Ngành quốc tế học ra làm gì? Tổng hợp các ngành triển vọng nhất

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

Khi tìm hiểu các ngành học có thể thi tương ứng với khối C hay khối D và D mở rộng, bạn có thể dễ dàng thấy được ngành quốc tế học. Tuy nhiên, ngành quốc tế học vẫn còn là cái tên xa lạ với nhiều người khi không biết đăng ký ngành quốc tế học học những gì hay ngành quốc tế học ra làm gì. Bài viết dưới đây của Seoul Academy sẽ là “chìa khóa” cho các bạn đang tìm hiểu về ngành quốc tế học.

Ngành quốc tế học là gì?

Ngành quốc tế học (tên tiếng Anh: International/ Global Studies) là ngành học chuyên nghiên cứu những vấn đề về văn hoá, xã hội, kinh tế và ngôn ngữ, … mang tính toàn cầu hoá. Nói cách khác, ngành học quốc tế học được hiểu là ngành giúp bạn tìm hiểu tất cả nhân tố ảnh hưởng đến văn hoá và xã hội của một quốc gia nào đó. Vì vậy. đây là ngành học thích hợp với những bạn muốn làm việc với doanh nghiệp nước ngoài và tìm hiểu nền văn hoá của họ.

Ngành quốc tế học mang tính chất toàn cầu hoá
Ngành quốc tế học mang tính chất toàn cầu hoá

Ngành quốc tế học những gì?

Ngành quốc tế học là một lĩnh vực đa dạng các môn học, giúp trang bị cho sinh viên kiến thức toàn diện về vấn đề kinh tế toàn cầu. Danh sách một số môn học bắt buộc khi lựa chọn ngành quốc tế học:

  • Lịch sử quan hệ quốc tế: Tìm hiểu những sự kiện, hiệp định, các xung đột quốc tế quan trọng trong lịch sử, từ chiến tranh lạnh cho đến quá trình toàn cầu hóa giúp sinh viên hiểu rõ hơn về bối cảnh lịch sử của các vấn đề hiện đại.
  • Nhập môn quan hệ quốc tế: Sinh viên sẽ được khám phá các học thuyết, lý thuyết nền tảng về quan hệ giữa các quốc gia, giúp sinh viên có cái nhìn sâu sắc về động lực và cơ chế vận hành của thế giới.
  • Chính trị thế giới: Giúp sinh viên đào sâu vào hệ thống chính trị, cơ cấu quyền lực và các vấn đề chính trị nổi bật trên thế giới. Nhờ vậy giúp sinh viên trang bị kiến thức để phân tích các sự kiện chính trị quốc tế, dự đoán xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới.
  • Kinh tế quốc tế: Phân tích các mô hình kinh tế, chính sách thương mại, tài chính quốc tế. Từ đó giúp sinh viên học cách đánh giá các tác động của các yếu tố kinh tế toàn cầu lên từng quốc gia và khu vực.
  • Luật quốc tế: Nghiên cứu các nguyên tắc, quy định và điều ước quốc tế chi phối quan hệ giữa các quốc gia. Môn học sẽ cung cấp cho sinh viên kiến thức pháp lý cần thiết để hiểu và phân tích các vấn đề trong nền kinh tế hiện đại.
  • Ngoại ngữ: Thông thường, sinh viên sẽ được yêu cầu học ít nhất một ngoại ngữ (thường là tiếng ánh) và lựa chọn thêm các ngoại ngữ khác như: Tiếng Trung, Pháp, tiếng Nhật,… để tăng cơ hội nghề nghiệp.
Những môn học của ngành quốc tế khá đa dạng
Những môn học của ngành quốc tế khá đa dạng

Ngoài những môn học bắt buộc kể trên, sinh viên sẽ lựa chọn thêm các môn học theo sở thích và định hướng nghề nghiệp như: Giao tiếp, đàm phán, thuyết phục, …

Xem thêm: Tư vấn chọn trường đại học khối B: Nên học trường nào phù hợp?

Ngành quốc tế học ra làm gì? Top 5 nghề quốc tế học hot nhất

Với khối lượng kiến thức lớn và rộng, điều này đồng nghĩa với việc sinh viên có cơ hội việc làm phong phú và đa dạng khi học ngành quốc tế học. Một số nghề liên quan đến ngành học bao gồm nhà báo, biên tập viên, điều phối viên, giảng viên, cán bộ ngoại giao, …

Nếu thắc mắc ngành quốc tế học ra làm gì, bạn có thể tham khảo một số ngành nghề nổi bật sau khi tốt nghiệp ngành quốc tế học:

  • Cán bộ đối ngoại
  • Nhà báo, biên tập viên, biên dịch viên
  • Điều phối viên
  • Nghiên cứu viên
  • Giảng viên

Cán bộ đối ngoại

Cán bộ đối ngoại là ngành nghề đáng mơ ước của nhiều bạn trẻ ngày nay. Vì vậy, nhiều bạn đã chọn học ngành quốc tế học. Vai trò của các bộ đối ngoại chính là đại diện quốc gia, chính phủ tham gia thực hiện các công việc ngoại giao, đối ngoại, cụ thể là công bố chính sách và quyết định đối ngoại của nhà nước, đàm phán hay ký kết các hiệp định, văn kiện ngoại giao, …

Đối với công việc này, bạn sẽ được làm việc tại các cơ quan đối ngoại của Đảng và Nhà nước bao gồm Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Văn phòng đối ngoại của các tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp lớn, …

Mức lương: Từ 25 – 50 triệu đồng/ 1 tháng hoặc cao hơn tùy theo cấp bậc và vị trí công tác.

Cán bộ ngoại giao là công việc đáng mơ ước
Cán bộ ngoại giao là công việc đáng mơ ước

Nhà báo, biên tập viên, biên dịch viên

Sau khi hoàn thành chương trình quốc tế học, bạn có thể chọn là tại các vị trí như nhà báo, biên tập viên hay biên dịch viên nếu bạn yêu thích và có khả năng viết lách. Lúc này, nhiệm vụ của nhà báo là cập nhập tin tức, lấy tin, chọn lọc thông tin và viết báo. Nhiệm vụ của biên tập viên là biên tập các nội dung liên quan đến văn hoá, chính trị, xã hội, kinh tế, quay phóng sự, phỏng vấn hay dẫn chương trình bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Các cơ quan tuyển dụng của vị trí nhà báo hay biên tập viên, biên dịch viên bao gồm Đài truyền hình địa phương, Đài tiếng nói Việt Nam, các trang báo/ tờ báo hay tạp chí lớn, nhỏ.

Mức lương: Từ 18 – 35 triệu đồng/ 1 tháng có thể cao hơn.

Bạn có thể trở thành nhà báo sau khi tốt nghiệp ngành quốc tế học
Bạn có thể trở thành nhà báo sau khi tốt nghiệp ngành quốc tế học

Điều phối viên 

Nếu trở thành chuyên viên và điều phối viên sau khi học xong quốc tế học, bạn sẽ tham gia vào công việc như thực hiện các công tác quản trị, điều hành và quản lý bộ phận tại doanh nghiệp, thiết lập và xử lý các mối quan hệ của công ty, điều phối dự án, …

Bạn có thể tìm việc tại tổ chức phi chính phủ hoặc các doanh nghiệp sản xuất trong và ngoài nước, …

Chuyên viên điều phối và quản lý được làm việc tại cơ quan chính phủ
Chuyên viên điều phối và quản lý được làm việc tại cơ quan chính phủ

Mức lương: Từ 8 – 30 triệu đồng/ 1 tháng tùy theo kinh nghiệm làm việc.

