Kinh nghiệm dạy học trực tuyến giúp giáo viên dạy học thành công

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

Dạy học trực tuyến là xu thế khi công nghệ phát triển, nhu cầu học online ngày càng tăng. Không chỉ đối với học viên, các giáo viên cũng cần phải rất nỗ lực để có thể thích ứng với phương thức giảng dạy này. Vậy để có những giờ học online chất lượng như học trực tiếp thì giáo viên cần chuẩn bị những gì? Sau đây Seoul Academy sẽ chia sẻ về một số kinh nghiệm dạy học trực tuyến mà thầy cô nhất định phải biết để có những giờ học hiệu quả.

Một số khó khăn khi dạy học trực tuyến

Trước khi bật mí về những kinh nghiệm dạy học trực tuyến hiệu quả thì chúng ta cần tìm hiểu trước những thách thức của phương pháp giảng dạy này. Bởi đây là cách thức giáo dục tương đối mới nên nó đã đem lại cho thầy cô một số khó khăn nhất định.

Việc dạy học trực tuyến cũng gặp một số khó khăn nhất định
Việc dạy học trực tuyến cũng gặp một số khó khăn nhất định

Khó khăn trong việc ứng dụng công nghệ vào dạy học

Nhiều giáo viên hiện nay do không rành về công nghệ thông tin nên đã gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình giảng dạy. Bởi khi dạy học trực tuyến cần đòi hỏi giáo viên cần có năng lực, nắm bắt một số kỹ năng công nghệ thông tin nhất định. Hiện nay có rất nhiều giáo viên do không thành thạo các thao tác này nên không có sáng tạo trong quá trình giảng dạy làm tiết học nhàm chán ảnh hưởng đến tinh thần học của học viên. Với những giáo viên lớn tuổi chưa có kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến thì ứng dụng công nghệ vào dạy học quả thực không dễ dàng.

Quá quen với việc dạy học truyền thống

Việc thay đổi phương thức dạy học một cách nhanh chóng không có sự chuẩn bị sẽ là một thách thức lớn đối với các nhà giáo. Bởi thông thường họ đã quá quen với cách dạy học trực tiếp vừa dạy vừa có thể tương tác với học sinh. Cho nên dạy học online giáo viên sẽ bị lúng túng khi sử dụng thiết bị, chuẩn bị giáo án phù hợp để thu hút học sinh. 

Quá quen với việc dạy học truyền thống
Quá quen với việc dạy học truyền thống

Mặt khác quá quen với môi trường dạy học trên lớp nên khi phải giao tiếp ảo qua các thiết bị sẽ làm giáo viên dễ mất đi sự tự tin, giảm nhiệt huyết giảng dạy. Đây sẽ là trở ngại vô cùng lớn đối với những người chưa từng có kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến.

Hạn chế trong việc tương tác với học sinh

Môi trường dạy học trực tiếp sẽ giúp không khí lớp học trở nên sôi nổi hơn. Cho nên khi chuyển sang dạy học online học sinh sẽ dễ dàng sao nhãng, mất đi sự tập trung. Điều này gây ra không ít trở ngại cho thầy cô khi phải tìm phương pháp để thu hút sự chú ý, quản lý lớp học đặc biệt là đối với giáo viên không có kinh nghiệm dạy học trường tuyến.

Hạn chế trong việc tương tác với học sinh
Hạn chế trong việc tương tác với học sinh

Đặc biệt là trong giờ sinh hoạt lớp, các tiết thảo luận việc không thể làm việc trực tiếp sẽ khiến đội nhóm trở nên rời rạc khó tương tác. Điều này đem lại thách thức rất lớn cho giáo viên trong việc kết nối tập thể lớp học tạo bầu không khi hào hứng. Cho nên để tăng tương tác các nhà giáo càng cần tích cực trau dồi kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến.

Học sinh dễ dàng cảm thấy nhàm chán, mất tập trung

Theo như nhiều khảo sát gần đây thì số lượng học sinh cho rằng việc học trực tuyến nhàm chán chiếm đa số. Học sinh đều cho rằng hình thức học này đã làm giảm động lực học tập và dễ bị sao nhãng. Điều này gây nên mối lo ngại vô cùng lớn khi chất lượng giáo dục bị suy giảm, giáo viên khó khăn trong việc kiểm soát và quản lý lớp học. Đây cũng là một trong những khó khăn lớn nhất đối với các nhà giáo dục trong quá trình giảng dạy.

Kinh nghiệm dạy học trực tuyến giáo viên nhất định phải nắm

Dạy học trực tuyến là một hình thức dạy học mới mẻ. Tuy nhiên, sau quá trình thử nghiệm trong đợt đầu tiên. Phương pháp này vẫn còn gặp nhiều sự bất cập. Vì vậy, để hạn chế những rủi ro, bạn cần có cho mình những kinh nghiệm giảng dạy trực tuyến phù hợp.

Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị kết nối trực tuyến hỗ trợ dạy học

Đây là điều tiên quyết nhất định phải có nếu muốn giảng dạy trực tuyến. Một số vấn đề về âm thanh, đường truyền, mất kết nối internet là điều mà giáo viên vẫn thường gặp phải nếu không có sự chuẩn bị tốt. Điều này đã làm ảnh hưởng rất lớn để chất lượng giảng dạy, làm gián đoạn bài giảng, dứt mạch cảm xúc của giáo viên cũng như học sinh. 

Cho nên trước khi bước vào lớp học thì giáo viên cần đảm bảo rằng mình cần có đầy đủ các thiết bị giảng dạy cần thiết để giờ học không gián đoạn. Bạn nên test thử đường truyền kết nối, chuẩn bị các phương án hỗ trợ tốt nhất. Bên cạnh đó để có thể tập trung giảng dạy thì cần một không gian yên tĩnh là điều quan trọng để có buổi học chất lượng.

Tìm hiểu trau dồi kỹ năng công nghệ trong dạy học trực tuyến

Bên cạnh chuẩn bị về thiết bị giảng dạy thì am hiểu về công nghệ cũng là kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến không thể bỏ qua. Khác với học offline giáo viên có thể dễ dàng nắm bắt được khả năng hiểu bài của từng bạn thì học online điều đó tương đối khó. Chính vì vậy đối với hình thức giảng dạy này thì giáo viên cần nỗ lực hơn nhiều đặc biệt là việc trau dồi kỹ năng về công nghệ.

Như chúng tôi đã đề cập ở trên thì việc thiếu am hiểu về công nghệ sẽ gây khó khăn rất lớn cho giáo viên khi điều hành giờ học. Cho nên để có thể có giờ học suôn sẻ tránh những giây phút lúng túng thì giáo viên cần thử nghiệm, tìm hiểu kỹ càng về các ứng dụng dạy học. Các công cụ, tác vụ trong các ứng dụng đó để có thể áp dụng linh hoạt trong quá trình giảng dạy. Ngoài ra khi có kỹ năng công nghệ thì thầy cô hoàn toàn có thể sáng tạo để có những giờ học hấp dẫn bên cạnh đó cũng thuận lợi hơn khi quản lý học sinh.

Tìm hiểu trau dồi kỹ năng công nghệ trong dạy học trực tuyến
Tìm hiểu trau dồi kỹ năng công nghệ trong dạy học trực tuyến

Chú trọng thiết kế bài giảng – kinh nghiệm dạy học trực tuyến quan trọng

Khác với dạy học trực tiếp thì dạy học online học sinh dễ gặp phải tình trạng nhàm chán dễ bị xao nhãng bởi những tác động xung quanh. Cho nên để có nâng cao khả năng tập trung của học viên thì một bài giảng thu hút vô cùng quan trọng. 

Và việc sử dụng công nghệ cũng là ưu thế khi giáo viên có thể áp dụng sự sáng tạo của mình trong mỗi bài giảng. Không chỉ vậy khi biết áp dụng những bài giảng theo phong cách mới, sinh động và hấp dẫn thì việc truyền đạt kiến thức chất lượng cũng không hề khó. Và để đạt được kết quả đó thì cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về hệ thống bài giảng, tập trung vào những kiến thức cốt lõi. 

Cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về hệ thống bài giảng
Cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về hệ thống bài giảng

Mặt khác, bài giảng cần kết hợp với các video, hình ảnh minh họa để hạn chế sự khô khan nhàm chán. Một bài giảng hấp dẫn là một bài giảng có phong cách riêng từ đó mới để lại dấu ấn trong tiềm thức của học sinh giúp cho việc tiếp thu dễ dàng hơn. Bên cạnh chuyên môn, kinh nghiệm trong môn học thì cách thức truyền tài cũng quan trọng không kém.

Hãy thử tưởng tượng nếu tiết học online diễn ra với giọng nói đều đều, không có điểm nhẫn thì dù học sinh có cố gắng đến đâu thì cũng sẽ dễ mất tập trung. Cho nên tạo chất riêng là vô cùng quan trọng, điều này đòi hỏi sự luyện tập nhiều lần của người giảng dạy. Một ý tưởng thú vị là giáo viên hoàn toàn có thể xây dựng những slide bài giảng màu sắc sinh động. Kết hợp những công chuyện hài hước để minh họa cho từng vấn đề tạo nên một giờ học thoải mái nhưng vẫn dễ dàng tiếp thu kiến thức.

 Thường xuyên đặt ra các nhiệm vụ, câu hỏi để giúp học viên hiểu bài hơn
Thường xuyên đặt ra các nhiệm vụ, câu hỏi để giúp học viên hiểu bài hơn

Bên cạnh đó thì giáo viên cũng nên thường xuyên đặt ra các nhiệm vụ, câu hỏi để giúp học viên hiểu bài hơn. Ngoài ra cũng có thể tận dụng phương pháp học trực tuyến để kích thích sự mạnh dạn của học sinh nâng cao khả năng giao tiếp. Đây là một trong những kinh nghiệm dạy học trực tuyến không phải ai cũng biết.

Xem thêm: Các bước lập kế hoạch giảng dạy

Kết hợp tương tác với học sinh thông qua mạng xã hội

Để theo kịp và hiểu rõ được các học sinh của mình, giáo viên phải tiếp cận và hiểu rõ được mạng xã hội. Vậy mạng xã hội này có liên quan gì đến việc cải thiện chất lượng giảng dạy online?

Hiện nay mạng xã hội là công cụ vô cùng phổ biến để các cá nhân hội nhóm có thể trao đổi học tập bên ngoài giờ học. Cho nên giáo viên cũng hoàn toàn có thể tận dụng các diễn đàn, mạng xã hội để thành lập hội nhóm để thông báo, nhắc nhở học viên. Để học sinh có thể nắm chắc các kiến thức thì thầy cô có thể đăng tải bài tập, tài liệu học tập để đôn đốc, kiểm tra khả năng tiếp thu bài. 

Từ đó nắm bắt và tiến hành điều chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp.  Đồng thời kéo tương tác với học viên thông qua các lời comment hay inbox riêng để giải bài toán… Điều này sẽ khiến học sinh tin tưởng hơn vào giáo viên của mình. Đồng thời học sinh sẽ dễ dàng bày tỏ, chia sẻ, gần gũi với giáo viên của mình hơn.

Kết hợp tương tác với học sinh thông qua mạng xã hội
Kết hợp tương tác với học sinh thông qua mạng xã hội

Không những vậy, nếu rành công cụ trên Facebook, bạn nên thành lập một nhóm học hành nhỏ. Ví dụ: “Nhóm học Toán lớp 10A3”. Và khuyến khích học viên của mình tham gia vào nhóm, cùng trao đổi những thắc mắc, bài tập, giúp hiểu bài nhanh hơn.

Nên đề xuất chia lớp thành các nhóm nhỏ

Với việc sử dụng học trực tuyến trước đó. Nhiều người nhận ra rằng, phương pháp này không thể giảng dạy khi động học viên. Đây cũng là kinh nghiệm dạy học trực tuyến bạn cần biết. Quá đông học viên trong một buổi học trực tuyến sẽ khiến giáo viên không thể kiểm soát chất lượng giảng dạy cũng như không thể nào quan tâm tận tình đến từng học sinh của mình. Đặc biệt là học sinh cấp 1 và cấp 2. 

Thay vào đó, hãy đề xuất chia lớp ra thành từng nhóm nhỏ (10 học sinh/ lớp học) và chia thời gian học khác nhau để chất lượng giảng dạy đạt hiệu quả cao nhất có thể.Không những vậy, việc chia lớp sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng trao đổi, thảo luận và tạo động lực để học sinh học tốt hơn.

Nên đề xuất chia lớp thành các nhóm nhỏ là kinh nghiệm dạy học trực tuyến
Nên đề xuất chia lớp thành các nhóm nhỏ

Kinh nghiệm dạy trực tuyến cho học sinh tiểu học 

Tuy việc dạy online cho học sinh là điều cần thiết trong một số trường hợp, cũng như tiết kiệm được thời gian, tiện việc không cần di chuyển để địa chỉ học tập. Thế nhưng, việc dạy trực tuyến cho học sinh tiểu học lại cần đầu tư và chú ý hơn rất nhiều. 

Trẻ tiểu học là những trẻ đang ở độ tuổi tăng động, nhiều trẻ chưa ý thức được hành vi của mình cũng như kiểm soát bản thân tốt. Do đó, việc học online đồng nghĩa học sinh không thể tiếp xúc trực tiếp với giáo viên, khó tiếp thu các bài giảng và điều này sẽ giảm đi tính hiệu quả khi học. 

