- Mặc định
- Lớn hơn
Móng chân bị hư tổn thường mang đến cảm giác đau, nhức và mất đi tính thẩm mỹ dành cho những ai muốn mang giày hở ngón. Tuy nhiên, nếu biết cách chăm sóc móng chân bị hư tổn, bạn sẽ nhanh chóng làm lành vết thương và loại bỏ những điểm kém thẩm mỹ trên ngón chân nhanh chóng.
Những nguyên nhân dẫn đến móng chân bị hư tổn
Móng chân bị hư tổn không phải là một trường hợp phổ biến. Tuy nhiên, nếu những ai thường xuyên gặp phải trường hợp này, chắc hẳn họ sẽ bị áp lực vì những cơn đau viêm, nhiễm trùng và khó khăn trong việc che đi móng chân hư tổn của mình.
Để khắc phục cũng như tìm cách chăm sóc móng chân bị hư tổn, bạn cần biết được những nguyên nhân dễ dẫn đến trường hợp này. Cụ thể:
Cắt móng chân sai cách
Việc móng chân dài ra và chúng ta thường xuyên cắt tỉa móng chân để thuận tiện cho việc đi lại, sinh hoạt là điều rất bình thường. Tuy nhiên, móng chân sẽ dễ dàng bị hư tổn nếu không cắt tỉa đúng cách. Không những vậy, nếu nghiêm trọng, tình trạng viêm, nhiễm trùng vùng da dưới móng càng khiến bạn khó xử lý hơn. Đồng thời có thể lây lan sang vùng da lân cận.
Vậy nên, tốt nhất bạn chỉ nên cắt tỉa những phần móng chân bị thòng ra khỏi phần thịt. Không cắt quá sát và sâu vào phần khóe, cắt vùng da để ngăn ngừa tổn thương. Hãy dùng giũa để bo tròn móng thay vì dùng cắt móng để tỉa.
Sản phẩm chăm sóc móng, làm đẹp móng không phù hợp
Móng chân bị hư tổn không chỉ khi tác động trực tiếp mà còn có thể thông qua gián tiếp nếu bạn lựa chọn sản phẩm dưỡng móng hay làm đẹp móng không phù hợp. Nguyên nhân này dễ dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng lên móng và có thể chuyển biến xấu hơn.
Vậy nên, chăm sóc và làm móng cũng giống như da mặt, hãy lựa chọn các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, thương hiệu có tiếng và chất lượng để không gây ảnh hưởng xấu đến móng của mình.
Chân tiếp xúc nhiều với nước
Hầu hết những ai làm công việc thường xuyên tiếp xúc sẽ có móng chân dễ bị hư tổn. Bởi nước sẽ khiến da chúng ta mềm đi, dễ bị viêm nhiễm về cấu tạo cũng như phần khóe. Nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng, tình trạng sẽ xấu đi theo thời gian.
Vậy tốt nhất bạn nên sử dụng những loại giày, dép đi dưới nước, giúp chân không tiếp xúc nhiều với nước. Đồng thời, lau khô chân nhanh chóng sau khi lên vùng khô ráo.
Cách chăm sóc móng chân bị hư tổn
Để vết thương nhanh chóng lành, và móng cũng trở nên bình thường, cách chăm sóc móng chân bị hư tổn dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này nhanh chóng.
Luôn giữ chân được khô ráo
Cách dưỡng móng chân bị hư hiệu quả nhất là giữ chân luôn khô ráo sẽ ngăn ngừa sự phát triển và bám của các vi sinh vật từ bên ngoài môi trường vào trong móng hoặc xung quanh móng. Ngoài ra, với da chân khô, các loại nấm mốc, vi khuẩn khuẩn cũng không thể nào phát triển và sống được.
Vậy nên, nếu đi ra ngoài gặp trời mưa. Sâu khi về nhà, hãy rửa sạch chân và lau khô ngay lập tức.
Đồng thời, lựa chọn những loại giày, dép có sự thông thoáng để tránh gây bí, tắt, đổ mồ hôi chân.
Thường xuyên làm sạch da thừa xung quanh móng
Những mảng da thường xung quanh móng cũng là nơi yêu thích của các vi khuẩn và vi sinh vật ẩn nấp. Vậy nên, bạn cần loại bỏ bớt phần da thừa xung quanh móng. Tuy nhiên, trước khi loại bỏ, hãy dùng kem dưỡng để khiến lớp da mềm ra. Sau đó dùng dụng cụ chuyên dụng cắt đi phần da thường. Lưu ý cắt nhẹ nhàng với lượng da vừa đủ. Không cắt quá sâu khiến da bị tổn thương và dễ viêm nhiễm.
Không sơn móng và đổi màu sơn quá thường xuyên
Ai ai cũng biết rằng sơn móng rất độc cho móng và vùng da quanh móng. Nếu bạn yêu thích việc làm đẹp móng. Sau khi sơn 1 bộ móng đẹp, hãy dùng trong thời gian khoảng 1 – 1,5 tháng để móng được trở lại bình thường. Không nên thay đổi màu son quá thường xuyên vì sẽ gây ố vàng móng và khiến móng bị giòn, dễ gãy.
Thường xuyên dưỡng móng chân
Để nhanh chóng làm lành vết thương khi móng chân bị hư tổn. Cũng như cải thiện sức khỏe của móng. Hãy dưỡng móng thường xuyên.
Bạn có thể ngâm chân trong dầu oliu cùng nước nóng 10 – 15 phút 2 lần/ tuần. Hoặc sử dụng các sản phẩm chăm sóc, dưỡng móng chất lượng để đạt hiệu quả nhanh hơn.
Ăn thực phẩm giàu Vitamin và Biotin
Ngoài những cách chăm sóc móng chân bị hư tổn tác động từ bên ngoài. Bạn vẫn nên chăm sóc móng từ sâu bên trong bằng cách bổ sung Vitamin và Biotin cho cơ thể mỗi ngày thông qua thực phẩm dinh dưỡng: trứng, gan trái bơ, súp lơ, cam, quýt…
Những loại thức ăn này sẽ thúc đẩy quá trình lành lại của vết thương do tổn thương móng gây nên. Đồng thời sẽ giúp cải thiện, nâng cao sức khỏe của móng hư tổn.
Uống nhiều nước
Nước không chỉ tốt cho sức khỏe. Mà còn rất tốt cho sự phát triển và hình thành móng.
Cách xử lý móng bị hư tổn hiệu quả tại nhà
Ngoài cách chăm sóc móng chân bị hư tổn. Bạn cần phải biết cách xử lý móng khi bị hư tổn ngay tại nhà nếu không thể đến bệnh viện. Một số mẹo dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết móng hư một cách an toàn và dễ dàng.
Cách xử lý móng chân bị bầm, phồng rộp
Móng chân bị phồng rộp, có vết bầm tím và lan rộng sẽ khiến vùng da bên dưới móng dễ bị chế. Hầu hết nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là có một lực nặng tác động vào móng chân, gây nên tổn thương.
Ngay sau khi phát hiện ra vết bầm hay phồng rộp móng chân, bạn cần phải rửa sạch khu vực tổn thương bằng xà phòng diệt khuẩn và rửa thật sạch lại bằng nước để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn và các chất độc hại đang bám trên móng.
Tiếp đến, hãy dùng cồn 0.9% vệ sinh qua vết thương. Tiếp tục dùng nước muối sinh lý để lau sạch vết thương.
Dùng cồn hay lửa để khử trùng kim hoặc vật có đầu nhọn, sắc. Dùng đầu kim vừa khử trùng đâm nhẹ vào vết phồng, rộp. Lưu ý, không đâm mạnh để tránh kim nóng làm bỏng da là cách chăm sóc móng chân bị dập tại nhà bạn nên áp dụng.
Sau khi tạo mổ lỗ trên vết rộp, tiếp tục tạo những lỗ nhỏ xung quanh để có thể đẩy toàn bộ dịch ra ngoài. Khi đâm không được đụng đến vùng da dưới móng vì rất dễ gây nhiễm trùng và không xử lý vệ sinh được.
Khi dịch đã được đẩy ra ngoài, ngâm chân vào nước ấm trong 10 phút để làm dịu vết thương. Lau chân thật khô và dùng mỡ kháng sinh thao quanh vùng móng để không bị nhiễm trùng.
Loại bỏ móng chân bị chết
Trước khi loại bỏ móng chân đã bị hư, bạn cần vệ sinh móng như bước hướng dẫn ở trên.
Tiếp đến dùng bấm mắm tỉa qua phần trên của móng. (bấm móng đã được khử trùng bằng cồn hoặc lửa).
Khi xác định móng đã chết hoàn toàn. Nhẹ nhàng bóc tách móng chết. (Hãy đảm bảo móng đã chết mới được thực hiện).
Dùng bông gạc quấn quanh móng để tránh nhiễm trùng.
Sau 2, 3 ngày, nếu phần móng còn lại cũng đã chết hẳn. Hãy tiếp tục thực hiện các bước trên để loại bỏ móng chết hoàn toàn.
Chăm sóc móng sau khi đã loại bỏ móng chết
Sau khi loại bỏ móng hư tổn, phần thịt dưới da sẽ bị lộ bạn cần dưỡng móng chân bị hư. Vậy nên, bạn cần phải thận trọng vệ sinh và sử dụng kháng sinh, bông gạc để đảm bảo không bị nhiễm trùng.
Tuy nhiên, việc quấn gạc 20/24 sẽ khiến vết thương bị bí, tắt và thậm chí có thể nghiêm trọng hơn. Nếu ở nhà và ít hoạt động. Bạn có thể tháo gạc những lúc ngồi máy tính, coi ti vi… để giúp vùng da dưới móng được thở và nhanh lành hơn.
Nhưng nếu ra ngoài, hãy chắc chắn rằng bạn đã dùng gạc để bảo vệ vết thương tránh vi khuẩn. Đồng thời hãy thoa mỡ hằng ngày để vết thương nhanh lành, tránh tình trạng ứ mủ ở móng.
Khi áp dụng những cách chăm sóc móng bị hư tổn hay các xử lý móng bị hư tổn. Điều mà chúng ta nên cẩn thận nhất chính là vệ sinh vùng móng bị tổn thương thật sạch sẽ. Đồng thời không để móng ẩm ướt. Nếu đảm bảo được 2 điều này, móng sẽ nhanh lành và ít gây cảm giác đau, nhức khi gặp phải.
Hy vọng với những chia sẻ về cách phục hồi móng chân bị hư tổn ở trên, bạn có thể vận dụng và thực hành thật tốt khi gặp đúng trường hợp. Trên đây là bài viết của Seoul Academy – Trường đào tạo thẩm mỹ hàng đầu Việt Nam.