- Mặc định
- Lớn hơn
Ngày Tết Đoan Ngọ là ngày tết truyền thống ở nước ta, vào ngày này người dân sẽ làm nhiều món ăn ngon đặc trưng để cúng lễ tổ tiên và cầu may mắn. Tuỳ vào từng vùng văn hoá sẽ có các món ăn khác nhau, ở một số tỉnh thành, thịt vịt là món ăn không thế thiếu, vậy tại sao Tết Đoan Ngọ lại ăn thịt vịt? Ý nghĩa của phong tục này là gì? Hãy Seoul Academy cùng giải đáp phong tục qua bài viết dưới đây.
Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ
Ngày Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là ngày tết giết sâu bọ, tết Đoan Dương, được tổ chức vào ngày 5 tháng 5 âm lịch hằng năm. Tết Đoan Ngọ là ngày tết truyền thống của một số quốc gia như Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, Đài Loan, Trung Quốc,… Tết Đoan Ngọ năm 2024 rơi vào thứ Hai ngày 10/6 dương lịch.
“Đoan” là bắt đầu, “Ngọ” là giờ Ngọ (từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều), “Dương” là khí dương. Có nghĩa là ăn Tết Đoan Ngọ vào giữa trưa, lúc khí dương của con người và trời đất mạnh nhất. Theo truyền thống của người Việt Nam, Tết Đoan Ngọ là ngày mở đầu cho chuỗi ngày nắng nhất trong năm, mà nước ta nghề trồng lúa nước là chủ yếu nên bắt buộc người nông dân phải biết quan sát thời tiết.
Ở một số vùng miền của nước ta, Tết Đoan Ngọ còn được gọi là “tết giết sâu bọ”. Vì đây là giai đoạn thời tiết nắng nóng nhất, các loài sâu bọ phát triển nhiều làm hại cây trồng nên người dân phát động bắt sâu bọ để không làm hại mùa màng. Tương truyền rằng, người nông dân xưa kia bị sâu bọ làm mất mùa vụ nhưng được ông lão Đôi Truân chỉ cách lập đàn cúng trừ sâu bọ nên được người dân tưởng nhớ và tổ chức hàng năm.
Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 cũng là dịp con cháu trong gia đình sum vầy với nhau. Vào ngày này người dân sẽ nấu các món ăn đặc trưng như rượu nếp, bánh tro, chè trôi nước, vải thiều, mận, thịt vịt…. Tuỳ một số vùng miền, mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ sẽ có sự chuẩn bị khác nhau. Trong những món ăn ấy thì nhiều người có thắc mắc rằng tại sao Tết Đoan Ngọ lại ăn thịt vịt, có ý nghĩa thế nào? Tiếp tục theo dõi để biết câu trả lời nhé.
Tại sao Tết Đoan Ngọ lại ăn thịt vịt?
Thông thường vào những ngày đầu tháng, các ngày lễ tết, người dân sẽ kiêng ăn thịt vịt vì ý nghĩa xui xẻo, tan đàn, xẻ nghé nhưng tại sao Tết Đoan Ngọ lại ăn thịt vịt? Vào dịp này, thịt vịt lại là món ăn không thể thiếu, đặc biệt của người dân miền Trung
Thịt vịt có ý nghĩa trấn áp điều xui xẻo
Theo quan niệm các nước phương Đông, ngày Tết Đoan Ngọ là mang ý nghĩa cầu phúc, cầu bình an. Ăn thịt vịt vào ngày này nay cũng mang theo mong cầu may mắn, an lành bởi vì trong tiếng Hán, vịt là áp và cũng đồng âm với từ áp, nghĩa là trấn áp sự sự xâm nhập của tà khí, bệnh tật.
Ở Trung Quốc, vào ngày Tết Đoan Ngọ, mọi người còn tặng lẫn nhau trứng vịt muối trứng vịt lộn với ý nghĩa mang may mắn, bình an cho người được tặng. Đó là lý do tại sao Tết Đoan Ngọ lại ăn thịt vịt.
Thịt vịt có tính hàn, bổ dưỡng
Theo Y học cổ truyền có tính mát, khi ăn có tác dụng bồi bổ cho người bị suy nhược và chữa được các chứng bệnh nhiệt, chán ăn, phù nề, phụ nữ không đều kinh nguyệt,… Thời tiết ngày Tết Đoan Ngọ là vào những ngày nắng nóng nhất trong năm, con người thường rất dễ bị bệnh nên ăn thịt vịt có tính hàn vừa theo phong tục mà vừa bảo vệ sức khoẻ, giúp hạ nhiệt và dưỡng thân.
Hơn nữa, thịt vịt vào mùa này cũng chắc tốt, thơm béo, không còn mùi hôi nữa nên đem đi chế biến cũng không lo sợ. Tại sao Tết Đoan Ngọ lại ăn thịt vịt cũng đều vì chính những lý do này.
Gợi ý các món ăn ngon với vịt cho ngày Tết Đoan Ngọ
Giải đáp được thắc mắc tại sao Tết Đoan Ngọ lại ăn thịt vịt thì dưới đây sẽ là gợi ý một số món ngon được chế biến từ vịt. Dù vì lí do gì thì các món ăn từ thịt vịt đều rất ngon, cách chế biến thịt vịt cũng rất đa dạng. Tuỳ vào khẩu vị và thói quen ăn uống của mỗi gia đình mà có thể thử các món ăn từ thịt vịt sau đây vào dịp Tết Đoan Ngọ, đảm bảo thành phẩm sẽ không khiến gia đình thất vọng:
Thịt vịt luộc chấm mắm gừng
Món ăn tuy đơn giản nhưng vô cùng hấp dẫn. Thịt vịt được luộc chín mềm, thơm ngọt, da giòn béo ngậy kết hợp với chén mắm gừng ớt đậm đà sẽ khiến ai đã từng thưởng thức khó mà quên được.
Thịt vịt nấu chao
Với hương vị thơm ngon, đậm đà vịt nấu chao cũng là món ăn quen thuộc vào ngày Tết Đoan Ngọ của người dân miền Trung. Thịt vịt được nấu mềm, thấm gia vị kết hợp với hương vị béo ngậy của chao, bùi bùi của khoai môn khiến ai cũng mê. Vịt nấu chao thường ăn kèm với bún hoặc cơm và một số loại rau như rau muống, mồng tơi,…
Gỏi vịt
Một món ăn thơm ngon, đổi gió cho gia đình vào những ngày hè nóng nữa là gỏi vịt. Thịt vịt luộc cắt miếng vừa ăn rồi trộn gỏi với các loại rau như bắp cải xắt nhuyễn, hành tây, cà rốt,… rưới lên ít mắm chua ngọt sẽ rất cuốn. Gỏi vịt ăn kèm với bánh tráng hoặc cháo nóng cũng đều ngon.
Vịt om sấu
Đây là món ăn đặc trưng của người dân miền Bắc. Thịt vịt được nấu chín mềm vừa tới, béo ngậy thơm ngon kết hợp với vị chua ngọt của quả sấu tạo nên món ăn ngon miệng ai ai cũng ghiền.
Ngoài những món này, thì vịt vịt vẫn còn nhiều cách chế biến khác như là thịt vịt quay, thịt vịt nướng, cháo vịt, bún măng vịt, vịt kho,… Tùy theo khẩu vị và thói quen ăn uống của mỗi gia đình mà chọn cách chế biến khác nhau.
Có thể bạn quan tâm: Thịt vịt luộc rồi làm món gì ngon?
Mong rằng những thông tin trên đây đã giải đáp được câu hỏi tại sao Tết Đoan Ngọ lại ăn thịt vịt. Các món ăn từ thịt vịt có tính mát cũng rất thích hợp vào mùa hè. Và vì Tết Đoan Ngọ cũng là dịp gia đình sum họp nên nếu có thể hãy nấu cho gia đình mình những món ăn ngon. Nếu thấy những thông tin này là hữu ích hãy theo dõi Seoul Academy để cập nhật những thông tin hữu ích khác.