. Hy vọng các bạn có thể hiểu thêm về ngành học này cũng như giải đáp thắc mắc ngành quản lý đất đai thi khối nào, học quản lý đất đai ra làm gì. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy tiếp tục theo dõi để cập nhập các thông tin về ngành học mới nhất. Chúc các thí sinh sẽ xét tuyển và thành công đậu vào ngành học quản lý đất đai mà mình mong muốn!