Nghiên cứu viên

Nghiên cứu viên về các vấn đề toàn cầu, nghiên cứu về các quan hệ giữa các quốc gia, …là câu một gợi ý nếu bạn đặt câu hỏi ngành quốc tế học ra làm gì. Bạn có thể đảm nhiệm các vị trí khác như thư ký, người điều phối dự án tại các Tổ chức chính phủ hay tổ chức nước ngoài như Mỹ, Liên minh châu Âu, …

Ngoài ra, bạn còn có cơ hội làm việc tại các Viện Nghiên cứu, có thể kể đến là Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, Viện Nghiên cứu châu Âu, châu Mỹ, …

Mức lương: Từ 10 – 40 triệu đồng/ 1 tháng hoặc cao hơn tùy theo kinh nghiệm.

Nhà nghiên cứu chuyên nghiên cứu nền kinh tế, văn hoá…quốc tế
Nhà nghiên cứu chuyên nghiên cứu nền kinh tế, văn hoá…quốc tế

Giảng viên

Hoàn thành chương trình học và tốt nghiệp ngành quốc tế học, bạn có thể tiếp tục học các cập bậc cao hơn như thạc sĩ hay tiến sĩ để trở thành giảng viên. Lúc này, bạn sẽ là người truyền đạt kiến thức liên quan đến quốc tế học cho thế hệ sinh viên sau này.

Bạn có cơ hội trở thành giảng viên đại học ngành quốc tế học
Bạn có cơ hội trở thành giảng viên đại học ngành quốc tế học

Đối với ngành quốc tế học, sinh viên sau khi ra trường không sợ thất nghiệp vì cơ hội việc làm đa dạng, rộng mở. Bạn cũng có thể rẽ hướng để làm tại vị trí trái ngành như chuyên/ nhân viên marketing, quan hệ công chúng, nghiên cứu thị trường. Đây cũng là câu trả lời cho vấn đề ngành quốc tế học ra làm gì.

Mức lương: Từ 12 – 50 triệu đồng/1 tháng tùy theo cấp bậc và kinh nghiệm.

Những ai phù hợp học ngành quốc tế? Tố chất cần thiết để học quốc tế học

Học ngành quốc tế học sau khi tốt nghiệp sẽ có nhiều cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp nước ngoài, được tiếp xúc với môi trường và văn hoá quốc tế. Tuy nhiên bạn phải rèn luyện và học hỏi thêm nhiều kỹ năng được xem là tố chất cần thiết để thể học ngành này và đạt nhiều thành công.

  • Khả năng ngoại ngữ tốt là yếu tố cần thiết nhất: Đối với ngành quốc tế học, thông thạo nhiều thứ tiếng là yếu tố cần thiết cũng như lợi thế của sinh viên khi học và đi làm.
  • Có khả năng giao tiếp, thuyết trình, đàm phán xuất sắc: Hầu hết các ngành nghề, công viên của ngành quốc tế học đều yêu cầu kỹ năng giao tiếp, đàm phán và thuyết trình. Điều này giúp bạn tăng các mối quan hệ xã hội, tạo thuận lợi cho công việc sau này.
  • Hiểu biết về vấn đề chính trị, văn hoá, xã hội, quốc tế: Tất nhiên, bạn phải có hiểu biết và thích tìm tòi, khám phá những vấn đề liên quan chính trị, văn hoá, kinh tế hay chính trị. Những hiểu biết này là điều kiện cần để bạn theo học và làm các công việc với ngành nghề liên quan.
  • Kỹ năng phân tích tình huống và ra quyết định: Bạn phải nhạy bén trong tất cả tình huống để xử lý công việc cũng như đưa ra quyết định có tính chất quan trọng một cách chính xác nhất.
Sinh viên quốc tế học phải giỏi giao tiếp và thành thạo kỹ năng đàm phán 
Sinh viên quốc tế học phải giỏi giao tiếp và thành thạo kỹ năng đàm phán

Tóm lại, tìm hiểu về ngành quốc tế học ra làm gì chưa đủ, trước đó bạn phải xem xét tính cách của bản thân có phù hợp với những tố chất mà ngành học này yêu cầu hay không. Việc này giúp bạn tránh tình trạng chọn sai ngành, không tìm được việc làm phù hợp trong tương lai.

Ngành quốc tế học và quan hệ quốc tế có giống nhau không? 

Quốc tế học và quan hệ quốc tế đều là những môn học có nhiều điểm tương đồng nhưng cũng có những khác biệt. Dưới đây là bảng so sánh chi tiết 2 ngành học hot nhất hiện nay:

Tiêu chí so sánh Ngành quốc tế học Ngành quan hệ quốc tế
Phạm vi nghiên cứu Rộng hơn, nghiên cứu về các vấn đề toàn cầu theo nhiều góc độ bao gồm: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, lịch sử, con người… Nhỏ hơn, tập trung vào những mối quan hệ cụ thể giữa các quốc gia, giữa các vấn đề chính trị, ngoại giao, an ninh…
Phương pháp nghiên cứu Đa dạng phương pháp của nhiều ngành khoa học xã hội và nhân văn khác nhau. Tập trung vào những phương pháp nghiên cứu chính trị và ngoại giao.
Mục tiêu đào tạo Trang bị cho sinh viên kiến thức toàn diện về các vấn đề toàn cầu, giúp sinh viên có khả năng phân tích, đánh giá và giải quyết các vấn đề liên quan đến quan hệ quốc tế. Chuẩn bị tiền đề cho sinh viên làm việc trong các lĩnh vực ngoại giao, quan hệ quốc tế, các cơ quan chính phủ.
Cơ hội nghề nghiệp Các cơ hội nghề nghiệp đa dạng trong lĩnh vực nghiên cứu, giảng dạy, truyền thông, tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp đa quốc gia… Tập trung vào các công việc trong lĩnh vực ngoại giao, quan hệ quốc tế, các tổ chức quốc tế, các cơ quan chính phủ…

Các trường đại học đào tạo ngành quốc tế học

Dưới đây là danh sách một số trường đại học có đào tạo ngành quốc tế học được đánh giá cao theo từng khu vực và điểm chuẩn tham khảo được tổng hợp năm mới nhất:

Tên trường Khối thi Điểm chuẩn tham khảo
Khu vực miền Bắc
Đại học ngoại thương D01, D14, D15 25 – 28
Học viện ngoại giao D01, D14, D15 23 – 26
Đại học Hà Nội D01 28 -33
Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (ĐHQGHN) C00, D01 23 – 26
Học viện báo chí và Tuyên truyền D14, D15 22 – 25
Miền Trung
Đại học ngoại ngữ (ĐH Đà Nẵng) D01. D14, D15 21 – 24
Đại học ngoại ngữ (ĐH Huế) D01, D14, D15 15 – 18 
Miền Nam
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐHQG TPHCM) C, D01 24 – 27
Đại học sư phạm TPHCM D01, D14, D78 23.5 – 27.31
Đại học Tôn Đức Thắng D01, D87 22 – 25
Đại học Hoa Sen D01, D87 20 – 23
Đại học Quốc tế (ĐHQG TPHCM) D01, D87 18 – 25

Bảng tổng hợp các trường đại học đào tạo ngành Quốc tế học và điểm chuẩn tham khảo

Như vậy, Seoul Academy và bạn đã cùng giải đáp hết những băn khoăn về việc ngành quốc tế học ra làm gìcó nên học ngành quốc tế học. Quốc tế học là một ngành học có nhiều cơ hội phát triển và thăng tiến trong tương lai, vậy nên quyết định học hay không là ở bạn. Chúc các bạn thành công!

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

author-mobile
co-hang

Nguyễn Thuý Hằng

Trưởng Nhóm Giảng Viên, Chăm Sóc Da - Spa tại Hệ thống đào tạo thẩm mỹ quốc tế Seoul Academy với hơn 12 năm kinh nghiệm Ngành Chăm Sóc Da, chứng chỉ thẩm mỹ Cidesco Thụy Sỹ 2011, chứng chỉ chuyên sâu Body Cibtac Singapore, ban giám khảo Hiệp hội ngành làm đẹp Asian.

BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN