- Mặc định
- Lớn hơn
Xét học bạ và điểm thi là hai hình thức xét tuyển Đại học, Cao đẳng hiện nay. Tuy nhiên rất nhiều các thí sinh sắp bước vào kỳ thi chưa hiểu rõ về ưu và nhược điểm của hai loại hình này. Hãy cùng Seoul Academy tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề xét học bạ và xét điểm thi cái nào tốt và có lợi cho thí sinh qua bài viết sau.
Thế nào là xét học bạ và điểm thi trong tốt nghiệp THPT?
Thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển Đại học trong những năm gần đây có nhiều sự thay đổi. Đặc biệt là về hình thức xét tuyển chia thành xét học bạ và điểm thi. Do đó các thí sinh cần nắm rõ quy tắc để có sự chuẩn bị tốt hơn cho tương lai của mình.
Xét học bạ
Nhiều trường Đại học, Cao đẳng lựa chọn tuyển sinh theo hình thức xét học bạ. Theo đó người ta sẽ dựa vào trung bình điểm 3 năm THPT hoặc điểm trung bình riêng lớp 12 để xét tuyển. Với hình thức này các học sinh sẽ không quá lo lắng về điểm thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên cần chú ý có điểm những năm cấp 3 thật tốt để có thể đảm bảo đủ điều kiện đậu.
Xét học được áp dụng cho nhiều ngành và nhiều trường. Đặc biệt là ở các trường tư nhân hay trường Cao đẳng thì hình thức này sẽ càng phổ biến hơn.
Tìm hiểu: Cách tính điểm xét học bạ và 2 công cụ tính điểm nhanh chóng
Xét điểm thi
Một hình thức xét tuyển Đại học khác đó là xét điểm thi. Điểm thi ở đây chính là điểm trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Khi tham gia vào kỳ thi này điểm số ngoài dùng để xét tốt nghiệp còn xét tuyển sinh Đại học, do đó rất quan trọng. Điểm này sẽ phụ thuộc vào khối ngành cũng như môn thi mà mọi người lựa chọn.
Ưu và nhược điểm của việc xét học bạ
Để biết được xét học bạ và xét điểm thi cái nào tốt hơn hãy cùng tìm hiểu qua về ưu và nhược điểm của từng phương pháp.
Ưu điểm xét học bạ
Về việc xét học bạ trước tiên sẽ mang đến rất nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Giảm bớt gánh nặng thi cử cho các thí sinh vì mọi người khi tham gia thi tốt nghiệp THPT chỉ cần đủ điểm đậu. Chọn xét học bạ sẽ không phải quá lo lắng việc điểm quá thấp không đạt được tiêu chuẩn đặt ra của trường.
- Không chỉ vậy, những thí sinh tự do khi đã có bằng THPT nếu xét tuyển học bạ năm sau sẽ không phải tham gia thêm bất kỳ cuộc thi nào.
- Xét học bạ hạn chế thi cử còn giúp mọi người có tinh thần thoải mái hơn, không bị áp lực.
- Phương pháp xét tuyển này còn đặc biệt có lợi thế cho những ai có điểm trung bình cấp 3 cao.
- Việc biết trước điểm không phải chờ đợi kết quả thi cũng sẽ giúp mọi người có thời gian chuẩn bị và suy xét tốt hơn cho tương lai của mình.
Nhược điểm của xét học bạ
Bên cạnh ưu điểm phương pháp xét học bạ cũng có những nhược điểm:
- Đáng chú ý nhất là việc mọi người đôi khi không chọn được ngành học và trường học ưng ý. Nhiều các ngành yêu cầu cao cấp Đại học chỉ áp dụng xét điểm thi tốt nghiệp THPT. Do đó nếu chọn xét học bạ thí sinh không thể nộp hồ sơ vào.
- Không có tính công bằng: Điểm của học bạ không thể hiện năng lực của thí sinh, đặc biệt là khi các trường có mức độ đánh giá khác nhau.
- Lo ngại về tính chính xác: Việc làm đẹp học bạ khiến nhiều thí sinh lo lắng về tính công bằng.
- Không có sự cạnh tranh: Không cho thí sinh bộc lộ tài năng
Có thể bạn quan tâm: Xét học bạ có được cộng điểm nghề không?
Ưu và nhược điểm của xét điểm thi
Tìm hiểu qua về các ưu và nhược điểm của xét điểm thi mọi người sẽ biết được xét học bạ và xét điểm thi cái nào tốt hơn.
