- Mặc định
- Lớn hơn
Sư phạm mầm non là ngành học có đầu vào không quá khó khăn ở bậc cao đẳng hay đại học. Thế nhưng, vì là ngành học thuộc nhóm ngành giáo dục nên ngành sư phạm mầm non vẫn có những điều kiện xét tuyển riêng, đặc biệt là về học lực, hạnh kiểm, thi năng khiếu,… Vậy học lực trung bình có học sư phạm mầm non được không? Cùng Seoul Academy đi tìm đáp án ở bài viết dưới đây!
Tìm hiểu ngành học sư phạm mầm non
Mỗi năm, ngành học sư phạm mầm non hay còn gọi là giáo dục mầm non thu hút không ít lượng thí sinh đăng ký xét tuyển vào đại học, cao đẳng ở nước ta. Tất nhiên, sau khi tốt nghiệp ngành học này thì các bạn trở thành giáo viên mầm non hoặc làm việc trong lĩnh vực giáo dục mầm non. Bạn sẽ trở thành người giảng dạy, chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em dưới 6 tuổi, giúp các em phát triển mạnh mẽ và ngoan ngoãn hơn.
Trong quá trình được đào tạo kiến thức, kỹ năng ở ngành học sư phạm mầm non, sinh viên phải nắm vững các kỹ năng sư phạm bắt buộc như hát, múa, độc truyển, sử dụng nhạc cụ phổ thông, làm đồ chơi cho trẻ,… Mọi người còn được học phương pháp giao tiếp và ứng xử với trẻ nhỏ, đồng nghiệp hay phụ huynh của trẻ.
Song song đó, các kỹ năng tổ chức trò chơi, tổ chức sự kiện là kỹ năng cần có của một giáo viên mầm non. Ngoài ra, còn rất nhiều kiến thức và kỹ năng khác mà một giáo viên sẽ được đào tạo như sơ cứu, hướng dẫn trẻ khi xảy ra tai nạn, phương pháp giảng dạy mới lạ, độc đáo,… Đó là lý do vì sao mà ngành học sư phạm mầm non đòi hỏi một số tiêu chuẩn cao khi xét tuyển đầu vào.
Vậy học lực trung bình có học sư phạm mầm non được không? Hãy tiếp tục theo dõi phần tiếp theo để tìm kiếm đáp án cụ thể!
Học lực trung bình có học sư phạm mầm non được không?
Ngưỡng đầu vào ngành sư phạm mầm non được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố hằng năm. Đối với năm 2024, học sinh có học lực trung bình không đủ điều kiện để xét tuyển ngành sư phạm mầm non. Theo đó, các thí sinh phải có học lực xếp loại khá trở lên mới được xét tuyển vào các ngành đào tạo giáo viên, bao gồm ngành sư phạm mầm non.
Cụ thể, Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư số 08/2022/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy định về điều kiện xét tuyển (ngưỡng đầu vào) như sau:
- Học lực lớp 12 xếp loại giỏi trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8.0 trở lên.
- Học lực lớp 12 xếp loại khá trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 6.5 trở lên đối ngành giáo dục mầm non trình độ cao đẳng.
Như vậy, câu trả lời cho thắc mắc “Thí sinh có học lực trung bình có học sư phạm mầm non được không?” là KHÔNG – Bạn không đủ điều kiện để xét tuyển ngành sư phạm mầm non (giáo dục mầm non). Những bạn đã có mục tiêu thi tuyển vào ngành học này, hãy cố gắng hơn trong học tập để thực hiện được ước mơ trở thành giáo viên mầm non nhé!
Đối với một số bạn có học lực trung bình vào năm lớp 10 nhưng năm lớp 12 đạt loại khá hoặc giỏi trở lên thì vẫn được xét tuyển vào trường cao đẳng mầm non. Để biết chính xác hơn trường hợp của mình, bạn nên liên hệ trực tiếp với trường để được giải đáp cũng như tư vấn hơn.
Học sư phạm mầm non cần yếu tố gì?
Học lực trung bình có học sư phạm mầm non được không còn tùy thuộc vào trường hợp của mỗi người. Nhưng bên cạnh thành tích học tập, mọi người cần có một số yếu tố khác để theo đuổi ngành nghề này lâu dài.
- Yêu trẻ em: Đây là yếu tố quan trọng nhất để trở thành giáo viên mầm non. Điều này giúp các bạn có động lực vượt qua những khó khăn, thử thách của nghề cũng như theo đuổi nghề lâu dài. Yếu trẻ em cũng là đức tính mà giáo viên mầm non xây dựng thái độ làm việc và trách nhiệm trong công việc, đặt cái “tâm” lên hàng đầu khi chăm sóc trẻ.
- Có tinh thần trách nhiệm: Không đặt nặng việc giảng dạy quá nhiều kiến thức, giáo viên mầm non là người đặt nền móng đầu tiên cho trẻ, dạy trẻ biết cách sống có đạo đức, yêu thương, hành động đẹp,… Để làm được điều này, bạn phải là người có tính thần trách nhiệm cao. Nếu không, mọi người rất dễ từ bỏ trong quá trình đào tạo và thời gian đầu trở thành giáo viên.
- Nhẫn nại và biết kiềm chế: Với trẻ em dưới 6 tuổi, giáo viên mầm non phải là người có tính nhẫn nại và kiềm chế được cảm xúc cá nhân. Nếu không, bạn sẽ khiến trẻ bị tổn thương bởi lời nói hay cư xử, hành động chưa đúng đắn.
Một số thắc mắc liên quan đến học sư phạm mầm non
Bên cạnh thắc mắc thí sinh có học lực trung bình có học sư phạm mầm non được không, có rất nhiều vấn đề xoay quanh ngành học này khiến mọi người đặt câu hỏi. Sau đây là một số câu hỏi phổ biến và lời giải chính xác:
Học sư phạm mầm non thi khối gì? Làm sao để trúng tuyển?
Ngành giáo viên mầm non thi khối nào? Đối với ngành học sư phạm mầm non, mọi người không có nhiều lựa chọn về khối thi như các ngành học kinh tế, luật, kỹ thuật,… Cụ thể, muốn học ngành sư phạm mầm non sẽ thi khối C (Văn – Sử – Địa) và khối M (Toán – Văn – Năng khiếu). Trong đó, thí sinh có 3 lựa chọn về môn Năng khiếu, bao gồm đọc, kể chuyện hoặc diễn cảm.
Hiện nay, có 2 hình thức tuyển sinh phổ biến nhất đối với ngành đào tạo giáo viên như ngành học sư phạm mầm non. Đó là hình thức xét tuyển và thi tuyển. Ngoài ra, một số trường hợp khác sẽ được tuyển thẳng vào ngành học sư phạm mầm non.
Học sư phạm mầm non thì thi năng khiếu như thế nào?
Đối với ngành sư phạm mầm non, dù bạn chọn hình thức xét tuyển hay thi tuyển, bạn vẫn phải tham gia kỳ thi năng khiếu. Về cơ bản thì phần thi năng khiếu của mỗi trường là như nhau. Trong đó, các bạn phải trải qua 2 phần thi chính là hát và đọc diễn cảm. Thí sinh được chọn bài hát tự do trong phần thi hát như nhạc truyền thống, trữ tình, dân ca,… Với phần thi đọc kể, bạn bốc thăm 1 câu chuyện và thực hiện phần thi.
Học sư phạm mầm non mất bao lâu?
Thời gian đào tạo của ngành học sư phạm mầm non kéo dài từ 2-4 năm. Tuỳ thuộc vào hệ đào tạo mà thời gian học và ra trường của sinh viên ngành sư phạm mầm non sẽ khác nhau.
- Đối với sinh viên hệ đại học: Thời gian đào tạo trung bình là 4 năm. Một số hình thức học liên thông hoặc học đại học từ xa sẽ chỉ mất 1-2 năm.
- Đối với hệ cao đẳng: Sinh viên thường trải qua 3 năm để hoàn thành chương trình đào tạo ngành sư phạm mầm non.
- Đối với hệ trung cấp: Thời gian đào tạo thường gói gọn chỉ trong 2-3 năm học.
Học sư phạm mầm non được nhà nước hỗ trợ bao nhiêu?
Sinh viên khi theo học ngành sư phạm mầm non hệ chính quy sẽ được hỗ trợ học phí và phí sinh hoạt theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP.
- Đối với học phí, sinh viên sẽ được hỗ trợ số tiền bằng với mức học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi mà bạn đang theo học.
- Đối với sinh hoạt phí, sinh viên sẽ được hỗ trợ 3.630.000 vnđ/ tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập ngành sư phạm mầm non.
Thời gian sinh viên được hỗ trợ 2 khoản phí này là dựa theo số tháng học tập thực tế tại trường theo quy định. Trong đó số tháng không quá 10 tháng/ năm.
Thế nhưng đi kèm với quyền lợi như trên là trách nhiệm mà sinh viên ngành sư phạm mầm non bắt buộc phải tuân thủ. Cụ thể các bạn phải cam kết 2 điều sau:
- Chấp hành đúng nội quy, quy chế của trường học. Sinh viên không tự ý bỏ hoặc chuyển sang ngành khác học.
- Sau khi tốt nghiệp, phải làm việc trong đơn vị Công lập giáo dục thời gian tối thiểu gấp đôi thời gian học. Ví dụ sinh viên học 3 năm thì phải công tác trong ngành ít nhất 6 năm tính từ ngày nhận bằng tốt nghiệp.
Bài viết đã giải đáp cụ thể vấn đề học lực trung bình có học sư phạm mầm non được không. Nếu đã có mục tiêu trở thành giáo viên mầm non, bạn nên lên kế hoạch học tập và cố gắng cải thiện điểm số, rèn luyện hạnh kiểm ngay từ bây giờ. Seoul Academy luôn đồng hành cùng bạn và chúc tất cả thí sinh đạt được mục tiêu của mình nhé!