- Mặc định
- Lớn hơn
Năng lực tự học là một trong những chìa khóa quan trọng để đạt những thành tích cao trong học tập và thành công trong tương lai. Thế nhưng, ở lứa tuổi học sinh hay sinh viên, ít ai có thể nhận thức được năng lực tự học là gì cũng như lợi ích đến từ năng lực tự học. Để làm rõ những vấn đề xoay quanh năng lực tự học, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Seoul Academy!
Năng lực tự học là gì?
Tự học là quá trình chủ động tiếp thu các kiến thức, kinh nghiệm xã hội, cuộc sống. Không những vậy, quá trình này không cần đến sự hỗ trợ, nhắc nhở hay đúc thúc của mọi người xung quanh. Tự học giúp mọi người giải quyết được nhiều vấn đề, ngay cả lứa tuổi học sinh, sinh viên hay những người đã đi làm, thành đạt.
Năng lực tự học là khả năng chủ động để tìm hiểu và tiếp thu kiến thức mà không cần sự giúp đỡ chủ động từ người khác. Đây là khả năng quan trọng trong quá trình học tập và phát triển bản thân. Người có năng lực tự học thường có khả năng tự quản lý thời gian, xác định mục tiêu, lựa chọn phương tiện học tập hiệu quả và giữ cho tinh thần tự chủ và sẵn sàng đối mặt với thách thức.
Cùng với đó, cá nhân có năng lực tự học phải biết tự điều chỉnh các điểm yếu, khuyết điểm của bản thân thông qua những đóng góp, lời khuyên tích cực của mọi người xung quanh. Từ đó ngày càng hoàn thiện bản thân. Nếu gặp khó khăn trong quá trình tự học, mọi người sẽ chủ động tìm cách khắc phục hoặc chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ. Đây chính là những hành vi của năng lực tự học.
Theo một số nghiên cứu, năng lực tự học được chi phối bởi nhiều yếu tố. Trong đó, tính cách và phương pháp học là 2 nhóm yếu tố quyết định người nào đó có năng lực tự học hay không. Kỷ luật, tư duy phân tích, khả năng tự điều chỉnh, ham hiểu biết, linh hoạt, tự tin, tích cực,… thuộc nhóm tính cách của người có năng lực tự học. Có kỹ năng tìm kiếm và thu hồi thông tin, có kiến thức để thực hiện các hoạt động học tập, năng lực đánh giá, giải quyết vấn đề,… là các phương pháp học.
Bên cạnh đó, người có năng lực tự học cần phải có một số kỹ năng cần thiết như quản lý thời gian, lập kế hoạch, kỹ năng lắng nghe, ghi chép,… Song song đó là thái độ biết chịu trách nhiệm với việc học tập của bản thân, dám đối mặt với thách thức, mong muốn được thay đổi hoặc được học.
Lợi ích đến từ năng lực tự học
Không phải tự nhiên mà mọi người lại tìm hiểu năng lực tự học là gì. Bởi nếu sở hữu năng lực tự học, bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích tuyệt vời và dễ dàng đạt đến những mốc thành công trong cuộc sống.
Nâng cao trình độ chuyên môn
Năng lực tự học của học sinh là rất quan trọng. Đây là cơ hội tốt để các bạn tìm hiểu rõ hơn về lĩnh vực mà bản thân đang quan tâm. Từ đâu, bạn sẽ nâng cao được trình độ chuyên môn của mình. Đây là lợi ích mà không chỉ học sinh hay sinh viên có thể nhận được mà những người đã đi làm cũng có thể phát triển và thăng tiến hơn trong công việc, cuộc sống.
Cập nhập kiến thức liên tục
Năng lực tự học thôi thúc các bạn không được dừng lại, luôn học hỏi và cập nhập kiến thức mới. Điều này giúp các bạn khám phá thêm nhiều điều hay, nhiều lĩnh vực mới, nhiều khía cạnh khác mà bản thân có thể làm được. Khi sở hữu càng nhiều kiến thức, bạn có thể áp dụng vào học tập, công việc một cách dễ dàng hơn. Đây là chìa khoá để mọi người thành công trong thời đại phát triển hiện nay.
