Tester là học ngành gì? làm gì? kiến thức và kỹ năng khi học

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

Đối với ngành công nghệ thông tin thì khái niệm tester không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, đối với những người mới thì vẫn còn khá bỡ ngỡ khi nhắc đến vị trí này. Vậy, tester là học ngành gì? Học tester là làm gì? Để hiểu rõ hơn, chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này.

Tester là học ngành gì?

Tester là vị trí dành cho những người thường xuyên phải kiểm tra, thử nghiệm và tìm ra các lỗi phát sinh trên phần mềm. Do đây là công việc phù hợp với các bạn yêu thích công nghệ, máy tính, nên tester là học ngành gì luôn được nhiều bạn trẻ quan tâm. 

Tester tìm cách khắc phục, hạn chế các rủi ro nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm phần mềm trước khi đưa ra thị trường. Nhóm công việc này được phân thành nhiều mảng khác nhau như QC, QA, Automation Tester, Manual Tester. Trong đó, mảng Automation Tester và Manual Tester đang được phổ biến nhiều nhất. Nhiệm vụ của một tester sẽ thực hiện các công việc sau:

  • Xác định các hoạt động trên một hệ thống lý tưởng.
  • Tạo và lập hồ sơ, lên kế hoạch để thử nghiệm.
  • Cần xác định các công cụ và hình thức để sử dụng.
  • Test thử nhiều lần ở phần mềm và ghi lại nhật ký trong quá trình làm.
  • Trao đổi với các thành viên trong nhóm phát triển phần mềm về tình trạng dự án, mức độ lỗi  phát sinh, ngân sách…
  • Đưa ra các đề xuất nhằm cải tiến chất lượng phần mềm.
Người làm tester cần hiểu rõ kiến thức về lĩnh vực mình làm
Người làm tester cần hiểu rõ kiến thức về lĩnh vực mình làm

Vai trò và trách nhiệm của tester vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp, công ty. Dưới đây là một số vai trò và trách nhiệm cơ bản của tester bạn có thể tham khảo:

  • Quản lý và duy trì kho lưu trữ bằng QC.
  • Quản lý, khắc phục và báo cáo hàng tồn kho.
  • Quét mạng thông qua các công cụ như nessus hay nmap.
  • Tạo các tập lệnh để chạy thử nghiệm trên thiết bị di động phần mềm Appium.
  • Sử dụng IDE selenium để kiểm tra các chức năng của hệ thống.
  • Kiểm tra chương trình và truy vấn SQL nhằm biết được hiệu quả của việc thực hiện lưu trữ dữ liệu.
  • Lên các kịch bản để trong ALM để kiểm tra toàn hệ thống.
  • Chạy thử kiểm tra trên XML nhằm phát triển phần mềm.
Tester là ngành kiểm tra lỗi, thử nghiệm phổ biến trong IT
Tester là ngành kiểm tra lỗi, thử nghiệm phổ biến trong IT

Những kiến thức cần thiết cho mỗi tester

Có thể thấy làm Tester sẽ có rất nhiều công việc cần đảm bảo nhiệm và vì vậy nên cũng cần kiến thức sâu rộng. Vậy Những thông tin trên hẳn phần nào đã giúp mọi người biết được làm tester cần học những gì? Để trở thành một tester chuyên nghiệp, ngoài các kiến thức cơ bản thì bạn còn cần học rất nhiều kiến thức về chuyên ngành quan trọng.

Về kiến thức cơ bản

Để trở thành một tester chuyên nghiệp cho dù bạn có đam mê đến đâu mà không có kiến thức cơ bản cũng khó có thể hoàn thành nhiệm vụ. Vì vậy, một tester cần phải có các kiến thức cơ bản như tin học văn phòng, phần cứng, internet, cách cài đặt các phần mềm. 

Đồng thời, bạn cũng cần phải biết đọc, phân tích phần mềm để kiểm thử, phát hiện lỗi sai. Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu các kiến thức về lập trình, các lĩnh vực về HTML, CSS, SQL…

Về kiến thức chuyên ngành

Bạn cần phải nắm vững các kiến thức tổng quan về chuyên ngành testing. Bao gồm các khái niệm, những thuật ngữ thường sử dụng, quy trình kiểm thử. Cụ thể quy trình kiểm thử phần mềm sẽ có các bước cơ bản sau:

  • Bước 1: Lập kế hoạch và kiểm soát phần mềm kiểm thử
  • Bước 2: Phân tích thiết kế hệ thống
  • Bước 3: Thực và chạy test phần mềm
  • Bước 4: Đánh giá và báo cáo về hệ thống
  • Bước 5; Kết thúc hoạt động kiểm thử
Để trở thành tester cần có kiến thức cơ bản và chuyên ngành
Để trở thành tester cần có kiến thức cơ bản và chuyên ngành

Những kỹ năng cần có cho một tester

Để trở thành một tester chuyên nghiệp ngoài việc sở hữu các kiến thức cơ bản và chuyên ngành cần thiết thì rất nhiều kỹ năng bạn nên học hỏi và nâng cao. Vậy tester là học ngành gì? Một số kỹ năng quan trọng mà bạn cần trau dồi thêm cho mình để trở thành một tester giỏi là gì?

Kỹ năng phân tích

Đây là kỹ năng khá quan trọng cho một tester khi bước vào làm việc. Nhờ đó, bạn sẽ phân tích hệ thống phần mềm thành từng nhóm nhỏ, riêng biệt. Điều này sẽ giúp nâng cao hiệu suất cũng như hiệu quả trong quá trình làm việc. Dựa vào đó, tester sẽ báo cáo rõ ràng, kết luận những bước cần làm với các lỗi và vấn đề mắc phải hiện tại.

Kỹ năng soạn thảo và báo cáo lỗi

Khi phát hiện ra rỗi và tình trạng của phần mềm thì bạn cần phải thực hiện báo cáo cho các thành viên trong nhóm. Một báo cáo đầy đủ sẽ cần phải có các thông tin như:

  • ID lỗi của hệ thống hay tổ chức cần xác định.
  • Cần mô tả ngắn gọn, dễ hiểu về lỗi mắc phải.
  • Trường hợp nào sẽ bị sự cố đó xảy ra.
  • Những thao tác dẫn đến bị lỗi phần mềm.
  • Bảng xếp hạng mức độ lỗi nghiêm trọng từ thấp đến cao và cần ưu tiên lỗi nào khắc phục trước như bên chịu trách nhiệm giải quyết, tên người thử nghiệm…
  • Am hiểu về ngôn ngữ lập trình

Khi hiểu tester là học ngành gì, bạn cũng biết đây là vị trí cần kiểm thử về phần mềm nào đó, điều đầu tiên là bạn phải am hiểu về ngôn ngữ lập trình này. Từ đó, bạn sẽ dễ dàng hơn trong giao tiếp với các thành viên trong nhóm phát triển. Đồng thời, dựa vào đây mà bạn cũng có thể hiểu sâu hơn về hệ thống, cấu trúc và hoạt động của phần mềm.

Kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng này sẽ giúp cho tester và các thành viên phát triển phần mềm dễ dàng trao đổi với nhau. Đặc biệt tester còn là cầu nối giữa người dùng và nhân viên IT. Trong đó, Developer giúp hoàn thiện phần mềm còn tester sẽ giúp khách hàng an tâm khi sử dụng sản phẩm.

Kỹ năng làm việc nhóm vô cùng quan trọng đối với một tester
Kỹ năng làm việc nhóm vô cùng quan trọng đối với một tester

Kỹ năng ngoại ngữ (Tiếng anh)

Tiếng anh là ngôn ngữ khá phổ biến trong giao tiếp hiện nay. Đặc biệt, đối với ngành công nghệ thông tin nói chung và mảng tester nói riêng thì ngôn ngữ này khá quan trọng. Một khi bạn có kỹ năng về ngoại ngữ sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn và có thể tìm hiểu qua nhiều nguồn tài liệu nước ngoài. Hơn nữa, bạn sẽ có nhiều cơ hội trong khi đi xin việc ở các công ty nước ngoài.

Khả năng tự học cao

Nếu đã tìm hiểu tester là học ngành gì và muốn theo đuổi đến cùng, bạn phải liên tục thay đổi mình, luôn cập nhật các kiến thức nhanh chóng về công nghệ. Từ đó, bạn mới có thể thích ứng và bắt kịp xu hướng của thị trường. Đặc biệt, trong bối cảnh xu hướng bùng nổ cách mạng 4.0 như hiện nay. Vì vậy, bạn cần phải có khả năng tự học cao.

Nắm bắt xu thế công nghệ

Với xu thế công nghệ ngày càng phát triển, thì một tester cần phải hiểu rõ có nghệ đó sẽ ảnh hưởng gì đến hệ thống cũng như phần mềm họ phát triển. Từ đó, giúp họ lên kế hoạch và cải tiến hệ thống trong tương lai. Ngoài ra, để cập nhật thông tin thì bạn nên thực hiện bằng cách:

  • Tham gia các hội thảo, hội nghị về công nghệ.
  • Đọc các trang tin về công nghệ.

Theo dõi các nhân vật hay các công ty trong ngành trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Twitter…

Nắm bắt được xu thế công nghệ giúp bạn phát triển nhanh hơn trong lĩnh vực 
Nắm bắt được xu thế công nghệ giúp bạn phát triển nhanh hơn trong lĩnh vực

Các chứng chỉ trong ngành tester

Bạn muốn thăng tiến nhanh, muốn tìm được một công việc ổn định thu nhập tốt thì không thể thiếu các chứng chỉ bằng cấp do nhiều đơn vị và hiệp hội nổi tiếng đào tạo. Đó cũng là lý do nhiều bạn tìm hiểu tester là học ngành gì để theo đuổi một cách bài bản. Vì vậy, sau đây là một số chứng chỉ chất lượng bạn có thể tham khảo:

  • Chứng chỉ do viện quốc tế về kiểm thử phần mềm cấp – CTM/CSTP/CAST.
  • Chứng chỉ do hội đồng văn bằng quốc tế cấp – CTFL/CTAL.
  • Chứng chỉ do viện đảo bảo chất lượng cấp – CMST.
  • Chứng chỉ do hiệp hội chất lượng Hoa Kỳ (ASQ) cấp – CSQE/CQIA.
  • Chứng chỉ do hội đồng hệ thống thông tin thi cử cấp – ISEB.
  • Chứng chỉ do viện đảm bảo chất lượng (QAI) cấp – CMSQ/CSQA/CSTE.
Có rất nhiều chứng chỉ để trở thành một tester chuyên nghiệp
Có rất nhiều chứng chỉ để trở thành một tester chuyên nghiệp

Cơ hội về nghề nghiệp Tester

Với sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay thì lĩnh vực tester ngày càng được mở rộng. Vậy tester là làm gì? Tester chính là một lĩnh vực nhỏ quan trọng trong ngành công nghệ thông tin. 

Một khi bạn đã có kinh nghiệm, kiến thức có thể tiến lên các vị trí cao hơn như Senior Tester, Test Leader… Vì vậy, hãy cố gắng hết mình, không ngừng học hỏi trau dồi kiến thức để phát triển hơn trên con đường sự nghiệp ngành tester này.

Cơ hội về ngành tester vô cùng rộng mở trong tương lai
Cơ hội về ngành tester vô cùng rộng mở trong tương lai

Học ngành gì để làm Tester? Học ở đâu?

Có thể thấy Tester với các công việc chính sẽ liên quan đến phần mềm, các ứng dụng công nghệ… Do đó nếu muốn làm một Tester thường người ta sẽ chọn học các ngành về công nghệ thông tin ví dụ như:

  • Công nghệ thông tin.
  • Công nghệ đa phương tiện.
  • Công nghệ kỹ thuật điện tử, viễn thông.

Học những ngành này mọi người sẽ có kiến thức đủ hơn, chính xác hơn để dễ dàng làm viên liên quan đến Tester. Bên cạnh đó, khi tốt nghiệp các ngành này thì cơ hội xin việc làm về sau cũng là tốt hơn.

Nhóm ngành Công nghệ thông tin lý tưởng cho ai muốn làm Tester
Nhóm ngành Công nghệ thông tin lý tưởng cho ai muốn làm Tester

Với các giải đáp trên hẳn mọi người đã biết học gì để làm Tester. Thông thường đa phần các thí sinh sẽ lựa chọn học ngành Công nghệ thông tin. Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều trường đào tạo ngành Công nghệ thông tin uy tín mà thí sinh có thể cân nhắc lựa chọn như:

Tên trường Khối xét tuyển Điểm chuẩn tham khảo 
Khu vực Hà Nội
Đại học Kinh tế quốc dân A00, A01, D01, D07 35.3
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (phía Bắc) A00, A01 26.59
Đại học Công nghiệp Hà Nội A00, A01 25.19
Đại học Hà Nội A01, D01 24.1
Đại học Bách khoa Hà Nội A00,A01 28.16
Học viện Kỹ thuật mật mã A00,A01,D90 26.2
Học viện Ngân hàng A00, A01, D01, D07 25.1
Đại học Thăng Long A00, A01 24.02
Đại học Sư phạm Hà Nội A00 23.7
Đại học Kiến trúc Hà Nội A00,A01,D01,D07 23.56
Khu vực Đà Nẵng – Miền Trung
Đại học Bách Khoa – Đại học Đà Nẵng A00, A01 25.86
Đại học Sư phạm Kỹ thuật – Đại học Đà Nẵng A00, A01, C01, D01 23.79
Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông Việt – Hàn A00, A01, D01, D90 23.5
Khu vực TP HCM
Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP HCM A00, A01, B08, D07 26.5
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP HCM A00, A01, D01, D90 26.64
Đại học Công nghệ Thông tin – Đại học Quốc gia TP HCM A00, A01, D01, D07 26.9
Đại học Công nghiệp TP HCM A00, A01, C01, D90 23.5
Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP HCM A00, A01 25
Đại học Mở TP HCM A00, A01, D01, D07 24.5
Đại học Kinh tế TP HCM A00, A01, D01, D07 24.2
Đại học Giao thông vận tải TP HCM A00, A01, D01, D07 25.65
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (phía Nam) A00, A01 25.1

Không phải ngẫu nhiên mà vấn đề tester là học ngành gì hay tester là làm gì luôn nhận được nhiều sự quan tâm. Thông tin về việc làm trên tester chắc chắn sẽ khiến bạn có được những thông tin bổ ích dành cho mình để lựa chọn ngành học phù hợp.

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

author-mobile
co-hang

Nguyễn Thuý Hằng

Trưởng Nhóm Giảng Viên, Chăm Sóc Da - Spa tại Seoul Academy – Trường Đào tạo Thẩm mỹ Quốc tế với hơn 12 năm kinh nghiệm Ngành Chăm Sóc Da, chứng chỉ thẩm mỹ Cidesco Thụy Sỹ 2011, chứng chỉ chuyên sâu Body Cibtac Singapore, ban giám khảo Hiệp hội ngành làm đẹp Asian.

BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN