- Mặc định
- Lớn hơn
Móng tay yếu thiếu chất gì luôn được nhiều người quan tâm và tìm kiếm lời giải đáp. Có thể nói, sức khỏe của móng tay chính là yếu tố lớn làm cho bộ móng trở nên cuốn hút và đẹp hơn. Vì thế, việc tìm đáp án cho câu hỏi này có thể giúp bạn xinh đẹp với bộ móng chất lượng. Tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến móng tay sẽ giúp bạn chăm sóc bản thân tốt hơn.
Móng tay yếu, bị sần sùi là thiếu chất gì?
Biết về vấn đề móng tay yếu thiếu chất gì có thể giúp bạn tìm ra những giải pháp hữu ích để bảo vệ sức khỏe. Việc móng tay bị mềm và dễ gãy thường là dấu hiệu không tốt đối với sức khỏe. Nếu bạn không sớm tìm ra nguyên nhân và khắc phục thì ảnh hưởng của vấn đề này sẽ ngày càng lớn. Do đó, một số lý do gây ra tình trạng này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về móng tay yếu.
Thiếu một số axit cần thiết
Các chất axit luôn giữ vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa các dinh dưỡng trong cơ thể. Nếu cơ thể không đủ axit, bạn chắc chắn sẽ phải tìm lời giải đáp cho việc móng tay mềm thiếu chất gì. Điển hình như móng tay có thể bị chẻ khi cơ thể không có đủ axit clohydric. Đồng thời, cơ thể bạn đang chuyển hóa axit béo không theo trình tự nếu xuất hiện những mảng da màu đỏ biểu bì móng tay.
Thiếu chất sắt – Giải đáp móng tay yếu thiếu chất gì
Tình trạng các móng tay bị khô, giòn và dễ gãy thường xuyên diễn ra sẽ thông báo cho bạn về sự thiếu chất sắt của cơ thể. Một số nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng móng tay hay biểu mô bị thay đổi sẽ là dấu hiệu cho thấy bạn đã thiếu sắt lâu ngày. Nếu nhận ra những dấu hiệu này thì bạn nên tìm cách bổ sung hoặc tìm đến bệnh viện kiểm tra để có kết quả chính xác nhất.
Thiếu vitamin E
Nếu thắc mắc móng tay dễ gãy thiếu vitamin gì thì trong đó có Vitamin E Vitamin E đóng vai trò duy trì độ ẩm cho làn da, tóc và cả móng, vì thế trong các sản phẩm chăm sóc cơ thể thường có chứa hợp chất này. Nếu thiếu nó, tế bào sẽ không được cấp đủ nước và nhanh chóng “chết” đi. Đây cũng là lý do khiến móng tay của bạn ngày càng trở nên dễ gãy hơn, da cũng sần sùi và thô ráp. Bổ sung vitamin E là điều mà bạn nhất định phải làm trong thời điểm này.
Móng tay mềm dễ gãy thiếu chất gì câu trả lời là cơ thể bạn có thể đang thiếu vitamin E.
Thiếu vitamin A khiến móng tay bị yếu
Móng tay yếu thiếu chất gì sẽ được giải đáp nếu bạn hiểu rõ tác dụng của vitamin A. Khi thiếu hụt loại vitamin cần thiết này, tình trạng móng yếu, khô và dễ gãy sẽ thường xuyên xuất hiện.
Sở dĩ như vậy là do vitamin A có rất nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Hợp chất này luôn thực hiện chức năng vận chuyển protein cho toàn bộ cơ thể và cũng tham gia chủ yếu vào quá trình cấu tạo móng. Nếu thiếu một trong những thành phần cấu tạo thì chắc chắn móng tay của bạn không thể có được độ cứng chắc tốt nhất.
Ngoài ra, thiếu vitamin A và canxi cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng móng tay bị sần sùi.
Thiếu hụt vitamin nhóm B ở móng tay
Một chất khác cũng tham gia nhiều vào quá trình cấu tạo móng tay và các mô cơ thể chính là các nhóm vitamin B. Loại vitamin này còn có công dụng tuyệt vời đối với hệ thần kinh và cũng là đáp án cho câu hỏi móng tay mềm thiếu chất gì. Trí não của bạn cũng sẽ được tăng cường nếu bổ sung đủ lượng vitamin B theo tiêu chuẩn.
Bổ sung đầy đủ vitamin B, B12 thì bạn sẽ không còn lo lắng vấn đề móng tay dễ gãy thiếu vitamin gì. Khi thiếu hụt nhóm vitamin này, cơ thể sẽ xuất hiện một số tình trạng khác thường. Dễ thấy nhất, phần móng tay của bạn trở nên yếu, dễ nứt nẻ và gãy so với trước kia. Móng tay cũng dễ bị khô và cong hơn, màu móng còn bị sẫm lại gây mất thẩm mỹ cho người sở hữu. Từ những vấn đề này, việc bổ sung đủ vitamin B rất cần thiết.
Xem thêm: Những loại trái cây tốt cho da mụn bạn nên ăn hàng ngày
Thiếu vitamin C làm móng tay mềm
Móng tay yếu thiếu chất gì là vấn đề thường được nhắc đến với tình trạng thiếu hụt vitamin C. Đây là chất dinh dưỡng không thể thiếu cho cơ thể với chức năng sản sinh Collagen mang đến vẻ đẹp cho con người. Với tác dụng lớn này, khi vitamin C bị thiếu, móng tay sẽ yếu đi và tóc cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Bởi vì cả tóc và móng tay đều được hình thành và duy trì nhờ sự tổng hợp Collagen.
Khi thiếu hụt vitamin C, móng tay cũng dễ bị xước ở phần khóe gây đau và khó chịu. Do đó, bổ sung đủ loại vitamin này là rất cần thiết để giúp bạn bảo vệ móng tay và có được bộ móng khỏe nhất.
Thiếu vitamin D – Nguyên nhân móng tay bị yếu
Cơ thể hụt vitamin D là câu trả lời cho vấn đề móng tay mềm là thiếu chất gì, chị em cần biết để kịp thời bổ sung đầy đủ cho cơ thể. Quá trình cơ thể bạn hấp thụ canxi sẽ chậm hơn khi thiếu vitamin D. Tất nhiên, kết quả của sự thiếu hụt này chính là móng tay khô, dễ gãy vì canxi rất quan trọng đối với chất lượng móng.
Thiếu nước
Đây có lẽ là nguyên nhân khiến nhiều người cảm thấy bất ngờ nhất khi tìm hiểu móng tay mềm thiếu chất gì. Nước giúp cung cấp năng lượng cho tế bào, hỗ trợ quá trình chuyển hóa của cơ thể. Thiếu đi nó, làn da cũng như móng của bạn sẽ không giữ được độ đàn hồi và mềm dẻo như trước. Bên cạnh đó, màu móng cũng không được hồng hào vì độc tố còn tích tụ bên trong, khó đào thải.
Thiếu biotin
Tiền đề của một bộ móng tay khỏe mạnh không chỉ biểu hiện ở móng tay cứng cáp, khó xước gãy. Mà bề mặt móng tay cũng phải mịn màng, bằng phẳng và bóng loáng. Và nếu móng của bạn cứng nhưng có các biểu hiện lồi lõm, sần sùi thì đó là biểu hiện cơ thể đang thiếu dinh dưỡng.
Vậy móng tay sần sùi thiếu chất gì? Móng sần sùi ngoài là điềm báo cơ thể bệnh tật, thì đó là cảnh báo của việc cơ thể đang thiếu biotin. Biotin đóng vai trò quan trọng cho độ cứng cáp, khỏe mạnh của da, tóc và móng của chúng ta. Vì vậy nên khi thiếu nhóm chất quan trọng này, cấu trúc móng tay sẽ bị thay đổi và trở nên lồi lõm, sần sùi mất thẩm mỹ.
Và một số nguyên nhân tác động bên ngoài khác
Móng tay dễ gãy, mỏng, sần sùi là hậu quả của việc bổ sung thiếu chất dinh dưỡng cho cơ thể. Vì vậy, nếu bạn khắc phục được tình trạng ăn uống thiếu chất thì chúng ta không cần lo đến vấn đề móng tay yếu thiếu chất gì.
Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố tác động, ảnh hưởng không nhỏ đến móng tay mà bạn không ngờ đến. Đó chính là:
- Sơn móng/ tẩy móng tay bằng acetone quá nhiều lần trong 1 tuần.
- Tháo móng giả không đúng cách hoặc khi làm móng thợ mài móng quá sâu.
- Không sử dụng các sản phẩm dưỡng bổ sung cho móng.
- Thường xuyên tiếp xúc với nước rửa chén hay giặt đồ mà không sử dụng bao tay chuyên dụng.
- Thường xuyên và có thói quen cắn móng tay.
Những bệnh lý thường xuất hiện với tình trạng móng tay yếu
Tìm hiểu về nguyên nhân để tìm cách giải quyết vấn đề móng tay yếu thiếu chất gì rất cần thiết. Tuy nhiên, việc tham khảo một số bệnh lý đi kèm với tình trạng móng tay yếu cũng quan trọng không kém. Bạn nên tham khảo những căn bệnh phổ biến đi cùng với tình trạng móng tay yếu do thiếu chất bên dưới để sớm tìm ra giải pháp khắc phục phù hợp.
Bệnh suy giáp ở nữ giới khi móng tay bị yếu
Một bệnh lý xuất hiện cùng với vấn đề móng tay mềm thiếu chất gì chính là suy giáp. Căn bệnh này khiến nội tiết tố trong cơ thể nữ giới bị mất trật tự làm tuyến giáp yếu đi rất nhiều.
Bệnh suy giáp cũng tác động rất lớn đến não, tim và sự trao đổi chất của cơ thể. Nếu kéo dài thì tình trạng sẽ ngày càng nghiêm trọng nên bạn cần tìm đến các bệnh viện uy tín để kiểm tra ngay khi thấy móng tay bị yếu.
Bệnh gan nguy hiểm cho sức khỏe
Móng tay yếu là lời cảnh báo rõ ràng nhất dành cho những trường hợp mắc bệnh gan. Vì thế, bạn nên lưu ý tìm hiểu về các dấu hiệu của căn bệnh này để kịp thời xác định vấn đề của cơ thể. Đặc biệt, khi móng tay xuất hiện thay đổi và yếu đi thì thường là triệu chứng cho thấy bạn đang mắc viêm gan B hoặc C. Để càng lâu, cơ thể của bạn càng kiệt quệ và chức năng gan bị ảnh hưởng lớn.
Móng tay yếu là dấu hiệu bệnh vảy nến
Với đa số kết quả nghiên cứu, các chuyên gia kết luận rằng bệnh vảy nến có khả năng cao xuất hiện ở móng tay đầu tiên. Bạn cần quan sát các dấu hiệu như móng nứt nẻ, dễ bị gãy hay sắc móng thay đổi,… Nếu có các dấu hiệu này thì bạn nên kiểm tra để điều trị bệnh vảy nến nhanh chóng. Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và bổ sung vitamin để bạn cải thiện vấn đề đang gặp phải.
Giải pháp loại bỏ tình trạng móng tay yếu dành cho bạn
Khắc phục tình trạng móng tay yếu có thể giúp bạn nâng cao chất lượng sức khỏe và có được bộ móng tốt nhất. Sau khi tìm hiểu móng tay yếu thiếu chất gì, bạn nên dựa vào đây để bổ sung, khắc phục cho phù hợp. Một số giải pháp tiêu biểu được gợi ý sẽ cho bạn lựa chọn phù hợp nhất với bản thân.
Thực hiện ngâm móng tay với dầu oliu
Từ những thông tin được chia sẻ có thể thấy, móng tay mềm thiếu chất gì là vấn đề nghiêm trọng. Bạn nên chú ý bổ sung dưỡng chất mà trong đó, điển hình nhất chính là cung cấp vitamin E.
Trong những ngày hè nóng bức, phần móng tay cũng thường bị ảnh hưởng nhiều bởi thời tiết và hoạt động của cơ thể nên chúng rất khô và dễ bị gãy. Bạn cần tìm cách làm ẩm để cải thiện chất lượng bộ móng của mình.
Một trong những giải pháp hữu hiệu nhất để cấp ẩm chính là ngâm móng tay với dầu oliu. Phương pháp này rất dễ thực hiện vì bạn chỉ cần đều đặn ngâm móng trong dầu oliu 10 phút mỗi lần. Nếu thực hiện thường xuyên 3 lần mỗi tuần thì tình trạng thiếu nước, thiếu vitamin E sẽ sớm được khắc phục, cho bạn bộ móng khỏe nhất.
Cung cấp đủ nước cho móng tay chắc khỏe
Thiếu nước là một trong những lý do ít người biết đến nhất khi tìm hiểu móng tay yếu thiếu chất gì. Nếu tình trạng da nứt nẻ và móng tay yếu xuất hiện thì nghĩa là bạn đã không cung cấp đủ nước cho cơ thể. Để khắc phục vấn đề, bạn cần bổ sung thêm 1,5 lít – 2 lít nước cho mình mỗi ngày.
Nhờ việc này, da và móng tay của bạn sẽ có đủ độ ẩm nên tình trạng móng yếu, dễ gãy sẽ được giải quyết. Bạn cũng có thể sử dụng các loại kem thoa tay với thành phần tự nhiên để giúp móng cứng và khó gãy hơn. Nếu thích, bạn cũng có thể uống thêm các loại nước ép với nhiều canxi, vitamin giúp móng chắc khỏe.
Xem thêm: Uống canxi và magie B6 cùng lúc được không?
Hạn chế rửa tay bằng các chất tẩy rửa mạnh
Thói quen rửa tay nhiều lần trong ngày với các chất tẩy rửa mạnh làm móng của bạn ngày càng yếu đi. Tình trạng móng gãy hay bị lật có thể dễ dàng xảy ra khi móng tay quá mềm. Với trường hợp này, bạn cần tiết chế việc rửa tay với các chất tẩy đồng thời rửa xong chị em cần phải hong cho thật khô ráo.
Bên cạnh đó, nếu bạn thường xuyên rửa tay thì nên đầu tư sử dụng các nước rửa tay lành tính, dịu nhẹ vừa phải. Hoặc là bạn có thể dùng nước cốt chanh pha loãng để làm sạch móng một cách tự nhiên mà không lo làm móng yếu đi.
Loại bỏ phần móng tay sức mẻ, gãy
Chúng ta thường có thói quen cậy hay xé mỗi khi móng tay xuất hiện vết xước, gãy. Hành động đó vô hình chung làm ảnh hưởng trực tiếp đến phần móng lành lặn bên cạnh. Đầu móng khi bị xé, cắn trở nên mỏng, không bằng phẳng và sẽ kéo dài nối tiếp tình trạng móng đứt gãy.
Vì vậy, thay vì cắn hay xé thì chúng ta sử dụng dụng cụ cắt móng tay để giải quyết các đầu móng xước. Nhớ sử dụng dũa móng sau khi cắt để mài mòn các đường góc cạnh nhằm hạn chế móng bị chẻ.
Giảm tiếp xúc tay trực tiếp với các chất hóa học
Vấn đề tiếp xúc trực tiếp với các chất hóa học phổ biến như thuốc tẩy, nước rửa chén có thể khiến cho móng tay bị ăn mòn và yếu hơn. Để giải quyết tình trạng này và giúp bạn không còn thắc mắc về vấn đề móng tay yếu thiếu chất gì thì nên giảm việc tiếp xúc với hóa chất.
Đối với các công việc bắt buộc phải làm như giặt đồ hay rửa chén thì bạn có thể sử dụng bao tay. Hoặc sau khi làm xong bạn có thể rửa tay với nước muối loãng và sử dụng kem dưỡng da để bảo vệ móng tốt nhất.
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho móng chắc khỏe
Cùng với lời giải đáp móng tay mềm thiếu chất gì và cách chăm sóc móng từ bên ngoài, bạn cũng cần bổ sung các chất dinh dưỡng bên trong cho cơ thể. Móng tay khỏe mạnh cả bên ngoài lẫn bên trong chắc chắn là bộ móng tốt nhất dành cho bạn. Việc bổ sung có thể được thực hiện với đa dạng các thực phẩm dinh dưỡng.
Sữa chua nhiều canxi, sắt, vitamin D
Sữa chua là một sản phẩm chế biến từ sữa với rất nhiều các chất dinh dưỡng như protein, canxi, sắt và vitamin D,… Với sữa chua, bạn có thể bổ sung đa dạng các thành phần cấu tạo quan trọng cho móng tay luôn khỏe. Hơn nữa, dùng sữa chua mỗi ngày còn giúp bạn cải thiện tiêu hóa và sở hữu làn da sáng mịn.
Thời điểm tốt nhất để dùng sữa chua là sau bữa ăn tối thiểu 30 phút. Bạn không nên ăn ngay vì có thể khiến hệ tiêu hóa bị kích thích, dẫn đến ợ chua và khó chịu ở cổ. Sau khi chờ cảm giác no đi qua bớt, bạn mới nên ăn món tráng miệng này và nghỉ ngơi đầy đủ.
Trứng nhiều protein, omega – 3
Trứng cũng là một trong những món thực phẩm tốt cho móng tay và rất dễ tìm mua. Các thành phần dinh dưỡng có trong trứng bao gồm vitamin D, protein, Omega – 3,… vô cùng đa dạng. Ăn trứng sẽ giúp bạn giải quyết tình trạng móng tay yếu, giảm nứt nẻ và gãy. Lúc này, bạn không cần lo lắng móng tay yếu thiếu chất gì vì cơ thể đã được bổ sung dinh dưỡng cần thiết.
Cá cung cấp nhiều protein, vitamin và omega-3
Chứa nhiều protein, cá có thể giúp bạn bổ sung Keratin và Collagen cho móng tay. Để sở hữu một bộ móng chắc khỏe thì bạn nên cân nhắc cho cá xuất hiện thường xuyên trong thực đơn mỗi tuần. Những loại cá bạn nên ăn là cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá hú, cá chép,… Nếu không thích cá, bạn cũng có thể thay đổi với các món ăn từ tôm, cua hay một số loại hải sản khác có chứa nhiều dinh dưỡng.
Khắc phục tình trạng móng tay yếu với rau xanh
Rau xanh với đa dạng vitamin A, E, kẽm, kali là lựa chọn hoàn hảo nhất để bạn không còn lo lắng móng tay mềm thiếu chất gì và khắc phục. Ngoài công dụng với móng, rau xanh còn giúp làn da trở nên mịn màng, đầy sức sống. Chất xơ trong rau sẽ mang đến tác động tốt cho hệ tiêu hóa, hạn chế chứng khó tiêu.
Một số loại hạt tốt cho móng chứa nhiều dinh dưỡng
Các loại hạt với nhiều dinh dưỡng như óc chó, hạnh nhân, hạt bí đỏ rất hữu ích cho móng tay chắc khỏe. Bạn có thể tìm thấy nhiều dưỡng chất như biotin, kẽm hay protein trong các hạt này. Bổ sung dinh dưỡng cho móng tay thông qua các loại hạt là lựa chọn thông minh và dễ thực hiện nhất dành cho bạn.
Móng tay yếu thiếu chất gì với đầy đủ thông tin đã được Seoul Academy cập nhật. Với các gợi ý để khắc phục tình trạng móng yếu, bạn nên thực hiện đầy đủ để đảm bảo chất lượng móng tốt nhất. Bạn cần tăng cường chăm sóc móng cả bên trong và bên ngoài nếu muốn có bộ móng khỏe mạnh.