Tăng hiệu suất công việc
Nếu các bạn thật sự hiểu năng lực tự học là gì, chắc chắn bạn sẽ biết được lợi ích tuyệt vời của năng lực tự học – chính là tăng hiệu suất công việc. Xuyên suốt quá trình tự học, bạn sẽ tích lũy được nhiều kiến thức và kỹ năng. Điều này giúp các bạn cải thiện hiệu suất làm việc, có khi là gấp đôi, thậm chí gấp 3-4 lần. Theo đó, khả năng đánh giá, xem xét và xử lý vấn đề sẽ nhạy bén hơn, từ đây bạn cũng có thể giải quyết vấn đề nhanh chóng và chính xác hơn.
Khám phá năng lực của bản thân
Cũng giống như cập nhập các kiến thức mới, khi bạn có năng lực tự học, bạn có thể khám phá năng lực của bản thân. Tự học giúp bạn phá bỏ những giới hạn, rào cản, thử thách mà bản thân tự đặt ra cũng như tác động từ bên ngoài. Việc tìm hiểu sâu về các môn học, các kỹ năng mới hay kiến thức mới dần khiến bạn mở mang tầm mắt. Từ đây, chắc chắn bạn sẽ hiểu thêm bản thân và biết được mình có khả năng đến đâu.
Xem thêm: Học sinh tiêu biểu là gì? Đánh giá dựa trên tiêu chí nào?
Nâng cấp profile cá nhân
Xét theo khía cạnh năng lực tự học của sinh viên, mọi người có thể nâng cấp profile cá nhân của mình một cách chuyên nghiệp và đẳng cấp hơn. Khi bạn trau dồi, học hỏi cũng như cố gắng phấn đấu để học tập, bạn sẽ có kết quả học tập xuất sắc và các chứng chỉ kỹ năng như tiếng anh, tin học,…Điều này giúp bạn có thể bổ sung thông tin vào CV của mình khi đi xin việc. Vậy nên, bạn dễ dàng tìm được việc hơn thông qua khả năng tự học.
Làm sao để rèn luyện và phát triển năng lực tự học?
Nếu hiểu rõ về năng lực tự học là gì cũng như biết cách phát triển năng lực tự học, bạn sẽ tiếp cận được với nhiều điều tuyệt vời. Nhưng năng lực tự học không phải ai cũng rèn luyện được, vậy phải làm thế nào? Bạn có thể tham khảo những cách giúp học sinh phát triển năng lực tự chủ và tự học:
- Rèn luyện kỹ năng đọc
- Ghi chú từ khóa, kiến thức quan trọng
- Đào sâu kiến thức
- Dành thời gian nhiều hơn cho việc học
- Đặt ra kỷ luật khi học
- Hình thành thói quen tìm kiếm tài liệu
- Tự kiểm tra lại kiến thức
Rèn luyện kỹ năng đọc
Bước đầu của tự học chính là rèn luyện khả năng đọc. Bạn có thể đọc những bài học trên lớp, những cuốn sách chuyên ngành, thậm chí là đọc bất kỳ điều gì mà bạn muốn biết.
Khi đọc kiến thức mới, bạn có thể bị ngợp vì kiến thức quá rộng. Ở giai đoạn đầu, bạn rất dễ bị nản và ngừng việc rèn luyện tự học. Thay vào đó, bạn có thể chia thời gian để đọc. Nếu không đọc 1 cuốn sách trong hết 1 ngày, bạn có thể đọc 2 ngày, nếu không đọc hết trong 2 ngày thì đọc 1 tuần, 1 tháng,…
Ghi chú từ khóa, kiến thức quan trọng
Sau khi đã đọc những kiến thức mà bản thân muốn tìm hiểu, bạn nên ghi lại những từ khoá vào cuốn sổ cá nhân hoặc những điều mà bạn muốn biết và tìm hiểu sâu hơn. Ngoài ra, bạn có thể chú thích lại ở điện thoại, máy tính, laptop,… bất cứ ở đâu mà bạn có thể mở ra và xem lại kiến thức mọi lúc mọi nơi.
Đào sâu kiến thức
Khi đọc bài, bạn có thể hiểu hoặc không hiểu một khái niệm, định lý hay kiến thức nào đó. Lúc này, bạn hãy tìm hiểu các thông tin liên quan hay tìm những cuốn sách, bài học khác. Đây là một trong những cách để đào sâu kiến thức.
Cụ thể, nếu bạn tìm hiểu thông tin nào đó trên internet, bạn thường đọc chỉ 1-2 bài để tìm hiểu vấn đề. Khi không hiểu, bạn rất dễ bỏ cuộc và không biết cách để xây dựng năng lực tự học. Lúc này, bạn có thể xử lý bằng cách mở thêm các tab, các trang khác cũng như nhấn vào các tin tức liên quan. Cách này giúp bạn hiểu rõ thêm vấn đề cũng như rèn luyện khả năng tự học theo thời gian.
Dành thời gian nhiều hơn cho việc học
Năng lực tự học không thể hình thành chỉ trong 1-2 ngày hay 1-2 tuần, bạn có thể sẽ mất rất nhiều thời gian để học, thậm chí là tính bằng năm. Với những người thông minh và có tư duy, bạn không mất nhiều thời gian. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều phải mất rất nhiều thời gian để nỗ lực và cố gắng phấn đấu để rèn luyện và phát triển khả năng này.
Đặt ra kỷ luật khi học
Các bạn không thể tập trung học khi bạn vừa đọc sách, vừa chơi game hay vừa lướt web, nghe nhạc. Chính những yếu tố này làm các bạn dễ bị xao nhãng hoặc học không vào, không ghi nhớ lâu. Điều này là lý do bạn cần phải đặt ra kỷ luật cho bạn thân khi học. Những thói quen xấu như học 2 phút là lướt điện thoại hay vừa học vừa nhắn tin,… cần phải từ bỏ.
Hình thành thói quen tìm kiếm tài liệu
Tự học không hoàn toàn là học một mình. Tuy nhiên, việc tự học trước tiên phải xuất phát từ bản thân của bạn trước. Khi gặp một vấn đề khó khăn nào đó trong học tập và công việc, ít ai chọn cách tự giải quyết. Các bạn thường hỏi bạn bè, đồng nghiệp để tìm kiếm câu trả lời hay giải pháp tốt.
Thay vào đó, bạn có thể tìm hiểu vấn đề một mình trước. Nếu đi vào đường cùng sau quá trình tìm kiếm không có kết quả, bạn mới nên nhờ sự hỗ trợ. Các tài liệu hiện nay rất nhiều như các trang mạng, sách, báo, video,… Bạn nên tận dụng nguồn tài nguyên này và hình thành thói quen “research” ngay từ bây giờ.
Tự kiểm tra lại kiến thức
Không cần chờ đến sự hỗ trợ từ bên ngoài để biết được bản thân mình đang làm đúng hay sai. Bạn hoàn toàn có thể tự mình kiểm tra lại kiến thức mà mình đã học. Rất đơn giản, các phương pháp để kiểm tra lại kiến thức có thể kể đến như làm bài kiểm tra ngắn, liệt kê những nội dung đã học, vẽ biểu đồ, bản đồ tư duy,… Đây là cách để củng cố kiến thức cũng như dần hình thành thói quen tự học và năng lực tự học.
Năng lực tự học là khả năng mà ai cũng nên có nếu muốn được bản thân nhanh chóng đạt đến thành công trong học tập, công việc và cuộc sống. Trên đây là bài viết mà Seoul Academy đã chia sẻ về năng lực tự học là gì cũng như cách để rèn luyện và phát triển năng lực này. Chúc các bạn áp dụng thành công!