Về ưu điểm
Phương pháp xét điểm thi tuyển sinh vào các trường Đại học, Cao đẳng có khá nhiều các ưu điểm:
- Ngược lại với xét học bạ, lựa chọn xét điểm thi mọi người sẽ có nhiều cơ hội nộp hồ sơ hơn, chọn được ngành nghề mà mình yêu thích.
- Dù có áp lực thi cử nhưng với những người có năng lực, học tập tốt thì xét điểm thi sẽ mang đến cho họ nhiều cơ hội phát triển, được học vào những trường hàng đầu mà nhiều người mơ ước.
- Ngoài ra những ai có điểm học 3 năm THPT không quá tốt thì việc tham gia kỳ thi tốt nghiệp và chọn xét điểm này sẽ có cơ hội làm lại, tìm kiếm cho mình điểm số tốt hơn.
- Đặc biệt các thí sinh tự do nếu muốn đăng ký học Đại học, Cao đẳng mà học bạ không quá tốt thì xét điểm tốt nghiệp THPT trong năm sau là lựa chọn lý tưởng nhất.
Về nhược điểm
Nhược điểm duy nhất của phương thức xét điểm thi trong kỳ tuyển sinh Đại học có lẽ là áp lực thi cử. Nhiều thí sinh quá quan trọng điểm số dẫn đến học tập quá độ, ảnh hưởng sức khoẻ và cả kết quả thi. Đó là chưa kể đôi khi dù đã cố gắng ôn tập nhưng điểm số vẫn không tốt, khiến việc xét tuyển Đại học càng khó khăn hơn.
Xét học bạ và xét điểm thi cái nào tốt hơn?
Với các thông tin trên hẳn mọi người đã phần nào có đáp án cho câu hỏi xét học bạ và xét điểm thi cái nào tốt hơn. Nhìn chung được nhiều các thí sinh lựa chọn nhất hiện nay vẫn là phương pháp xét điểm thi. Tuy nhiên mọi người hoàn toàn có thể ứng tuyển với cả hai hình thức này.
Xét điểm thi và học bạ theo quy định là hoàn toàn độc lập, không liên quan đến nhau. Cho nên thí sinh có thể cùng lúc nộp hồ sơ theo cả hai hình thức cho các trường và ngành mà mình mong muốn. Người không đậu theo phương pháp xét điểm vẫn có thể xét học bạ và ngược lại.
Những ai nên chọn xét học bạ?
Mặc dù có thể đăng ký cả hai nhưng các thí sinh cần biết lợi thế của mình là gì để tập trung chuyên sâu vào hình thức đó. Xét học bạ và xét điểm thi cái nào tốt hơn phụ thuộc nhiều vào học lực mỗi người. Nếu chỉ muốn xét học bạ mà không muốn xét điểm thi điều kiện đầu tiên chính là mọi người phải có học bạ thật chất lượng.
Hãy đảm bảo điểm 3 năm cấp 3 ở mức tốt và đặc biệt là các môn học nằm trong nhóm xét tuyển. Những ai nằm trong nhóm này thì phương pháp xét học bạ là khá phù hợp.
Xem thêm: Không đăng ký nguyện vọng có được xét tuyển Đại học?
Những ai nên chọn xét điểm thi?
Với trường hợp xét điểm thi, người phù hợp là người có năng lực và kiến thức thật sự vững, đặc biệt với các môn nằm trong tổ hợp xét tuyển sắp tới. Mọi người phải đảm bảo mình có đủ khả năng để đạt được điểm số bằng hoặc hơn mức điểm chuẩn ngành ở năm gần nhất.
Ngoài ra người nên chọn hình thức này là người muốn học ở các nhóm ngành tiêu chuẩn cao như Y – Dược, Công nghệ Thông tin, Công an, Quân đội… ở các trường danh tiếng. Lúc này phương pháp xét tuyển điểm là lý tưởng nhất và đòi hỏi thí sinh phải tập trung ôn tập, đạt kết quả cao. Chẳng hạn với trường Đại học Y dược TPHCM trong những năm qua luôn chỉ xét điểm thi mà không có xét học bạ. Hay trường Đại học Bách Khoa Hà Nội cũng chỉ xét điểm thi THPT, xét điểm tài năng, đánh giá tư duy… mà không hề xét học bạ.
Trên đây Seoul Academy vừa giải đáp vấn đề xét học bạ và điểm thi cái nào tốt hơn. Tùy từng trường hợp mà mỗi thí sinh nên có sự lựa chọn phù hợp nhất với mình. Ngoài ra cũng nên tìm hiểu về ngành và trường mình muốn học có những hình thức xét tuyển nào để chuẩn bị tốt hơn, tránh ảnh hưởng con đường học tập trong tương lai.
Xem thêm: Đếm ngược ngày thi THPT quốc gia 2024