Không những thế, trẻ lớp 1, 2 hầu như không biết sử dụng máy tính hay điện thoại rành rõi trong việc học online, do đó, để bé học tốt nhất, sự góp sức của giáo viên là chưa đủ, chúng ta cần phải nhờ đến sự giúp đỡ của các bậc cha mẹ, phụ huynh. Dưới đây là một số kinh nghiệm dạy trực tuyến cho học sinh tiểu học bạn có thể tham khảo:

  • Đầu tư đẩy mạnh việc giúp trẻ có thể tự học tại nhà: giáo viên giảng dạy trong giờ học online và giao bài tập cho bé. Song song đó, hãy liên hệ với phụ huynh để in bài ra giấy, cho bé làm bài, hướng dẫn cho bé cách làm bài và chụp lại kết quả, gửi cho giáo viên đúng giờ, đúng ngày, đúng tiết học. 
  • Thay đổi cách dạy linh hoạt và vui vẻ hơn: Khác với các lớp học truyền thống, học online không tiếp xúc với bạn bè, cô giáo, học sinh sẽ dễ dàng lơ là trong việc học. Do đó, để thu hút học sinh hứng thú, giáo viên phải thay đổi cách giảng dạy, tạo ra các hoạt động trò chơi thú vị, tăng sự tương tác của học sinh và thu hút sự chú ý của bé vào tiết học của mình. 
  • Luôn nghĩ đến gia đình, phụ huynh của bé mỗi ngày: Trẻ tiểu học đang còn ở độ tuổi rất nhỏ, bé gặp nhiều rào cản trong việc học online. Vì vậy, chỉ có những người đang ở cạnh bé mới có thể giúp đỡ, hỗ trợ bé để việc học diễn ra suôn sẻ hơn. 
Bài giảng nên nhiều hình ảnh thú vị để tăng hứng thú cho học sinh tiểu học
Bài giảng nên nhiều hình ảnh thú vị để tăng hứng thú cho học sinh tiểu học

SKKN dạy trực tuyến trung học cơ sở 

SKKN là từ viết tắt của “Sáng kiến kinh nghiệm”. Cụm từ này có nghĩa là: “Nâng cao chất lượng học tập, tạo hứng thú cho học sinh học trực tuyến”. 

Nói một cách dễ hiểu, đây sẽ là tập hợp các giải pháp nâng cao nhằm mục đích nâng hiệu quả của học sinh trong suốt quá trình học online bằng hoặc hơn các tiết học truyền thống. Sau nghiên cứu của các giáo viên, dưới đây là 2 SKKN được cho là tốt nhất, có thể áp dụng cho việc dạy trực tuyến tại THCS: 

Lựa chọn phần mềm học tập phù hợp

Hãy lựa chọn các phần mềm học tập nhanh, giao diện đẹp, đa dạng công cụ giảng dạy, dễ sử dụng. Và quan trọng là đường truyền nhanh, không bị ngắt quãng trong quá trình học. 

Thêm vào đó, giáo viên nên chọn các phần mềm trọng tải nhỏ để học sinh có thể học trên điện thoại, ipad, máy tính (không cần quá mạnh). 

Xây dựng kế hoạch bài dạy (bài dạy và tư liệu dạy học)

Thay vì học trên lớp, học online đang còn rất mới mẻ và cách tiếp cận cũng gặp nhiều trở ngại hơn nhiều. Bên cạnh sách giáo khoa đã có sẵn, giáo viên cần biên soạn cho mình một giáo án riêng biệt và xây dựng tư liệu dạy học của riêng mình. Nếu có thể, hãy gửi bản tài liệu đó cho phụ huynh để in ra và hỗ trợ trong quá trình học của bé. 

Phụ huynh nên kết hợp cùng giáo viên để giúp đỡ bé trong các tiết học online
Phụ huynh nên kết hợp cùng giáo viên để giúp đỡ bé trong các tiết học online

Lời kết

Hy vọng những chia sẻ về kinh nghiệm dạy học trực tuyến trong bài viết sẽ phần nào giúp các giáo viên khắc phục được một số vấn đề trong quá trình giảng dạy. Những kinh nghiệm này có thể phù hợp hoặc có thể không phù hợp với một số người. Tuy nhiên, bài viết mang tính tham khảo và để có nhiều kinh nghiệm dạy học trực tuyến hơn, bạn hãy tìm kiếm thêm trong các bài viết khác nhé!

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

()

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!


BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN