Lớp bọt khi nấu thịt là gì? Có cần hớt bỏ không và cách xử lý đúng

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

Khi nấu ăn mà đặc biệt là hầm xương, hầm thịt rất thường xuất hiện lớp bọt bên trên. Thông thường chị em sẽ chọn loại bỏ lớp bọt khí này để giúp nước trong và ngon hơn. Vậy điều này có thực sự chính xác? Nếu chưa biết rõ lớp bọt khi nấu thịt là gì cũng như cách xử lý đúng mọi người hãy tham khảo ngay các thông tin dưới đây.

Lớp bọt khi nấu thịt là gì?

Lớp bọt khi nấu thịt là do máu, protein và cặn bã trong thịt phản ứng với nhiệt độ cao hình thành nên. Và tuỳ loại thịt khác nhau màu lượng bọt khí xuất hiện sẽ nhiều ít hay có màu sắc không giống nhau. Những vùng thịt có nhiều mao mạch, lượng máu nhiều hơn sẽ xuất hiện bọt khí nhiều hơn. Chẳng hạn như vùng thịt lưng, thịt đùi sẽ ít bọt hơn khi mọi người nấu xương chân. Hiện tượng này là hoàn toàn bình thường nên các chị em nội trợ có thể hoàn toàn yên tâm.

Khi nấu thịt thường xuất hiện lớp bọt
Khi nấu thịt thường xuất hiện lớp bọt

Lớp bọt khi nấu thịt có phải chất bẩn không? có độc không?

Bên cạnh câu hỏi lớp bọt khi nấu thịt là gì thì nhiều chị em cũng băn khoăn liệu chúng có phải là chất bẩn không. Có nhiều quan niệm cho rằng, bọt khí này càng nhiều tức là thịt càng bẩn và không được tươi. Quan niệm này chưa thật sự đúng. Vì như đã giải thích, bọt khi nấu thịt có thể từ cặn bã bám trong thịt hoặc từ máu, protein hình thành. Nếu là từ cặn bã dĩ nhiên bọt khí cũng không sạch cần loại bỏ. Tuy nhiên nếu là phản ứng của protein thì chúng rất tốt, hoàn toàn không phải chất bẩn.

Lớp bọt khí khi nấu thịt không hoàn toàn là chất bẩn mà còn là chất dinh dưỡng
Lớp bọt khí khi nấu thịt không hoàn toàn là chất bẩn mà còn là chất dinh dưỡng

Cách xử lý lớp bọt khi nấu thịt an toàn

Hầu như khi nấu thịt, hầm xương sẽ đều xuất hiện lớp bọt khí. Thông thường chị em sẽ chọn vớt lớp bọt này bỏ đi. Tuy nhiên cách làm này chưa thật sự hợp lý. Dưới đây là cách xử lý đúng để giúp món ăn vừa ngon nhưng vẫn đảm bảo sạch sẽ.

Với lớp bọt khí đầu tiên

Khi chế biến món ăn, đặc biệt là hầm xương mọi người nên để ý có 2 lớp bọt xuất hiện. Trong đó lớp bọt khí đầu tiên thường sẽ rất nhiều, dày và màu sắc đậm hơn. Lớp bọt này được cho là chất bẩn, máu tích tụ khi tiếp xúc với nhiệt độ cao. Và tốt nhất là hãy dùng vá để vớt đi lớp bọt này. Chúng không quá tốt cho sức khỏe, đặc biệt sẽ khiến mùi vị cũng như hình thức món ăn bị ảnh hưởng.

Lớp bọt đầu tiên khi nấu thịt nên được vớt đi
Lớp bọt đầu tiên khi nấu thịt nên được vớt đi

Khi vớt bọt khí mọi người nên dùng vá hoặc muỗng đẩy chúng lại gần nhau cho dễ vớt. Chỉ nên vớt bọt tránh lấy đi quá nhiều nước canh hay nước hầm. Ngoài ra nếu được hãy trang bị vợt chuyên biệt để vớt bọt khí như vậy sẽ thuận tiện và nhanh chóng hơn.

Với lớp bọt khí thứ 2

Sau khi loại bỏ lớp bọt khí sẫm màu đầu tiên nếu nấu tiếp sẽ xuất hiện lớp bọt khí thứ 2. Lớp này mỏng hơn và màu sắc thường trong. Theo các chuyên gia, lớp bọt này phần lớn là chất béo, chất đạm tích tụ lại nên rất tốt cho sức khoẻ. Với lớp bọt này chị em cần giữ lại để giúp món ăn được thơm ngon, đậm đà, tuyệt đối không nên vớt bỏ sẽ làm giảm đi giá trị dinh dưỡng.

Nên giữ lại lớp bọt thứ 2 để món ăn bổ dưỡng
Nên giữ lại lớp bọt thứ 2 để món ăn bổ dưỡng

Cách giảm bớt bọt khi nấu thịt, xương

Trên thực tế nếu sơ chế thịt, xương kỹ sẽ có thể loại bỏ nhiều chất bẩn và máu tích tụ. Và khi nấu bọt khí bẩn ban đầu cũng xuất hiện ít hơn. Thậm chí nếu sơ chế kỹ thì lớp bọt ban đầu sẽ là lớp chất đạm, chất béo, protein và mọi người không phải vớt bỏ. Hãy tham khảo cách làm dưới đây để khi nấu thịt sẽ ít đi bọt khí.

  • Bước 1: Thịt hay xương mua về trước tiên mọi người cần chặt miếng vừa ăn đồng thời để dễ xử lý hơn.
  • Bước 2: Rửa thịt với nước 2 lần để loại bỏ chất bẩn ban đầu.
  • Bước 3: Tiếp tục thêm muối vào nước pha loãng và rửa thịt thêm một lần nữa.
  • Bước 4: Chuẩn bị một nồi nước thật sôi cho thịt đã rửa vào chần sơ trong khoảng 2 đến 3 phút rồi vớt ra. 
  • Bước 5: Tiếp tục dùng nước lạnh rửa thịt lại sau đó có thể mang đi chế biến.
Chần sơ thịt với nước sôi khi nấu sẽ ít bọt hơn
Chần sơ thịt với nước sôi khi nấu sẽ ít bọt hơn

Cách làm này sẽ giúp loại đi rất nhiều chất bẩn, máu thừa còn trên thịt hay xương. Và khi nấu chính thức lớp bọt sẽ ít đi rất nhiều. Thậm chí nếu khi nấu mà thấy bọt nhỏ, trong thì mọi người không cần phải vớt bỏ.

Trên đây Seoul Academy vừa giải đáp thắc mắc lớp bọt khi nấu thịt là gì. Nhìn chung lớp bọt này không hẳn là gây hại cho sức khoẻ nhưng sẽ ảnh hưởng đến hương vị cũng như hình thức các món canh, món hầm. Do đó mọi người nên vớt bỏ lớp đầu tiên chỉ nên giữ lại lớp thứ 2 để giữ dinh dưỡng cho món ăn.

Xem thêm: Có nên bảo quản hạt tiêu trong tủ lạnh?

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

author-mobile
co-hang

Nguyễn Thuý Hằng

Trưởng Nhóm Giảng Viên, Chăm Sóc Da - Spa tại Seoul Academy – Trường Đào tạo Thẩm mỹ Quốc tế với hơn 12 năm kinh nghiệm Ngành Chăm Sóc Da, chứng chỉ thẩm mỹ Cidesco Thụy Sỹ 2011, chứng chỉ chuyên sâu Body Cibtac Singapore, ban giám khảo Hiệp hội ngành làm đẹp Asian.

BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN