- Mặc định
- Lớn hơn
Việc lập bảng kế hoạch học tập cá nhân sẽ giúp bạn xác định rõ những việc cần chuẩn bị và cần làm. Giống như việc muốn đọc chữ vậy, bạn cần học thuộc chữ cái rồi mới được học ghép từ. Học tập là phải từng bước và có một lộ trình rõ ràng thì mới có được kết quả cao. Chỉ cần bạn dành thời gian để xác định mục tiêu và lập kế hoạch học tập rõ ràng, bạn sẽ hình dung được kết quả mình sẽ đạt được trong tương lai và xem đó là động lực phấn đấu.
Hướng dẫn cách lập bảng kế hoạch học tập cá nhân hiệu quả
Dưới đây là cách viết bản kế hoạch học tập cho học sinh hiệu quả:
- Bước 1: Phân tích bản thân trước khi lập bảng kế hoạch học tập
- Bước 2: Bắt đầu lập bảng kế hoạch học tập cá nhân chi tiết
- Bước 3: Thực hiện, theo dõi và chỉnh sửa bảng kế hoạch học tập thường xuyên
Bước 1: Phân tích bản thân trước khi lập bảng kế hoạch học tập
Bước đầu tiên trong lập kế hoạch học tập là gì?
Đây là bước bạn cần hiểu được khả năng bản thân bạn có thể làm được gì và đặt ra những mục tiêu cụ thể. Vì thế, bạn cần thực hiện một số việc:
- Phân tích khả năng: trước hết, bạn hãy phân tích khả năng của bạn cho từng môn học và từng kỹ năng, để đặt ra những mục tiêu phù hợp nhất. Ví dụ: bạn cần điểm 500 điểm Toeic để hoàn thành điều kiện tốt nghiệp đại học. Vậy bạn cần biết được khả năng hiện tại của bạn sẽ đạt bao nhiêu điểm, và những kỹ năng bạn cần trau dồi thêm.
- Phân tích thói quen và thời gian thực hiện: Sau khi phân tích khả năng học tập, bạn cần tiếp tục phân tích thói quen cũng như thời gian thực hiện các công việc khác.
+ Bạn là người sẽ học bài tốt vào buổi sáng hay buổi tối?
+ Bạn có thể học nhiều thứ cùng lúc, hay chỉ có khả năng tập trung vào một chủ đề ? Hay một môn ở một thời điểm cụ thể?
+ Cố gắng phân tích nó càng cụ thể càng tốt để có đủ dữ liệu lập bảng kế hoạch học tập hiệu quả.
Bước 2: Bắt đầu lập bảng kế hoạch học tập cá nhân chi tiết
Khi đã chuẩn bị đầy đủ các thông tin cần thiết của bước 1, bạn cần thiết kế một bảng kế hoạch học tập cá nhân cho việc học tập. Bạn có thể thực hiện trên giấy hoặc các ứng dụng của các thiết bị điện tử.
Về template hay những thành phần của bảng kế hoạch, mỗi người sẽ có những ý tưởng và thời gian hoàn thành khác nhau. Tuy nhiên. nhìn chung một bảng kế hoạch học tập hiệu quả sẽ bao gồm:
- Tên môn học/kỹ năng.
- Mục tiêu của bạn là gì?
- Thời gian hoàn thành mục tiêu đề ra.
- Các nhiệm vụ nhỏ cần thực hiện, kèm theo thời gian của từng nhiệm vụ.
- Ghi chú lại những điểm cần lưu ý, nhất là những việc nhỏ nhặt bạn hay quên…
Dành một lời khuyên cho bạn nếu có thời gian, nên đầu tư thiết kế một bảng kế hoạch học tập cá nhân độc đáo và bắt mắt. Bạn có thể trang trí theo sở thích của mình, nó sẽ giúp bạn truyền được cảm hứng và vui hơn khi xem.
Tuy nhiên, bạn là người thích sự đơn giản, không muốn đầu tư quá nhiều vào hình thức của bảng kế hoạch. Điều này vẫn ổn, bạn chỉ cần trình bày các nội dung của kế hoạch gọn gàng và dễ hiểu.
Nếu cảm thấy khó khăn trong việc sắp xếp và phân chia bố cục của bảng kế hoạch này, bạn chỉ cần tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm. Nó sẽ có cho bạn rất nhiều ý tưởng thực hiện và bạn nên tham khảo nhiều template khác nhau.
Bước 3: Thực hiện, theo dõi và chỉnh sửa bảng kế hoạch học tập thường xuyên
Sau khi bạn đã hoàn thành việc thiết kế bảng kế hoạch học tập, bạn chỉ cần thực hiện và bám sát theo những nhiệm vụ đã đặt ra. Trong thời gian áp dụng, nếu thấy nội dung nào chưa thật sự hợp lý, quá khả năng hoặc thời gian học tại tại trường thay đổi, bạn nên điều chỉnh lại cho phù hợp.
Tuy nhiên, đừng thay đổi kế hoạch chỉ vì bạn lười biếng và dành thời gian cho những thứ vô bổ.
Ngoài ra, bạn cũng đừng quên đánh giá tiến độ học tập và kết quả đạt được từ thời gian bắt đầu đến lúc hoàn thành mục tiêu. Bởi đây chính là cơ sở quan trọng để bạn có thể thực hiện việc lập kế hoạch học tập tiếp theo hiệu quả hơn.
Những điều bạn nên nhớ khi lập bảng kế hoạch học tập cá nhân
Mặc dù đã thực hiện những bước trên để lập ra một bản kế hoạch học tập cho mình, thế nhưng rất nhiều trường hợp các bạn học sinh lại tạo ra bản kế hoạch không đúng ý, hoặc việc áp dụng bị thất bại. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Để đảm bảo kết quả học tập dựa trên kế hoạch cá nhân, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
- Có trách nhiệm với bảng kế hoạch học tập của mình
Khi tạo ra một bảng kế hoạch học tập cá nhân, bạn nên thực hiện tốt những nhiệm vụ đã đạt ra và luôn theo dõi kết quả đạt được. Và cải thiện bảng kế hoạch được tối ưu và phù hợp với bản thân bạn hơn.
- Cần có quyết tâm cao
Đây là yếu tố quan trọng và mang tính chất quyết định nhất liệu bạn có thành công với bảng kế hoạch học mà bạn đã vạch ra hay không. Sự quyết tâm và tạo động lực cho chính mình sẽ giúp bạn đạt được kết quả đề ra.
- Dành thời gian thư giãn
Nếu lịch trình của bạn bao gồm các buổi học kéo dài, hay là sinh viên đang cần làm thêm để có thêm thu nhập… Bên cạnh việc tuân thủ bảng kế hoạch học tập, hãy nhớ thường xuyên nghỉ giải lao để thư giãn.
Đồng thời có chế độ ăn uống phù hợp để đảm bảo được sức khỏe và trí não. Điều này sẽ giúp não của bạn luôn thoải mái và không cảm thấy quá tải dẫn đến stress.
- Sắp xếp thời gian cho các hoạt động cá nhân khác
Bạn cân bằng được các hoạt động cá nhân không để chúng bị chen lẫn vào nhau thì tâm trí của bạn sẽ dễ tiếp thu hơn kiến thức trong thời gian học. Bạn nên lên một lịch học gói gọn trong một tuần, đừng làm quá dài nó sẽ khiến bạn cảm thấy ngán ngẩm và chán.
Xem thêm: Kaizen – Cách Học Tập Hiệu Quả Của Người Nhật Đáng Ngưỡng Mộ
Cách lập kế hoạch học tập cho sinh viên
Cũng thực hiện lập bản kế hoạch học tập với 3 bước lớn được chia sẻ ở trên, thế nhưng đối với sinh viên, bản kế hoạch học của mỗi năm sẽ khác nhau. Đơn giản vì chương trình học cũng như khối lượng kiến thức, những hoạt động cần thiết của các năm cũng thay đổi rất nhiều.
Thông qua nhiều ý kiến của các cựu sinh viên thành công trước đó, dưới đây là cách lập kế hoạch cho sinh viên qua từng năm bạn có thể tham khảo:
Kế hoạch học tập cho sinh viên năm nhất
Đối với sinh viên năm nhất, đây có lẽ là năm học nhàn nhất, bởi năm nhất chỉ học các môn học đại cương, chưa vào chuyên ngành, nên tâm lý học cũng thoải mái hơn rất nhiều. Không những vậy, tâm lý năm nhất đang còn thư giãn sau những năm tháng học hành của thời học sinh, nhất là 3 năm cấp 3.
Tuy nhiên, mặc dù học môn đại cương, nhưng tốt nhất bạn vẫn nên cố gắng đầu tư vào việc học để có kết quả tốt nhất.
Không những thế, chương trình đại học bên cạnh học lý thuyết, bản thân sinh viên cần sử dụng thời gian rảnh của mình một cách khôn khéo để mở rộng mối quan hệ của mình, cũng như tăng kỹ năng mềm, học cách xử lý nhiều tình huống trong xã hội, đây là một trong những yếu tố mà các nhà tuyển dụng rất cần.
Vậy, kế hoạch của các bạn sinh viên năm nhất chính là học và tham gia các hoạt động ngoại khóa. Nếu vẫn còn thời gian rảnh, hãy tham gia, đăng ký câu lạc bộ, hay các lớp học kỹ năng mềm.
Kế hoạch học tập cho sinh viên năm 2
So với năm nhất thoải mái, thì năm 2 nhiều khoa đã bắt đầu phân chuyên ngành, và sinh viên đã bắt đầu tiếp xúc với kiến thức chuyên ngành của mình. Đối với thời gian học, sinh viên hãy cố gắng phần bổ 65% thời gian của mình để học, song song đó, hãy đầu tư vào để học ngoại ngữ, một trong những kỹ năng mà hầu hết sinh viên đều cần.
Sinh viên nên đăng ký các khóa học ngoại ngữ, hoặc dành thời gian để học tại nhà hoặc tham gia câu lạc bộ. Hiện nay, ngoại ngữ thật sự rất cần thiết cho công việc và tương lai sau này của tất cả chúng ta.
Không những thế, sinh viên năm 2 cũng cần biết các kỹ năng khác như: giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian, ….
Kế hoạch học tập cho sinh viên năm 3
Năm 3 là một năm nặng nhọc vì sinh viên phải tiếp xúc với nhiều môn chuyên ngành hơn. Không những thế, nhiều trường còn yêu cầu sinh viên thực tập vào thời điểm này, hoặc sinh viên phải tham gia các công trình nghiên cứu cùng nhóm, hoặc cùng giảng viên hướng dẫn. Đây chính là lúc bạn vận dụng những kỹ năng mềm đã được học trong 2 năm trước để giúp kết quả học tập của năm 3 tốt hơn.
Kế hoạch học tập của sinh viên năm 3 rất quan trọng, bạn cần phân bổ khoa học để có thể “nuốt” hết tất cả công việc và những việc cần phải làm: Học, tiếp tục học tiếng anh, tham gia nghiên cứu/ thực tập, tiếp tục học kỹ năng mềm, …
Lời khuyên dành cho các bạn sinh viên năm 3 đó chính là bản thân nên chủ động xin đi thực tập hoặc tham gia các công trình nghiên cứu, vì điều này sẽ:
- Giúp ích cho sinh viên rất nhiều trong việc tích lũy kinh nghiệm
- Mở rộng kiến thức mà nhà trường không dạy
- Học được nhiều kỹ năng
- Làm quen với môi trường làm việc đội nhóm, doanh nghiệp
- Biết cách làm báo cao, có nhiều góc nhìn hơn trong mọi vấn đề, …
Tất cả các điều này chắc chắn sẽ giúp ích rất nhiều trong năm 4, giúp năm 4 trở nên nhẹ nhàng hơn. Đồng thời sự chủ động của bạn là một yếu tố mà nhà tuyển dụng cực kỳ thích.
Kế hoạch học tập cho sinh viên năm 4
Năm thứ 4 hay năm cuối là một năm đầy thử thách đối với sinh viên. Trong năm cuối, các môn học tại nhà trường sẽ ít dần, do đó thời gian rảnh của sinh viên sẽ nhiều hơn. Thế nhưng, sinh viên cần phải tham gia kỳ thực tập bắt buộc, làm đồ án tốt nghiệp và bản thân mỗi người sẽ phải cố gắng nỗ lực để hoàn thành một cách tốt nhất.
Sau đó, sinh viên sẽ tốt nghiệp và ra trường tìm được công việc phù hợp. Nhiều sinh viên nói rằng, kế hoạch học tập của sinh viên năm cuối vừa đơn giản, vừa phức tạp do có quá nhiều phát sinh cũng như điều cần xử lý. Vậy nên các bạn sinh viên hết sức lưu ý nhé!
Xem thêm: Bật Mí 7 Phương Pháp Học Tập Hiệu Quả Cho Sinh Viên
Các câu hỏi liên quan
Kế hoạch học tập là một vấn đề lớn và quan trọng cần thực hiện, do đó bên cạnh những thông tin được chia sẻ trên, thì vẫn sẽ còn rất nhiều thắc mắc khác. Dưới đây là một số câu hỏi phổ biến được học sinh, sinh viên tìm hiểu:
Kế hoạch học tập nên bao gồm những gì?
Một kế hoạch học tập thông minh và hiệu quả sẽ bao gồm các phần:
- Có mục tiêu và những việc cần làm một cách cụ thể.
- Có thời gian càng chi tiết càng tốt.
- Hoạt động cần có học, giải lao hoặc tham gia các hoạt động bên ngoài.
- Kế hoạch liên tục thay đổi nếu chưa thấy hiệu quả hoặc kế hoạch có phát sinh.
Điều gì tạo nên một kế hoạch học tập hiệu quả?
Sự thành công của một kế hoạch học tập hiệu quả, chính là kết quả học tập của bạn càng tăng qua mỗi ngày. Vậy nên, để kế hoạch học tập hiệu quả, chúng ta cần:
- Xác định đúng mục tiêu mà mình đã đặt ra từ ngắn hạn đến dài hạn.
- Cách sắp xếp thời gian cũng nên được ưu tiên các việc cần làm một cách hợp lý.
- Tuân thủ và kiên trì thực hiện theo bảng kế hoạch của mình một cách nghiêm túc.
- Việc học và thư giãn, tham gia các hoạt động bên ngoài cần được cân bằng.
- Bạn có thể tham khảo thêm một số phần mềm quản lý việc học hiệu quả.
Mẫu kế hoạch học tập của học sinh, sinh viên tham khảo
Để có cái nhìn tổng quát và dễ dàng hình dung, thì dưới đây là một số mỗi kế hoạch học tập cá nhân bạn có thể tham khảo:
Việc học tập sẽ càng đạt hiệu quả cao nếu bạn xác định mục tiêu và lập kế hoạch học tập từ sớm để không bỏ lỡ khoảng thời gian quý báu nào. Bảng kế hoạch học tập cá nhân đóng vai trò vô cùng quan trọng và rất cần thiết cho việc học của bạn.
Bạn cũng có thể áp dụng bảng kế hoạch này vào mục đích khác như học nghề, xây dựng kế hoạch nghề nghiệp và những mong muốn của bạn trong cuộc sống. Chúc bạn thành công và đạt được kết quả như ý nhé!