Rớt đại học thì làm gì? Định hướng tốt cho người trượt đại học

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

Rớt đại học là điều mong muốn của tất cả thí sinh tham gia kì thi. Tuy nhiên, với mức cạnh tranh cao để vào các trường đại học danh giá như hiện nay, việc rớt đại học chiếm tỷ lệ rất cao. Nhưng đối với nhiều người, rớt đại học là một điều rất khủng khiếp. Nhưng ngược lại vẫn có nhiều bạn học sinh luôn có cho mình một hướng đi riêng sau khi rớt đại học. Vậy trượt đại học nên làm gì? Có nên đợi 1 năm để thi lại Đại học? 

Rớt đại học là gì?

Hiểu một cách đơn giản nhất, thì trượt đại học hay rớt đại học tức là bạn không thể tiếp tục theo học tại một môi trường mang tên đại học. Đối với nhiều người, rớt đại học mang một nghĩa kém cỏi, thất bại và học thức không cao. Rớt đại học đồng nghĩa với việc tương lai sau này của bạn sẽ không được như bao bạn bè học đại học khác. 

Chính những suy nghĩ trên, việc rớt đại học khiến nhiều người cảm thấy khủng hoảng, trầm cảm, thậm chí thấy xấu hổ và không muốn gặp bất cứ ai vì mình “rớt đại học”.

Rớt đại học được hiểu là bạn không thể tiếp tục học trong môi trường đại học
Rớt đại học được hiểu là bạn không thể tiếp tục học trong môi trường đại học

Tại sao điểm cao vẫn trượt đại học?

Bên cạnh các lý do như bị điểm liệt, không hoàn thành đầy đủ các môn thi bắt buộc, gian lận hay bỏ thi… thì vẫn có một lý do “ngớ ngẩn” khiến nhiều người trượt đại học. Đó chính là “điểm cao nhưng vẫn trượt đại học”. Vậy nguyên nhân do đâu?

Có rất nhiều lý do khiến bạn dù điểm cao nhưng lại không đậu bất kỳ trường đại học nào, cụ thể như: 

  • Sự chủ quan khi được điểm cao
  • Không nắm rõ được cách tính điểm
  • Đề thi thiếu phân hóa

Sự chủ quan khi được điểm cao 

Nguyên nhân đầu tiên chính là sự chủ quan. Có rất nhiều trường học học sinh thi được điểm cao. Nhưng thay vì để cho mình những chiếc “lốp phòng hờ” với việc đăng ký nhiều nguyện vọng khác nhau. Thì học sinh chỉ đăng ký đúng 1-2 nguyện vọng và “an tâm ảo” khi nghĩ rằng mình “chắc chắn” sẽ đậu được trường đã đăng ký trước đó sau khi so sánh điểm chuẩn của các năm trước. 

Thế nhưng, mỗi năm mỗi khác, tỷ lệ chọi cũng như số lượng đăng ký của học sinh vào các trường đại học cũng khác. Do đó, việc “an tâm ảo” chưa bao giờ là đúng. Và thực tế nhiều trường hợp dù được 27,5 điểm nhưng vẫn không thể đậu đại học. Đến khi vỡ lỡ, học sinh phải hối hận vì mình không còn đăng ký bất kỳ nguyện vọng nào nữa. 

Chủ quan vì điểm cao cũng là nguyên nhân khiến bạn rớt đại học
Chủ quan vì điểm cao cũng là nguyên nhân khiến bạn rớt đại học

Không nắm rõ được cách tính điểm 

Không giống với những năm trước, bắt đầu từ năm 2016, điểm chuẩn đại học đã có sự thay đổi rõ ràng trong cách tính. Không chỉ nói về công thức tổng, mà mỗi trường đại học cũng sẽ có các xét tuyển và tính điểm chuẩn vào từng ngành rất khác. 

Do đó, nếu nhìn bề ngoài các điểm bạn đạt được có thể rất cao. Nhưng khi áp dụng vào các ngành riêng biệt của trường đại học, thì điểm của bạn lại chưa đạt chuẩn. Do đó, để chắc chắn, hãy cẩn thận xem xét điểm và hiểu rõ các tính điểm của ngành mà mình đăng ký nhé. 

Đề thi thiếu phân hóa

Thêm một nguyên nhân khiến điểm cao nhưng rớt đại học đó chính là đề thi đang bị thiếu sự phân hóa dẫn đến tỉ lệ chọi của ngành tăng đột ngột. Các chuyên gia cho rằng, chính những điều này cũng gây ra rất nhiều thiệt thòi cho các bạn học sinh thật sự giỏi về chuyên ngành của trường. 

Ổn định tâm lý sau khi rớt đại học

Làm gì khi rớt đại học? Không thể phủ nhận rằng trượt đại học mang lại cho chúng ta cảm giác hụt hẫng, thất vọng và buồn bã sau 12 năm đèn sách cùng quãng thời gian dài chiến đấu với những kiến thức, con số, câu chữ. Đã có rất nhiều câu chuyện thương tâm xảy ra đối với những người trượt đại học. Có thể nói, áp lực rớt đại học là rất cao và khó có ai có thể vượt qua nếu không có tinh thần vững chắc cùng người thân thấu hiểu. 

Có rất nhiều người bị áp lực vì rớt đại học
Có rất nhiều người bị áp lực vì rớt đại học

Tuy nhiên, không gì là không thể, ngoài kia vẫn có rất nhiều người rớt đại học, nhưng bản thân họ lại không hề bi quan. Ngược lại, hầu như đã có sự chuẩn bị từ trước đó về tinh thần lẫn con đường sẽ đi. Sau khi rớt đại học, thay vì dành thời gian để đau buồn, tuyệt vọng, … thì họ lại phải tiếp tục thực hiện những kế hoạch của mình. 

Hãy đối mặt sự thật và cho phép bản thân buồn một chút. Nên nhớ, một kỳ thi không quyết định cả cuộc đời bạn. Bạn cần giải tỏa hết căng thẳng và nỗi buồn do kỳ thi mang lại để tâm trạng nhanh chóng tốt hơn. Bạn cũng nên tìm những người cùng cảnh ngộ với mình. Có rất nhiều người thành công dù không học đại học. Hãy xin lời khuyên của họ và bạn sẽ thấy có rất nhiều lựa chọn sau khi trượt kỳ thi. Sau khi đã lấy lại tinh thần, hãy suy nghĩ và lên kế hoạch cho tương lai. Cùng xem xét một số việc bạn có thể làm sau khi trượt kỳ thi đại học.

Nếu rớt đại học, bạn sẽ làm gì?

Nếu nói trượt đại học là điều gì đó không quá to tác thì không đúng. Tuy nhiên, nếu trượt đại học mà bạn để cho bản thân mình đắm chìm vào trong điều đó quá lâu thì không nên. Có rất nhiều điều mà một người trượt đại học phải làm để vực dậy tinh thần của mình, đó chính là tìm cho mình một mục đích mới trong tương lai. Những định hướng tương lai nếu thi trượt đại học như:

  • Học để thi đại học lại lần nữa
  • Định hướng lại nghề nghiệp
  • Đăng ký học cao đẳng hoặc trung cấp
  • Đi du học
  • Lựa chọn học nghề

Học để thi đại học lại lần nữa

Nếu bạn thật sự muốn theo đuổi con đường đại học, hãy dùng thời gian này để học tập. Chuyên tâm học tập 1 năm, bạn sẽ nhận được kết quả xứng đáng trong kỳ thi lại đại học sắp tới.

Bạn có thể tự ôn tập ở nhà hoặc đến cái trung tâm luyện thi để hiệu quả hơn. Trong thời gian này, bạn cũng có thể tham gia một số hoạt động tình nguyện, hoạt động xã hội bổ ích. Điều này giúp giải tỏa căng thẳng và khiến việc học tập tốt hơn. Đồng thời, những hoạt động này còn giúp ích rất nhiều trong môi trường đại học sau này của bạn.

Nếu bạn vẫn quyết định theo đuổi con đường đại học, hãy ôn tập để thi lại
Nếu bạn vẫn quyết định theo đuổi con đường đại học, hãy ôn tập để thi lại

Định hướng lại nghề nghiệp 

Việc định hướng nghề nghiệp bao giờ cũng là việc quan trọng vì nó quyết định tương lai của bạn. Đôi khi trượt đại học cũng không quá tồi tệ như bạn nghĩ. Đây có thể là cơ hội tốt để bạn nhìn nhận lại nghề nghiệp mong muốn của bản thân.

Bạn không thể chỉ vì vào đại học mà chọn bừa một ngành không phù hợp với bản thân. Vì thế, thay vì tự hỏi rớt đại học thì làm gì, hãy nghĩ xem bản thân thật sự cần gì nhé!

Đăng ký học cao đẳng hoặc trung cấp

Nếu bạn không thực sự giỏi trong việc học tập, bạn nên lựa chọn học cao đẳng hoặc trung cấp. Với những chương trình này, thời gian học của bạn sẽ nhanh hơn. Bạn sẽ tốt nghiệp và đi làm sớm hơn, tức là bạn sẽ có nhiều năm kinh nghiệm hơn trong nghề. Đối với công việc, kinh nghiệm và kỹ năng quan trọng hơn bằng cấp rất nhiều.

Đi du học

Với những bạn có điều kiện, đi du học là một lựa chọn không tồi. Nghiên cứu kỹ càng ngôi trường và đất nước muốn đến. Bên cạnh đó, bạn cũng cần học tốt ngoại ngữ và những kỹ năng sống cần thiết.

Hãy du học nếu có điều kiện
Hãy du học nếu có điều kiện

Lựa chọn học nghề

Học nghề cũng là lựa chọn của rất nhiều đối tượng trượt đại học. Với nhu cầu học nghề rộng rãi như hiện nay, các ngành nghề được đào tạo trở nên phong phú và đáp ứng hầu hết các nhu cầu học nghề của người trượt đại học. Và bản thân chúng ta hoàn toàn lựa chọn cho mình khóa học nghề ưng ý. 

Không những vậy, học nghề rất chú trọng vào tay nghề. Không chỉ được đào tạo kiến thức, người học còn được thực hành trực tiếp, thậm chí môi trường đào tạo còn chuyên nghiệp và chuyên môn hơn rất nhiều so với học đại học. Tấm chứng chỉ nghề hiện nay cũng có giá trị rất cao, được nhiều nhà tuyển dụng coi trọng và lựa chọn. 

Rớt đại học thì làm gì? Những bạn học không thật sự giỏi thì nên lựa chọn học nghề để phát triển sự nghiệp
Rớt đại học thì làm gì? Những bạn học không thật sự giỏi thì nên lựa chọn học nghề để phát triển sự nghiệp

Tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” là tình trạng chung khi nói về nguồn nhân lực của nước ta. Rất nhiều doanh nghiệp, rất nhiều ngành nghề chỉ cần những nhân sự có kỹ năng tốt và tay nghề cao.

Đăng ký nhận tư vấn khóa học nghề chuyên nghiệp tại Seoul Academy.

Đăng ký ngay

Lợi ích khi học nghề sau khi rớt đại học

Đối với đại học, thì học nghề là bước đi khiến nhiều người phải suy nghĩ khi lựa chọn. Bởi lẽ, định kiến của việc học đại học và học nghề nó có khoảng cách rất lớn. Thế nhưng, đó là những suy nghĩ rất cũ và rất lỗi thời. Hiện nay, có rất nhiều phụ huynh định hướng con mình học nghề từ rất sớm và không đề nặng vấn đề học nghề. Do đó, nếu rớt đại học, hãy mang tâm thế thật sự thoải mái để học nghề. Sở dĩ học nghề mang lại rất nhiều lợi ích cho người học cũng như tương lai của học sau này: 

Có thể lựa chọn học nghề ở bất cứ độ tuổi nào

Không cần đợi đến khi phải suy nghĩ rớt đại học thì làm gì, bạn có thể học nghề ngay khi tốt nghiệp THCS. Học nghề và làm nghề từ sớm sẽ giúp bạn có nhiều thu nhập và kinh nghiệm trong cuộc sống hơn.

Thời gian học nhanh chóng

So với việc học đại học, cao đẳng hay trung cấp, học nghề chỉ mất từ vài tháng trở lên. Điều này phù hợp với những bạn không muốn mất nhiều thời gian học tập và mau chóng kiếm được thu nhập.

Thay vì học đại học, bạn hãy lựa chọn học nghề
Thay vì học đại học, bạn hãy lựa chọn học nghề

Học được nhiều kiến thức thực tế hơn nhiều 

Học nghề sẽ thường tập trung vào thực hành hơn là lý thuyết. Chương trình học sát với thực tế, rõ ràng và có tính ứng dụng cao. Học viên sẽ được tiếp xúc sớm với kỹ thuật, thiết bị và công nghệ tiên tiến để tay nghề thành thạo hơn từ những ngày còn đi học.

Cơ học làm đúng nghề 

Thời gian học và ra nghề nhanh chóng khiến cơ hội làm đúng ngành của bạn cũng cao hơn. Bạn có thể dễ dàng thay đổi ngành nghề trong thời gian học nếu cảm thấy không phù hợp.

Chi phí phải chăng 

Chi phí học nghề thường thấp hơn khoảng 5 lần so với những bậc cao đẳng, đại học. Vì thế, nếu gia đình bạn không có điều kiện quá tốt, nếu đang tự hỏi rớt đại học thì làm gì hay học gì, hãy lựa chọn học nghề nhé!

Cơ hội việc làm cao 

Ngày nay, các công ty chỉ cần người lao động có kiến thức, kỹ năng tốt và giàu kinh nghiệm. Đây là cơ hội nghề nghiệp rất lớn cho những người không theo đuổi con đường đại học. Với những lợi ích như thế này, chắc hẳn các bạn đã đỡ phần nào lo lắng suy nghĩ rớt đại học thì làm gì rồi đúng không? Nếu bạn đã quyết định học nghề, hãy cùng đến với phần dưới đây. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một số ngành nghề có nhu cầu nguồn nhân lực cao ở nước ta.

Học nghề có cơ hội thực hành rất nhiều
Học nghề có cơ hội thực hành rất nhiều

Rớt đại học nên học nghề gì? Top 10 ngành nghề ổn định, lương cao

Có rất nhiều nghề để người rớt đại học thì làm gì để không sợ tương lai thất nghiệp như nghề nghiệp liên quan đến ẩm thực, cơ khí, hành chính, làm đẹp… Có thể nói, việc học nghề rất phong phú. Chỉ cần định hướng được bản thân mình muốn làm gì, bạn chắc chắn sẽ tìm được các khóa học phù hợp với nhu cầu của mình.

Nghề nấu ăn

Nghề nấu ăn là luôn nằm trong danh sách những nghề không đòi hỏi bằng cấp nhưng vẫn có công việc ổn định và thu nhập hấp dẫn.

Nhu cầu ăn uống là nhu cầu thiết yếu của con người. Với nghề này, bạn có thể làm việc ở bất cứ đầu, từ quán ăn nhỏ cho đến nhà hàng, khách sạn cao cấp hay tự kinh doanh.

Nghề nấu ăn là nghề có nhu cầu thị trường cũng rất cao
Nghề nấu ăn là nghề có nhu cầu thị trường cũng rất cao

Các khóa học nghề nấu ăn cũng cần thời gian rất ngắn. Một khóa cơ bản chỉ từ 3 – 9 tháng. Bạn có thể lựa chọn kết hợp học nhiều khóa học khác nhau. Nếu bạn muốn tiếp tục theo đuổi, bạn có thể đăng ký lên trung cấp hoặc cao đẳng để học nghề.

Ưu điểm

  • Thời gian đào tạo ngắn.
  • Không đòi hỏi trình độ học vấn, ai cũng có thể theo học.
  • Cơ hội việc làm cao, rất dễ tìm được việc.
  • Không cần quá nhiều năng khiếu chỉ cần bạn yêu thích việc nấu nướng.

Nhược điểm

  • Công việc vất vả.
  • Môi trường làm việc nóng bức.
  • Cần nâng cao trình độ và cập nhật xu hướng ăn uống mới liên tục trong và ngoài nước.

Nghề pha chế

Người học nghề pha chế sẽ có 2 dạng theo đuổi:

Học nghề pha chế cà phê

Người học nghề này còn gọi là Barista. Chương trình học sẽ bao gồm tìm hiểu chuyên sâu về cà phê Việt Nam và cà phê Ý, nhận biết và thực hiện những loại cà phê khác nhau, cũng như tìm hiểu nghệ thuật vẽ trên cà phê. Người theo đuổi nghề này sẽ làm việc ở những nơi chuyên về cà phê cao cấp.

Với các bạn yêu thích và muốn tìm hiểu về cà phê, barista là nghề dành cho bạn
Với các bạn yêu thích và muốn tìm hiểu về cà phê, barista là nghề dành cho bạn

Học nghề pha chế rượu

Nghề này dành cho những người có đam mê về rượu. Với bề dày lịch sử của rượu ngoại, chương trình học sẽ phân chia từ cơ bản đến chuyên sâu. Những người học nghề này còn được gọi là Bartender, sẽ tìm những công việc ở các nhà hàng, khách sạn quán Bar. Đảm nhiệm pha chế rượu, cocktail, mocktail,…

Nghề này không cần phải có trình độ mà chỉ cần có niềm đam mê, sáng tạo và tính nghệ thuật cao. Chỉ cần cố gắng tìm tòi, học hỏi thì bạn sẽ có thể theo đuổi nghề nghiệp này. Khi càng có nhiều kinh nghiệm, bạn càng có thu nhập tốt hơn.

Ưu điểm

  • Môi trường làm việc hiện đại.
  • Công việc cũng khá nhẹ nhàng.
  • Thu nhập cao và dễ tìm việc.

Nhược điểm

  • Nếu muốn đi trên con đường chuyên nghiệp, cần năng khiếu và sáng tạo rất nhiều.
  • Phải liên tục tìm tòi, cập nhật kiến thức mới.
  • Phải liên tục sáng tạo ra những thức uống mới để thu hút khách hàng.
  • Tuổi nghề không cao.

Nghề du lịch

Nếu chưa rõ rớt đại học thì làm gì, hãy chọn nghề du lịch – hot từ lâu và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Nghề du lịch bao gồm các nghề về dịch vụ du lịch như hướng dẫn viên du lịch và hàng không. Ngành nghề này có lộ trình phát triển sự nghiệp rõ ràng và nhiều hứa hẹn. Tuy nhiên, bạn cần phải có đam mê và sức khỏe tốt mới có thể theo đuổi nghề này.

Nhu cầu thị trường của nghề du lịch rất cao, là ngành nghề mà các bạn có thể lựa chọn 
Nhu cầu thị trường của nghề du lịch rất cao, là ngành nghề mà các bạn có thể lựa chọn

Ưu điểm

  • Công việc nhẹ nhàng, dễ tìm việc.
  • Được đi đây đi đó, thường xuyên du lịch trong và ngoài nước.
  • Thu nhập cao.
  • Môi trường làm việc năng động.
  • Có thể làm song song thêm việc khác vì thời gian làm việc rất linh hoạt.

Nhược điểm

  • Ngành du lịch là ngành theo thời vụ, thu nhập có thể không ổn định.
  • Cần tìm hiểu rất nhiều kiến thức về văn hóa, địa lý, lịch sử,…
  • Phải giỏi ngoại ngữ.
  • Cần sức khỏe tốt và sự kiên trì.
  • Tuổi nghề không cao.

Nghề may

Cũng giống nấu ăn, may là nghề không bao giờ phải lo về vấn đề thất nghiệp. Bạn có thể tìm việc ở những nhà may lớn, cũng có thể tự kinh doanh tiệm may để kiếm thêm thu nhập.

Hiện tại nghề may có các hệ cao đẳng, trung cấp và sơ cấp nghề. Nếu chỉ muốn làm công nhân may, bạn chỉ cần 3 – 6 tháng là đủ. Các hệ trung cấp và cao đẳng sẽ phù hợp cho những bạn muốn thiết kế và tự kinh doanh hơn.

Ưu điểm

  • Thu nhập khởi điểm cao.
  • Không lo thất nghiệp, dễ tìm việc làm.

Nhược điểm

  • Cần tư duy sáng tạo và năng khiếu rất nhiều để trở thành một nhà thiết kế.
  • Công việc khá vất vả, bạn có thể phải làm nhiều giờ trong ngày để hoàn thành sản phẩm.
Chỉ cần 3 - 6 tháng học, bạn đã có thể trở thành một công nhân may cho các nhà máy, xí nghiệp lớn
Chỉ cần 3 – 6 tháng học, bạn đã có thể trở thành một công nhân may cho các nhà máy, xí nghiệp lớn

Nghề sửa chữa xe gắn máy

Hơn 80% người dân nước ta sử dụng phương tiện di chuyển là xe gắn máy, do đó dù ngành nghề này không phải mới, nhưng nhu cầu nhân lực lại rất cao. Nghề này không cần trình độ hay bằng cấp, chỉ cần chịu khó và cần cù thì sẽ có thể làm được.

Ưu điểm

  • Thu nhập rất cao.
  • Có thể tự mở tiệm sửa chữa xe, tự kinh doanh riêng.

Nhược điểm

  • Công việc vất vả.
  • Môi trường làm việc nóng bức và khá độc hại. Phải làm việc ở lề đường, tiếp xúc ô nhiễm, khói bụi và các mùi từ xăng, dầu, nhớt,…

Nghề sửa chữa ô tô

Rớt đại học thì làm gì nếu vẫn muốn theo đuổi con đường học tập? Bạn nên chọn nghề sửa chữa ô tô. Bạn có thể đuổi học từng bậc lên vì ngành này đòi hỏi trình độ chuyên môn rất cao. Đây là nghề yêu cầu kỹ thuật rất cao, cần sự chịu khó và quyết tâm cao rất ít người lựa chọn. Nhưng cũng chính vì vậy mà nguồn nhân lực của ngành này rất khan hiếm.

Ưu điểm

  • Dễ dàng tìm việc làm.
  • Được trả lương hậu hĩnh.
  • Môi trường làm việc hiện đại, sang trọng.

Nhược điểm

  • Đòi hỏi sự kiên trì và cần cù cao.
  • Cần phải nghiêm túc học tập để có thể tìm được việc làm tốt.
  • Công việc vất vả.
Nghề sửa chữa ô tô phù hợp cho những bạn rớt đại học nhưng vẫn muốn theo đuổi con đường học vấn dài hạn
Nghề sửa chữa ô tô phù hợp cho những bạn rớt đại học nhưng vẫn muốn theo đuổi con đường học vấn dài hạn

Nghề điện lạnh

Nghề này học về hệ thống làm lạnh và các thiết bị làm lạnh nói chung. Đây là nghề rất cần nguồn nhân lực. Không phải ai cũng có thể lắp đặt và sửa chữa hệ thống làm lạnh, nhất là ở trong các tòa nhà lớn. Nghề này không có hệ đào tạo cao đẳng hay trung cấp, bạn phải chọn những lớp học nghề ngắn hoặc dài hạn.

Ưu điểm

  • Thu nhập cao.
  • Dễ tìm việc làm.

Nhược điểm

  • Công việc vất vả.
  • Thu nhập tuy cao nhưng có thể không ổn định vì bạn làm theo dự án.

Nghề điện

Nghề điện sẽ gồm nghề điện công nghiệp và nghề điện dân dụng. Giữa hai lựa chọn này thì nghề điện công nghiệp sẽ dễ dàng tìm việc làm hơn. Nhà máy, xí nghiệp nào cũng cần có đội ngũ thợ điện để bảo dưỡng, sửa chữa và vận hành máy móc. Nghề này có nhiều hệ và bậc đào tạo, bạn có thể theo đuổi con đường học tập dài hạn để trở thành chuyên viên.

Ưu điểm

  • Nhu cầu nhân lực cao, dễ tìm việc làm.
  • Nếu lựa chọn điện dân dụng thì có thể tự kinh doanh riêng.
  • Thu nhập cao.

Nhược điểm

  • Thị trường tập trung tại các thành phố lớn và khu công nghiệp.
  • Nếu lựa chọn nghề điện công nghiệp thì chỉ có thể đi làm thuê.
Rớt đại học thì làm gì? Bạn có thể lựa chọn nghề điện, nhu cầu thị trường của nghề này rất cao, dễ tìm việc làm
Rớt đại học thì làm gì? Bạn có thể lựa chọn nghề điện, nhu cầu thị trường của nghề này rất cao, dễ tìm việc làm

Nghề sửa chữa điện thoại

Ngày nay, điện thoại thông minh đã không còn đơn thuần là một công cụ liên lạc. Mọi người hầu như không thể rời xa điện thoại của mình quá lâu. Vì thế mà nhu cầu sửa chữa, cài đặt, nâng cấp cho các thiết bị này cũng tăng theo.

Ưu điểm

  • Thời gian học ngắn.
  • Dễ tìm việc làm.
  • Thu nhập cao, có thể tự kinh doanh.

Nhược điểm

  • Thị trường cạnh tranh cao và khốc liệt.
  • Cần có trình độ chuyên môn cao.

Nghề thẩm mỹ, làm đẹp

Với các bạn nữ đang lo lắng nếu thi rớt đại học phải làm sao? Thì học nghề thẩm mỹ, chăm sóc sắc đẹp là một lựa chọn phù hợp với bạn nào có niềm đam mê làm đẹp. Ngành nghề này là tên gọi chung của các ngành: điêu khắc – phun xăm, spa, nail, massage, makeup, cắt – làm tóc, thẩm mỹ,… Trong đời sống hiện đại, người dân ngày càng chăm chút cho vẻ ngoài của mình hơn. Đây cũng là nghề nghiệp không cần trình độ học vấn mà vẫn có thu nhập cao.

Ưu điểm

  • Có nhiều ngành nhỏ để lựa chọn.
  • Nhiều nơi đào tạo chuyên nghiệp.
  • Thời gian học tập ngắn, chỉ từ 2.5 tháng trở lên.
  • Có nhiều khóa học từ ngắn đến dài hạn, từ cơ bản đến chuyên sâu giúp bạn dễ dàng lựa chọn.
  • Thu nhập cao và ổn định.
  • Môi trường làm việc hiện đại, sang trọng.
  • Công việc nhẹ nhàng.
  • Dễ tìm việc làm ở những spa lớn hoặc tự kinh doanh.

Nhược điểm

  • Cần phải có đam mê để theo đuổi.
  • Phải liên tục cập nhật xu hướng làm đẹp mới ở trong và ngoài nước.
Nghề làm đẹp có thu nhập rất cao
Nghề làm đẹp có thu nhập rất cao

Chỉ còn 4 lượt đăng ký để khuyến mãi học phí. Nhanh tay nào!

Đăng ký ngay

Lựa chọn trường đào tạo nghề đúng cần lưu ý những gì?

Ngừng suy nghĩ rớt đại học thì làm gì và lên kế hoạch học nghề là những chuyện bạn nên làm. Tiếp theo đó, bạn cần lựa chọn một trường đào tạo uy tín để theo đuổi ngành nghề đã lựa chọn. Vì nhu cầu học nghề của các bạn trẻ ngày nay tăng, trường đào tạo nghề xuất hiện nhiều hơn. Một số thông tin cần phải tìm hiểu để chọn được trường dạy nghề chất lượng như sau:

  • Chương trình đào tạo của trường có theo sát thực tế hay không, có thực hành nâng cao tay nghề nhiều hay không,…?
  • Đội ngũ giảng viên có giàu kinh nghiệm, tận tâm, nhiệt tình và phương pháp dạy học.
  • Mức học phí có phải chăng, phù hợp với tài chính của bạn hay không?
  • Lượng học viên có việc làm sau tốt nghiệp của trường.
  • Cơ sở vật chất, trang thiết bị.
  • Chương trình hỗ trợ cựu học viên. Rất nhiều trường đào tạo chuyên nghiệp có chương trình hỗ trợ học viên sau tốt nghiệp như: hỗ trợ việc làm, cập nhật xu hướng thị trường cho học viên cũ,…

Bạn nên tìm kiếm những thông tin này từ nhiều nguồn khác nhau: tham khảo trang web hay từ phản hồi của học viên cũ. Điều này sẽ khiến bạn thu thập được nhiều thông tin, đa chiều và khách quan hơn.

Rớt đại học thì làm gì? Hãy ngừng băn khoăn suy nghĩ và lên kế hoạch cho bản thân. Vực dậy tinh thần, định hướng lại và lên kế hoạch cho tương lai của bản thân. Trên đây là bài viết được chia sẽ bởi Trường Đào Tạo Thẩm Mỹ Quốc Tế Seoul Academy. Chúc bạn luôn thành công trong cuộc sống!

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

author-mobile
co-hang

Nguyễn Thúy Hằng

Trưởng Nhóm Giảng Viên, Chăm Sóc Da - Spa tại Seoul Academy – Trường Đào tạo Thẩm mỹ Quốc tế với hơn 12 năm kinh nghiệm Ngành Chăm Sóc Da, chứng chỉ thẩm mỹ Cidesco Thụy Sỹ 2011, chứng chỉ chuyên sâu Body Cibtac Singapore, ban giám khảo Hiệp hội ngành làm đẹp Asian.

BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN