Học lực yếu có được lên lớp không? Quy định mới Bộ Giáo dục

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

Học lực và hạnh kiểm là 2 vấn đề rất được phụ huynh quan tâm. Đối với những phụ huynh có con/em học yếu, thì học lực yếu có được lên lớp không là thắc mắc nhiều người quan tâm. Theo quy định của Bộ Giáo dục, thì câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây. 

Học lực là vấn đề được rất nhiều người quan tâm
Học lực là vấn đề được rất nhiều người quan tâm

Quy định xếp loại học lực của học sinh 

Dựa vào quy định, điều luật do Bộ Giáo dục ban hành, các giáo viên và Ban Giám hiệu nhà trường sẽ xét loại học lực của học sinh như sau: 

Học lực Điều kiện đạt được
Loại giỏi Khi học sinh đạt được tất cả các tiêu chuẩn sau: 

  • Điểm trung bình tất cả các môn trên 8,0. Trong đó 1 trong 3 môn Toán, Văn, Ngoại ngữ phải trên 8,0 và 2 môn còn lại phải trên 6,5. 
  • Không có bất kỳ môn nào có điểm trung bình dưới 6,5.
  • Tất cả các môn đánh giá đều phải đạt.
Loại khá Học sinh loại khác phải đạt các tiêu chuẩn sau:

  • Điểm trung bình tất cả các môn phải đạt 6,5 trở lên. Trong đó 1 trong 3 môn chính là Toán, Ngữ Văn và Ngoại ngữ phải đạt từ 6,5. 
  • Không có môn nào điểm trung bình dưới 5,0.
  • Tất cả các môn đánh giá đều phải đạt.
Loại trung bình Học sinh có học lực trung bình phải có đạt các tiêu chuẩn sau: 

  • Điểm trung bình tất cả các môn phải đạt trên 5,0. Trong đó 1 trong 3 môn chính phải đạt từ 5,0. 
  • Không có bất kỳ điểm trung bình môn nào đạt dưới 5,0. 
  • Các môn học đánh giá phải đạt. 
Loại yếu Học lực yếu được đánh giá theo các tiêu chuẩn: 

  • Điểm trung bình môn học đạt từ 3,5 – 4,9. 
  • Tất cả các môn học đều phải đạt điểm trung bình từ 2,0. 
Loại kém Các trường hợp còn lại

Các tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm của học viên 

Hạnh kiểm cũng là một trong những yếu tố quyết định học sinh có được lên lớp hay không, Theo Điều 4, Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh đi kèm với Thông tin Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT thì việc xếp loại hạnh kiểm học viên sẽ uân thê các tiêu chuẩn như sau: 

Tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm

Loại tốt

  1. Thực hiện nghiêm túc nội quy nhà trường; chấp hành tốt luật pháp, quy định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông; tích cực tham gia đấu tranh với các hành động tiêu cực, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội;
  2. Luôn kính trọng thầy giáo, cô giáo, người lớn tuổi; thương yêu và giúp đỡ các em nhỏ tuổi; có ý thức xây dựng tập thể, đoàn kết, được các bạn tin yêu;
  3. Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, giản dị, khiêm tốn; chăm lo giúp đỡ gia đình;
  4. Hoàn thành đầy đủ nhiệm vụ học tập, có ý thức vươn lên, trung thực trong cuộc sống, trong học tập;
  5. Tích cực rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường;
  6. Tham gia đầy đủ các hoạt động giáo dục, các hoạt động do nhà trường tổ chức; tích cực tham gia các hoạt động của Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
  7. Có thái độ và hành vi đúng đắn trong việc rèn luyện đạo đức, lối sống theo nội dung môn Giáo dục công dân.

Loại khá

Thực hiện được những quy định tại Khoản 1 Điều này nhưng chưa đạt đến mức độ của loại tốt; còn có thiếu sót nhưng kịp thời sửa chữa sau khi thầy giáo, cô giáo và các bạn góp ý. 

(Trích điều luật của Bộ Giáo dục)

Theo quy định trên, để đạt được hạnh kiểm từ khá trở lên, học sinh phải tùy theo quy định của nhà trường và có các hành vi tốt trong học tập, mối quan hệ, cộng đồng, có ý chí vươn lên trong học tập, cuộc sống, …. 

Xếp loại học sinh đều phải tuân theo tiêu chuẩn quy định
Xếp loại học sinh đều phải tuân theo tiêu chuẩn quy định

Xem thêm: Gợi ý các mẫu bản tự xét hạnh kiểm chuẩn nhất cho học sinh

Học lực yếu có được lên lớp không?

Học lực loại yếu có được lên lớp không còn tùy thuộc vào trường hợp đánh giá hạnh kiểm, theo Điều 15, Thông tư 8/2011/TT-BGDĐT, một số trường hợp học sinh được lên lớp và không được lên lớp cụ thể: 

Điều 15. Lên lớp hoặc không được lên lớp

Học sinh có đủ các điều kiện dưới đây thì được lên lớp

  1. Hạnh kiểm và học lực từ trung bình trở lên;
  2. Nghỉ không quá 45 buổi học trong một năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại).

Học sinh thuộc một trong các trường hợp dưới đây thì không được lên lớp

  1. Nghỉ quá 45 buổi học trong năm học (nghỉ có phép hoặc không phép, nghỉ liên tục hoặc nghỉ nhiều lần cộng lại);
  2. Học lực cả năm loại Kém hoặc học lực và hạnh kiểm cả năm loại yếu;
  3. Sau khi đã được kiểm tra lại một số môn học, môn đánh giá bằng điểm có điểm trung bình dưới 5,0 hay môn đánh giá bằng nhận xét bị xếp loại CĐ, để xếp loại lại học lực cả năm nhưng vẫn không đạt loại trung bình.
  4. Hạnh kiểm cả năm xếp loại yếu, nhưng không hoàn thành nhiệm vụ rèn luyện trong kỳ nghỉ hè nên vẫn bị xếp loại yếu về hạnh kiểm.

Xét lên lớp đối với học sinh khuyết tật

Hiệu trưởng căn cứ kết quả học tập các môn học, hoạt động giáo dục của học sinh khuyết tật để xét lên lớp đối với học sinh khuyết tật học theo chương trình giáo dục chung hoặc căn cứ vào kết quả thực hiện Kế hoạch giáo dục cá nhân đối với học sinh khuyết tật không đáp ứng được chương trình giáo dục chung để xét lên lớp.

(Trích luật)

Học sinh có được lên lớp hay không phải xét cả học lực và hạnh kiểm
Học sinh có được lên lớp hay không phải xét cả học lực và hạnh kiểm

Như vậy, thắc mắc học lực yếu có được lên lớp hay không sẽ được trả lời chính xác như sau: 

  • Học sinh có học lực yếu – hạnh kiểm yếu sẽ không được lên lớp. 
  • Học sinh có học lực yếu – hạnh kiểm cũng xếp loại trung bình trở lên sẽ được xem xét cho thi lại hoặc lưu ban tùy vào kết quả thi lại. Môn thi lại sẽ được chọn một vài môn có điểm trung bình cả năm dưới 5,0, hoặc các môn đánh giá xếp loại CĐ (chưa đạt) để kiểm tra lại. Và kết quả kiểm tra lại sẽ được dùng thay thế cho kết quả vào cuối kỳ. Nếu kết tốt và đạt, học sinh sẽ được lên lớp. Nếu kết quả vẫn vậy hoặc tệ hơn, học sinh sẽ ở lại lớp. 

Vậy nên, nếu học lực yếu, học sinh sẽ không được lên lớp, hoặc tham gia kỳ thi lại vào đợt hè để quyết định. Nếu không thông qua kỳ thi này, học sinh sẽ ở lại lớp. 

Ngoài ra, trường hợp học sinh có học lực loại kém cả năm cũng không được lên lớp. 

Trên đây là những thông tin dựa vào quy định của pháp luật để giải đáp thắc mắc học lực yếu có được lên lớp không. Thông thường học lực yếu sẽ khó đạt được hạnh kiểm tốt hoặc khá, bởi lẽ học sinh học lực yếu không thể đáp ứng đủ các tiêu chuẩn về hạnh kiểm, nên trường hợp học sinh yếu được lên lớp là rất ít. 

Phụ huynh nên quan tâm đến chuyện học của con/ em mình đúng cách
Phụ huynh nên quan tâm đến chuyện học của con/ em mình đúng cách

Việc ở lại lớp (lưu ban) đối với học sinh rất quan trọng, bởi học sinh sẽ phải học chậm hơn các bạn bè cùng trang lứa ít nhất 1 năm, điều này gây ảnh hưởng tâm lý cũng như chất lượng học. Do đó cả học sinh và phụ huynh phải có những phương pháp học hiệu quả, cũng như giúp học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc học. Tuy nhiên cũng không vì đó mà cưỡng chế, ép buộc học sinh học quá nhiều, hay có tư tưởng điểm số, mắc bệnh thành tích từ bố mẹ. Hãy để trẻ phát triển một cách tự nhiên, tư vấn và định hướng trẻ một cách thoải mái. 

Xem thêm: Học lực yếu có được hạnh kiểm tốt không?

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

author-mobile
co-hang

Nguyễn Thuý Hằng

Trưởng Nhóm Giảng Viên, Chăm Sóc Da - Spa tại Hệ thống đào tạo thẩm mỹ quốc tế Seoul Academy với hơn 12 năm kinh nghiệm Ngành Chăm Sóc Da, chứng chỉ thẩm mỹ Cidesco Thụy Sỹ 2011, chứng chỉ chuyên sâu Body Cibtac Singapore, ban giám khảo Hiệp hội ngành làm đẹp Asian.

BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN