Trên 60, 65, 70 tuổi có được lái xe ô tô B2 không? Điều kiện thi

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

60 tuổi là độ tuổi đã nghỉ hưu và sức khỏe không còn cường tráng, mạnh mẽ như trước đây. Tuy nhiên, nhu cầu lái xe ở độ tuổi nào cũng cần thiết. Do đó, nhiều người đang gần đến độ tuổi này luôn thắc mắc trên 60 tuổi có được lái xe ô tô B2 hay không? Hoặc có thể thi lái bằng, đổi bằng được không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp các câu hỏi trên. 

Quy định về độ tuổi lái xe ô tô  các hạng 

Theo luật giao thông đã quy định về độ tuổi lái xe ô tô các hạng như sau: 

  • Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi. 
  • Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc. 
  • Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc. 
  • Tuổi tối đa của người lái xe chở người trên 30 chỗ là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với năm. 
18 tuổi là độ tuổi tối thiểu khi lái xe ô tô
18 tuổi là độ tuổi tối thiểu khi lái xe ô tô

Theo đó, bạn cần đủ 18 tuổi mới được phép lái xe ô tô. Và GPLX sẽ hết hạn đối với nữ 55  tuổi và năm 60 tuổi. 

Vậy trên 60 tuổi có được lái xe ô tô B2, thì việc giới hạn độ tuổi khi lái xe ô tô B2 hiện nay chưa có một quy định nào cụ thể, nhưng bằng lái xe sẽ bị hết hạn khi cả nam, và nữ đã đến tuổi nghỉ hưu. 

Trên 60, 65, 70 tuổi có được lái xe ô tô B2 không?

Câu trả lời là . Người trên 60, 70, 80 tuổi vẫn được lái xe ô tô B2. Vì trong Luật Giao thông đường bộ Việt Nam không có quy định cụ thể về độ tuổi tối đa khi sử dụng các phương tiện được quy định trong bằng B2.

Bằng B2 có giá trị trong vòng 10 năm, tính từ thời điểm cấp bằng mới nhất. Để có thể tiếp tục điều khiển phương tiện, cũng như tham gia giao thông với phương tiện thuộc B2, bạn cần nộp lại hồ sơ lên Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải để tham gia phần thi sát hạch lý thuyết, và được cấp lại GPLX hạng B2 mới. 

Tuy không quy định về độ tuổi lái xe B2, nhưng việc lái xe và tham gia giao thông cần được cân nhắc về tiêu chuẩn sức khỏe, tinh thần và sự minh mẫn. Trong trường hợp trên 60, 65, 70 tuổi, sức khỏe không tốt, và trí não không được ổn định. Tốt nhất bạn không nên tham gia giao thông. 

Trên 60 tuổi vẫn được phép lái xe ô tô
Trên 60 tuổi vẫn được phép lái xe ô tô

Điều kiện để người trên 60 tuổi lái xe ô tô B2

Như được chia sẻ trên, người trên 60 tuổi muốn lái xe B2, bên cạnh GPLX còn hiệu lực, thì sức khỏe là vấn đề rất quan trọng. Đúng theo quy định, người trên 60 tuổi cần có “bảng tiêu chuẩn sức khỏe của người lái xe”, cũng như đảm bảo bản thân khỏe mạnh, an toàn khi tham gia giao thông. 

Cụ thể tiêu chuẩn sức khỏe cho những đối tượng đang sử dụng GPLX ô tô B2 được quy định như sau: 

Hạng mục chuyên khoa Tiêu chuẩn sức khỏe người lái xe ô tô B2
Tâm thần Rối loạn tâm thần cấp đã chữa khỏi hoàn toàn nhưng chưa đủ 24 tháng.
Rối loạn tâm thần mãn tính. 
Thần kinh Động kinh.
Liệt vận động một chi trở lên.
Hội chứng ngoại tháp.
Rối loạn cảm giác nông hoặc rối loạn cảm giác sâu.
Chóng mặt do các nguyên nhân bệnh lý
Mắt Thị lực nhìn xa từng mắt: mắt tốt <8/10 hoặc mắt kém >5/10.
Tật khúc xạ có số kính: > + 5 diop hoặc > – 8 diop.
Thị trường ngang mắt (chiều mũi – thái dương): <160 mở rộng về bên phải<70 độ, mở rộng về bên trái <70 độ. 

Thị trường đứng (chiều trên – dưới) trên dưới đường ngang 30 độ. 

Bán manh, ám điểm góc

Song thị.
Các bệnh chói sáng.
Giảm thị lực lúc chập tối (quáng gà)
Tai – Mũi – Họng  Thính lực ở tai tốt hơn

  • Nói thường < 4m (kể cả khi sử dụng máy trợ thính). 
  • Hoặc nghe nói thầm tối thiểu (ở tai tốt hơn). 
Tim mạch Bệnh tăng HA khi có điều trị (HA tối đa = 180 mmHg và/ hoặc HA tối thiểu = 100 mmHg).
HA thấp (HA tối đa < 90 mmHg) kèm theo tiền sử bệnh có các triệu chứng như chóng mặt, mệt mỏi, buồn ngủ, hoặc ngất xỉu.
Các bệnh viêm tắc mạch, dị dạng mạch máu biểu hiện lâm sàng, ảnh hưởng đến khả năng thao tác vận hành lái xe ô tô. 
Các rối loạn nhịp: nhịp nhanh trên thất, nhịp nhanh thất, cuồng nhĩ, rung nhĩ, nhịp nhanh nhĩ, và nhịp nhanh xoang > 120 chu kỳ/ phút, đã điều trị nhưng chưa ổn định. 
Ngoại tâm thu thất ở người có bệnh tim thực tổn và/ hoặc tử độ III trở lên theo phân loại của Lown. 
Block nhĩ thất độ II hoặc có nhuoj chậm kèm theo các triệu chứng lâm sàng.
Cơn đau thắt ngực do bệnh lý mạch vàng.
Ghép tim.
Sau can thiệp tái thông mạch.
Suy tim độ II trở lên. 
Hô hấp Các bệnh, tật gây khó thở mức độ II trở lên. 
Hen phế quản kiểm soát 1 phần hoặc không kiểm soát.
Lao phổi đang giai đoạn lây nhiễm.
Cơ – Xương khớp Cứng/ dính một khớp lớn.
Khớp giả ở một vị trí các xương lớn.
Gù, vẹo cột sống quá mức gây ưỡn cột sống; cứng/ dính cột sống ảnh hưởng đến chức năng vận động. 
Chiều dài tuyệt đối giữa 2 chia trên hoặc hai chi dưới có chênh lệch từ 5cm trở lên mà không có dụng cụ hỗ trợ.
Cụt hoặc mất chức năng 2 ngón tay và 1 bàn chân trở lên hoặc cụt hoặc mất chức năng 1 bàn chân trở lên.
Nội tiết Đái tháo đường (tiểu đường) có tiền sử hôn mê do đái tháo đường trong vòng 1 tháng.
Sử dụng thuốc, chất có cồn, ma túy, các chất hướng thần Sử dụng các chất ma túy
Sử dụng các chất có cồn, nồng độ vượt quá giới hạn quy định
Sử dụng các thuốc điều trị làm ảnh hưởng đến chức năng tỉnh táo.
Lạm dụng các chất kích thần (dạng Amphetamine, cocaine, chất gây ảo giác).

Nếu mắc phải 1 trong các bệnh trên, dù ở độ tuổi nào đi chăng nữa, bạn cũng không được phép lái xe, tham gia giao thông. 

Trên 60 tuổi có được đổi bằng lái xe B2 không? 

Về việc đổi bằng lái xe, thì theo bộ luật giao thông, cũng không có bất kỳ quy định nào về độ tuổi đổi bằng lái xe, thăng hạng bằng lái xe. Theo đó, người trên 60 tuổi vẫn được phép đổi bằng lái xe B2 nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của Tổng cục đường bộ Việt Nam. Tuy nhiên, để được đổi bằng, người trực tiếp tham, gia dự thi đổi bằng phải đạt tiêu chuẩn về sức khỏe B2 theo đúng Điều số 1, Thông tư 24/2015/TT-BGTVT ban hành. 

Trên 60 tuổi vẫn được phép thi đổi bằng lái xe ô tô B2 miễn đảm bảo tiêu chuẩn
Trên 60 tuổi vẫn được phép thi đổi bằng lái xe ô tô B2 miễn đảm bảo tiêu chuẩn

Những lưu ý khi lái xe ở tuổi 60 

Sau khi giải đáp trên 60 tuổi có được lái xe ô tô B2 hay không, thì nếu đã đảm bảo về sức khỏe và tinh thần. Để có những chuyến đi an toàn nhất, hãy lưu ý một số vấn đề sau đây: 

  • Nên lựa chọn đi những xe mà mình đã quen thuộc, bởi lẽ ở độ tuổi 60, sức khỏe có phần sa sút, việc thử sức với những loại xe mới, hay xe có phân khối cao sẽ tăng tính rủi ro khi tham gia giao thông. 
  • Chỉ nên lái xe khi thật sự tỉnh táo. 
  • Điều chỉnh tốc độ di chuyển vừa đủ, không đi quá nhanh. 
  • Tốt nhất nên di chuyển cùng người thân, bạn bè để kịp thời xử lý các tình huống phát sinh. 
  • Chỉ nên di chuyển các đoạn đường ngắn, trong khu vực mình ở. Không nên cầm lái trong thời gian dài, di chuyển xa. 
Tuổi trên 60, chỉ nên điều khiển xe ô tô khi sức khỏe tốt và minh mẫn
Tuổi trên 60, chỉ nên điều khiển xe ô tô khi sức khỏe tốt và minh mẫn

Trên đây là bài viết về trên 60 tuổi có được lái xe ô tô B2 hay không. Việc lái xe giúp chúng ta tự do hơn trong việc di chuyển. Tuy nhiên, độ tuổi 60 là độ tuổi xế chiều, có rất nhiều bất cập xảy ra. Nên hãy tham gia giao thông khi sức khỏe thật sự tốt, và minh mẫn. Hoặc nhờ con, cháu trợ giúp mỗi khi cần để đảm bảo an toàn. Hy vọng những thông tin được cung cấp trong bài viết thật sự hữu ích với bạn đọc. Nếu có bất kỳ đóng góp ý kiến gì về bài viết, hãy để lại comment ở phần bên dưới. 

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

()
author-mobile
Seoul academy

Seoul academy

Hệ Thống Đào Tạo Thẩm Mỹ Quốc Tế Seoul Academy luôn tự hào về chất lượng đào tạo, chất lượng giảng viên cũng như nuôi dưỡng niềm say mê học tập làm đẹp của học viên, giúp học viên phát huy tối đa tiềm năng của mình.

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!


BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN