Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ tuổi dậy thì mà cha mẹ nhất định phải biết

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

Chăm sóc trẻ tuổi dậy thì không giống như ở các lứa tuổi khác. Bởi lẽ, ở độ tuổi này, trẻ thành sẽ thay đổi tâm sinh lý và cơ thể. Điều này khiến ba mẹ thường xuyên lo lắng và bối rối không biết nên làm gì. Nhưng thực tế, mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn nếu bạn tìm hiểu sâu và biết cách chăm sóc trẻ tuổi dậy thì theo hướng dẫn của các chuyên gia. 

Trẻ bắt đầu dậy thì từ khi nào? 

Thường ở tuổi dậy thì, đặc biệt là con gái, các bé rất ít khi chia sẻ với ba mẹ các vấn đề mà mình thay đổi khi đến giai đoạn dậy thì. Có lẽ là ngại việc mình lớn hoặc một số lý do nào đó. Do vậy, bản thân ba mẹ phải là người quan sát và biết được khi nào trẻ đến độ tuổi dậy thì. Từ đó mới có thể biết cách chăm sóc trẻ dậy thì đúng được. 

Hiện nay, trẻ thường dậy thì từ rất sớm
Hiện nay, trẻ thường dậy thì từ rất sớm

Mỗi trẻ sẽ có một độ tuổi dậy thì khác nhau. Nếu so sánh với ngày xưa, thì hiện nay, độ tuổi dậy thì đến sớm hơn. Cụ thể, tuổi dậy thì của các bé gái là từ 10 – 14 tuổi (có thể sớm hơn nữa). Ở bé trai sẽ từ 12 – 16 tuổi. Nguyên nhân có sự chênh lệch giữa nam và nữ là do ảnh hưởng từ môi trường, và chất dinh dưỡng được ăn mỗi ngày. 

Ở tuổi dậy thì, cơ thể của bé sẽ bắt đầu phát triển hoàn thiện từ cơ quan sinh dục đặc trung, hoàn thiện khả năng sinh sản, đặc điểm giới tính thứ cấp và tâm sinh lý của bé. Thời gian này thường kéo dài khá lâu tùy vào mỗi bé. Do đó, ba mẹ nhớ để ý và cẩn thận hơn trong việc chăm sóc trẻ tuổi dậy thì nhé!

Nhận biết con đang ở tuổi dậy thì 

Mặc dù đã xác định được tuổi dậy thì, nhưng thực tế độ tuổi này không chính xác tuyệt đối. Vì bản thân mỗi bé sẽ có thời gian dậy thì khác nhau. Do đó, ba mẹ, đặc biệt là ba, nên biết một chút kiến thức và sự thay đổi của bé khi bắt đầu hoặc trong giây đoạn dậy thì. Cụ thể:

Dậy thì ở các bé gái 

Dấu hiệu nhận biết dậy thì ở các bé gái rất dễ biết. Chỉ cần quan sát, bạn cũng có thể dễ dàng đoán bé đang bắt đầu độ tuổi dậy thì. Điểm dễ nhận thấy nhất chính là vòng 1 của bé bắt đầu lớn và phát triển, đầu vú to ra. Hai bên vú sẽ phát triển không đồng đều. 1 bên sẽ phát triển trước, và vài tháng sau, nên còn lại mới bắt đầu phát triển. Kèm theo đó, lông mu sẽ bắt đầu xuất hiện song song với lông cánh tay, chân và nách. 

Ngoài ra, một số dấu hiệu thay đổi khác như sau:

  • Vòng 1 phát triển đầy đặn. 
  • Kinh nguyệt xuất hiện khoảng 2 năm sau khi bắt đầu thời gian dậy thì với các dấu hiệu đầu tiên. 
  • Lông mu bắt đầu xoăn và khô. 
  • Xuất hiện râu mép tơ. 
  • Mồ hôi đổ nhiều và có mùi cơ thể. 
  • Mụn bắt đầu xuất hiện. 
  • Âm đạo bắt đầu có dấu hiệu tiết dịch màu trắng, ẩm ướt và nhạy cảm hơn nhiều so với trước đây. 
  • Chiều cao bắt đầu phát triển, tăng nhanh. Thường các bé gái sẽ tăng từ 5 – 7,5cm/ năm.
  • Eo dần bị thu hẹp, bé tăng cân nhanh, vóc dáng bị thay đổi rõ rệt, mỡ nhanh chóng được tích tụ nếu không có chế độ ăn khoa học….

Thời gian hoàn thiện dậy thì của bé sẽ kéo dài trong 4 năm. Sau thời gian này, bé sẽ thay đổi toàn diện như vòng 1 đầy đặn, lông mu lan sang vùng đùi, bộ phận sinh dục phát triển hoàn chỉnh và chiều cao cũng ngừng phát triển tự nhiên từ độ tuổi này. 

Nhiều bé gái cảm thấy xấu hổ khi đang trong giai đoạn dậy thì
Nhiều bé gái cảm thấy xấu hổ khi đang trong giai đoạn dậy thì

Xem thêm: Hướng dẫn các bước chăm sóc da cho tuổi dậy thì

Dậy thì ở các bé trai

Nếu nhìn về bề ngoài, khó có thể nhận ra được cơ thể của bé trai có đang trong giai đoạn dậy thì hay không. Bởi lẽ, dấu hiệu đầu tiên khi bắt đầu dậy thì chính là: Tinh hoàn sẽ lớn hơn, da bùi bắt đầu đỏ và mỏng dần. Vùng lông mu cũng xuất hiện tại gốc dương vật.

Ngoài ra, cơ thể của các bé trai cũng có nhiều thay đổi như:

  • Vùng da bìu trở nên tối màu, tinh hoàn và dương vật phát triển rõ rệt. 
  • Lông mu xoăn và cứng, khô. 
  • Bắt đầu xuất hiện lông ở vùng dưới cánh tay. 
  • Mồ hôi đổ nhiều, có mùi hôi cơ thể. 
  • Ngực cũng phát phát triển, sưng nhẹ. 
  • Khi ngủ không thể kiểm soát được tình trạng xuất tinh. 
  • Vỡ giọng, trầm hoặc chỉ vỡ nhẹ tùy vào từng bé. 
  • Mụn bắt đầu xuất hiện. 
  • Da mặt xuất hiện dầu, nhờn. 
  • Chiều cao tăng nhanh từ 7 – 8 cm/ nam. Cơ bắp bắp đầu phát triển. Cơ thể của bé cũng vạm vỡ hơn. 

Cũng như các bé gái, giai đoạn dậy thì sẽ kéo dài trong 4 năm với bộ phận sinh dục phát triển toàn diện. Ngoài ra, râu cũng xuất hiện và bé vẫn tiếp tục tăng chiều cao (mặc dù không lớn nhanh như trong giai đoạn dậy thì). 

Sau giai đoạn dậy thì, cơ bắp vẫn tiếp tục phát triển. Hầu hết nam giới sẽ trưởng thành hoàn toàn vào năm 18 tuổi. 

Bé trai đang tuổi dậy thì khi một vài bộ phận trên cơ thể bắt đầu xuất hiện lông
Bé trai đang tuổi dậy thì khi một vài bộ phận trên cơ thể bắt đầu xuất hiện lông

Tâm sinh lý của các bé ở tuổi dậy thì 

Xét về tâm sinh lý, độ tuổi dậy thì là độ tuổi bé thay đổi suy nghĩ cũng như tâm lý của mình rất lớn. Điều này cực kỳ nguy hiểm nếu cha mẹ không lưu tâm cũng như biết cách chăm sóc trẻ tuổi dậy thì. Nếu chăm sóc sai cách hoặc bỏ mặc bé, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của bé, cũng như cách suy nghĩ và cách sống. 

Một số thay đổi về tâm sinh lý cần chú ý:

Tính độc lập 

Khi nhỏ, bé thường sẽ dựa dẫm vào bố mẹ và nhờ quyết định mọi điều. Tuy nhiên, ở tuổi dậy thì, bé sẽ có những thay đổi rõ rệt về suy nghĩ lẫn hành động. 

Trẻ bắt đầu muốn và chia sẻ ý kiến cá nhân của mình trong các vấn đề. Tính độc lập cũng tùy vào từng độ tuổi. Ví dụ từ 10 – 12 tuổi, trẻ bắt đầu có xu hướng tách khỏi cha mẹ, muốn có không gian riêng của mình cùng bạn bè. Không thích tham gia hoạt động cùng bố mẹ. 

Từ 14 – 16 tuổi, trẻ bắt đầu có nhiều mâu thuẫn với người lớn, đi cùng là những suy nghĩ của riêng mình. Nhiều trẻ có tính chống đối và tự làm những điều mình thích. Nếu gia đình ít quan tâm bé, tâm sinh lý của bé sẽ càng tiêu cực và gây gắt hơn. Trong thời gian này, bé sẽ tiếp xúc nhiều với bạn bè thay vì người thân. Cũng từ tuổi này, tính cách của bé cá tính, ngoan ngoãn hay cá biệt đều được thể hiện rõ. 

Từ 17 – 19 tuổi,  trẻ bắt đầu ý thức được bản thân và ý thức được nhiều vấn đề trong cuộc sống. Đây là thời gian trẻ sẽ nhìn nhận được thái độ hay việc mình làm là đúng hay sai, và cũng tiếp nhận những lời khuyên của người thân, bạn bè hay cha mẹ một cách niềm nở hơn nhiều. 

Ở độ tuổi dậy thì, nhiều bé bắt đầu có tính độc lập
Ở độ tuổi dậy thì, nhiều bé bắt đầu có tính độc lập

Chú ý đến diện mạo bản thân 

Ở tuổi dậy thì, bé thường rất tò mò về sự thay đổi bản thân, tự tìm hiểu về cơ thể của mình. Và bắt đầu từ đây, các bé cũng có nhu cầu làm đẹp, thay đổi phong cách ăn mặc, tóc tai của mình. 

  • Từ 10 – 13 tuổi, bé sẽ chú trọng đến tìm hiểu bản thân và những thay đổi trong thời gian dậy thì. Lúc này, nhiều bé sẽ lo lắng, có tính so sánh sự thay đổi cùng với bạn bè. 
  • 14 – 16 tuổi: Trẻ sẽ nhận thức được cơ thể của mình và dành nhiều thời gian hơn cho việc làm đẹp, làm thế nào để mình trở nên thu hấp, hoặc gọn gàng, hoặc theo phong cách nào đó mà bé thích. 
  • 17 – 19 tuổi: Vẻ bề ngoài không còn quá quan trọng, bé sẽ đi theo xu hướng ăn mặc trưởng thành và gọn gàng. 
Các bé bắt đầu quan tâm hơn về ngoại hình
Các bé bắt đầu quan tâm hơn về ngoại hình

Nhận thức trong thế giới của bé bị thay đổi 

Có lẽ, đây là giai đoạn bé tiếp nhận nhanh và biết cách phân tích các tình huống xảy ra mỗi ngày. Đây được coi như là một sự phát triển trong nhận thức của bé. 

Ví dụ: Bé sẽ cảm nhận các mối quan hệ, tình yêu, sự rung động, hoặc chỉ số thông minh của bé sẽ tăng, sáng tạo cũng ngày một rõ ràng hơn. 

Từ 14 – 16 tuổi:  bé bắt đầu biết được bản thân mình thích gì, hoặc tính sáng tạo của bé sẽ hình thành rõ rệt. Ngược lại, nếu chuyển biến xấu. bé có thể đi theo hướng đánh giá cao bản thân, điều này dẫn đến hành vi tệ như: trầm cảm, suy nghĩ tiêu cực, hành vi không đúng chuẩn mực… 

Các mối quan hệ

Mở rộng mối quan hệ là điều mà chúng ta dễ dàng nhận thấy nhất. Bé sẽ chơi theo nhóm và bị ảnh hưởng bởi tính cách của bạn bè. Nếu bạn bè có ý tốt, bé sẽ tốt. Còn nếu bạn bè có những hành vi hoặc suy nghĩ không đúng. Bé cũng sẽ bị ảnh hưởng. 

Từ 14 tuổi, bé sẽ bắt đầu chơi với bạn khác giới và có những rung động đầu đời, các buổi hẹn hò lãng mạn, hoạt tình dục…

Ngoài ra, nhiều bé sẽ bắt đầu hoạt bát và muốn giao tiếp với nhiều người. Mối quan hệ của bé rộng hay hẹp tùy vào tính cách của từng bé. 

Chung quy lại, với tất cả sự thay đổi trên, ở giai đoạn này, các bậc cha mẹ có một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc chăm sóc trẻ tuổi dậy thì. Có thể nói, sự chăm sóc và quan tâm của cha mẹ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến việc hình thành nên suy nghĩ và tính cách của con mình. 

Các mối quan hệ bạn bè cũng khác so với trước đây
Các mối quan hệ bạn bè cũng khác so với trước đây

Xem thêm: Cách chăm sóc con mùa thi đúng cách mà bố mẹ nào cũng nên biết

Cách chăm sóc trẻ tuổi dậy thì 

Nuôi dạy con là một trách nhiệm khó khăn mà bất kỳ bạc cha mẹ nào cũng phải trải qua. Đặc biệt, ở giai đoạn dậy thì, những đứa trẻ của mình có những thay đổi từ trong ra ngoài. Và cách chăm sóc trẻ tuổi dậy thì của cha mẹ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của con sau này. Vậy nên, ngoài làm bạn cùng con và thấu hiểu con, các cha mẹ cũng nên trang bị cho mình những bí quyết giải quyết một số vấn đề khi con đang trong giai đoạn này. 

Kinh nguyệt ở bé gái

Khi bé gái xuất hiện những kỳ kinh đầu tiên, nhiều bé sẽ rất hoang mang và lo lắng. Do đó, ba mẹ cần giải thích cho bé hiểu tại sao kinh nguyệt xuất hiện. Đồng thời, căn dặn bé việc giữ vệ sinh vùng kín như thế nào là tốt nhất, sử dụng sản phẩm hỗ trợ nào,… 

Việc kinh nguyệt diễn ra không đều là tình trạng rất bình thường ở bé. Nguyên nhân là do nồng độ hormone của bé chưa được ổn định. Dẫn đến sự thay đổi của bé cũng chưa ổn định. Tính trung bình, mỗi chu kỳ kinh nguyệt sẽ cách nhau từ 30 – 40 ngày. Tuy nhiên, nếu bé trễ kinh 3 tháng trở lên, hoặc đã đến tuổi dậy thì rồi mà vẫn chưa có kinh. Bạn cần phải đưa bé đến thăm khám với bác sĩ. 

Cha mẹ hãy nắm rõ chu kỳ kinh nguyệt của các bé gái ở tuổi dậy thì để chăm sóc tốt hơn
Cha mẹ hãy nắm rõ chu kỳ kinh nguyệt của các bé gái ở tuổi dậy thì để chăm sóc tốt hơn

Dấu hiệu nhận biết kỳ kinh nguyệt sắp đến

Khi “bà dì” của các bé sắp đến, cơ thể của bé sẽ nhanh chóng cảm nhận được như: 

  • Trước 2 – 3 ngày, cơ thể sẽ cảm thấy mệt mỏi, vùng ngực bị đau nhiều hơn, vùng bụng dưới bị trương lên, tuyến dầu hoạt động mạnh, và mụn trứng cá mọc nhiều. 
  • Trong ngày đầu tiên của chu kỳ, nhiều bé sẽ bị nhói vùng bụng, đau và mỏi vùng lưng. Tình trạng này rất bình thường, do vậy các cha đừng quá lo lắng. Để giảm tình trạng đau này, bạn nên canh chu kỳ của bé, cho bé uống nước dừa và nước ấm 4 – 5 ngày trước chu kỳ kinh. 

Nên và không nên

Trong thời gian hành kinh, bé không được ăn lạnh, chua và cay. Khuyến khích ăn nóng và uống nhiều nước. Luôn giữ vệ sinh trong suốt chu kỳ, sử dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ mỗi ngày. Số lần dùng trong kỳ kinh nhiều hơn. Không tham gia hoạt động ngoài trời với cường độ mạnh. Đồng thời có chế độ chăm sóc con gái tuổi dậy thì đúng cách.

Câu chuyện vòng 1

Thường khi dậy thì, vòng 1 của các bé sẽ lớn. Đối với bé gái, bạn cần tập cho bé thói quen mặc áo lót, áo lá, áo ngực. Thay vì để bé tự chọn, ban nên là người chọn size cho bé nhé!. Trong thời gian này, ngực có cảm giác bị đau khi tác động mạnh. Size ngực của từng bé sẽ khác nhau. Nhiều bé ngực rất phát triển. Nhưng nhiều bé ngực lại không phát triển nhiều. 

Vậy nên, cha mẹ hãy quan sát bé để có những chế độ dinh dưỡng, kích thích vòng 1 phát triển tùy vào nhu cầu của mỗi bé. Bạn có thể thay đổi các bữa ăn sang thực phẩm giàu phytoestrogen hoặc estrogen, các loại thực phẩm như: thì là, gạo lứt, vừng, cà rốt, yến mạch… Ngoài ra, bạn cũng nên khuyên bé thực hiện các bài tập massage khi tắm để tăng kích thước cũng như sức khỏe của ngực.  

Thường xuyên theo dõi vòng 1 để có chế độ chăm sóc bé tốt hơn
Thường xuyên theo dõi vòng 1 để có chế độ chăm sóc bé tốt hơn

Các vấn đề về mụn 

Mụn sẽ khiến nhiều bé cảm thấy tự tin và lo lắng về vẻ bề ngoài của mình. Mụn xuất hiện khi dậy thì, nhưng nếu biết cách chăm sóc trẻ tuổi dậy thì, đặc biệt là da mặt. Bạn có thể hạn chế hoặc ngăn chặn tình trạng mụn xuất hiện trên da của bé bằng cách:

  • Nhắc nhở bé uống nhiều nước
  • Thực hiện các bước skincare cho tuổi dậy thì: tẩy trang, rửa mặt, toner, kem dưỡng da đêm, ngày, kem chống nắng. 
  • Luôn mang khẩu trang khi ra ngoài.
  • Thay đổi chế độ ăn uống của bé với các loại thức ăn tươi mát, ăn nhiều rau, củ quả. 
  • Nếu bé xuất hiện tình trạng mụn nghiêm trọng, hãy đưa bé đến các trung tâm da liễu hoặc trung tâm điều trị mụn chuyên nghiệp để được xử lý và điều trị. 

Học nghề chăm sóc da với các chuyên gia đầu ngành. 

Đăng ký ngay

Lông trên cơ thể 

Đối với các bé trai, lông hay râu thường không được để ý nhiều. Nhưng đối với các bé gái, lông dưới cánh tay, hay lông tay thường được quan tâm rất nhiều. Bạn nên hướng dẫn bé cách xử lý nó một cách an toàn như: dùng dao cạo đúng cách, nhíp, kem tẩy lông, hay dùng các phương pháp tự nhiên. 

Bởi lẽ, nếu bé không biết cách xử lý tốt, vi ô lông sẽ oanh tạc làn da của bé, kể cả vùng râu của các bé trai. Điều này mang lại hậu quả không thể lường trước được. 

Hãy giải thích rõ cho bé những thay đổi của cơ thể trong giai đoạn dậy thì
Hãy giải thích rõ cho bé những thay đổi của cơ thể trong giai đoạn dậy thì

Tăng chiều cao cho bé

Một trong những vấn đề chăm sóc trẻ tuổi dậy thì mà các cha mẹ thường quan tâm chính là làm cách nào để tăng chiều cao cho bé ở tuổi dậy thì. 

Xét về độ tuổi này, chiều cao của bé tăng lên rất nhiều. Nếu được chăm sóc tốt, chiều cao của bé sẽ được phát triển rất nhanh. Đặc biệt là bé trai. 

  • Hãy cho bé chơi các môn thể thao giúp tăng chiều cao như: bơi lội, bóng chuyền, bóng rổ…
  • Uống sữa mỗi ngày
  • Cung cấp canxi cho xương chắc khỏe.

Chăm sóc suy nghĩ của bé

Ngoài chăm sóc sức khỏe và cơ thể, cha mẹ còn phải chăm sóc suy nghĩ của bé. Hãy làm bạn cùng bé, cố gắng nói chuyện và thấu hiểu bé nhiều hơn. Chỉ khi bé chia sẻ với bạn mọi điều. Bạn mới thật sự biết bé nhà mình đang thay đổi như thế nào. 

Dậy thì là độ tuổi cực kỳ nhạy cảm, bạn đừng cố gắng ép bé làm theo những gì mình thích, không áp đặt cũng như yêu cầu bé quá nhiều thức mà bé không muốn. Điều này sẽ khiến bé dễ cáu gắt, bực dọc và có những suy nghĩ không tốt. 

Bên cạnh đó, hãy cho bé tham gia các hoạt động ngoài trời, hãy cho bé thấy bạn tin tưởng vào bé cũng như cho bé quyền được quyết định các vấn đề trong cuộc sống. Muốn vé tâm sự với mình, bản thân cha mẹ phải dành nhiều thời gian và tâm sự ngược lại cùng bé. 

Một mối quan hệ tốt là một mối quan hệ chia sẻ, thấu hiểu và giúp đỡ lẫn nhau như những người bạn. 

Cha mẹ cần tâm sự để hiểu rõ suy nghĩ của con nhiều hơn
Cha mẹ cần tâm sự để hiểu rõ suy nghĩ của con nhiều hơn

Xem thêm: Cách tạo động lực cho con mà bố mẹ nào cũng nên biết

Trong giai đoạn dậy thì, trường hợp nào nên đưa bé đi khám?

Nếu gặp một trong những dấu hiệu bất thường được liệt kê dưới đây, đừng chần chừ, hãy đưa bé đi khám bác sĩ ngay các cha mẹ nhé:

  • Cơ thể chậm phát triển về thể chất và giới tính. 
  • Bé đã 14 tuổi nhưng vẫn chưa có dấu hiệu của giai đoạn dậy thì.
  • Thói quen ăn uống của bé bị rối loạn. 
  • Thừa cân nhanh. 
  • Rối loạn hình ảnh cơ thể. Cụ thể như: bé gái luôn cảm thấy mình rất mập mặc dù bé rất gầy. 
  • Các vấn đề về cảm xúc như: hành vi, trầm cảm, không có cảm xúc hoặc cảm xúc thái quá. 

Lưu ý về dậy thì sớm và dậy thì muộn 

Một vấn đề mà các bậc làm cha làm mẹ cần phải nắm khi chăm sóc trẻ tuổi dậy thì, đó chính là hiện tượng dậy thì muộndậy thì trễ. Vì môi trường, chế độ ăn uống và chăm sóc của các bé khác nhau. Nên độ tuổi dậy thì cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nhiều bé sẽ rơi vào dậy thì sớm. Ngược lại, nhiều bé sẽ rơi vào dậy thì muộn. Làm sao để biết 2 tình trạng này? 

Dậy thì sớm ở bé

Hiện nay, không có ít bé dậy thì sớm, thậm chí mới học cấp 1 nhiều bé gái đã bắt đầu lớn phổng phao và bước vào giai đoạn dậy thì. Có rất nhiều nguyên nhân khiến bé dậy thì sớm:

  • Giới tính: thường bé gái thường dậy thì sớm hơn bé trai. 
  • Chế độ ăn uống: khẩu phần ăn hay thói quen ăn uống của bé không lành mạnh, dẫn đến béo phì. Béo phì sẽ khiến cơ thể có nguy cơ dậy thì sớm hơn những bé có số cân cân đối. 
  • Cơ thể mắc bệnh: nếu trẻ mắc bệnh tăng sản thượng thận bẩm sinh, cơ thể bé sẽ dậy thì sớm hơn. Bệnh này liên quan đến sự sản sinh bất thường androgen trong cơ thể. Ngoài ra, mắc bệnh suy giáp cũng khiến cơ thể dậy thì sớm. 

Để nhận biết con có dậy thì sớm hay không, bạn có thể tế nhìn quan sát:

  • Sự phát triển ngực và lông mu ở bé gái. 
  • Sự phát triển tinh hoàn hay dương vật, lông mu ở bé trai.

Ngoài ra, nếu muốn chắc chắn, bạn có thể đưa bé đến bác sĩ. Tại đây các bác sĩ sẽ kiểm tra bằng cách:

  • Xét nghiệm máu để đo mức độ kích thích tố. 
  • Đo nồng độ GnRH. 
  • X- Quang xương bé. 
  • Siêu âm tuyến sinh dục.  

Không phải trường hợp nào bé dậy thì sớm cũng cần được điều trị. Việc điều trị hay không sẽ được dựa và tình trạng phát triển cơ thể của mỗi bé, và thời gian dậy thì sớm như thế nào. 

Mục tiêu của điều trị là ngăn chặn sự sản xuất sớm của hormone sinh dục. Điều này sẽ ngăn chặn được sự phát triển về vóc dáng của bé, các thay đổi cảm xúc cũng sẽ phát triển chậm hơn. 

Để biết thêm chi tiết, hãy cho chúng tôi thông tin của bạn

Số điện thoại

Bé dậy thì muộn

Dậy thì muộn có thể xuất hiện cả ở bé trai và bé gái. Dậy thì muộn thường phổ biến hơn rất nhiều, nhưng thời gian dậy thì quá muộn là một điều ba mẹ đặc biệt lưu ý và quan tâm. 

Một số yếu tố khiến bé dậy thì muộn như:

  • Tuyến yên bất thường bẩm sinh. 
  • Đột biến gen. 
  • Nhiễm sắc thể bị rối loạn.
  • Bệnh giảm khứu giác. 
  • Chế độ ăn uống bị rối loạn. 
  • Suy dinh dưỡng. 
  • Tập thể dục quá mức cũng là nguyên nhân. 
  • Mắc phải các bệnh bẩm sinh liên quan đến tuyến sinh dục. 

Thường dậy thì muộn được chẩn đoán khi đến tuổi dậy thì nhưng bé lại không có bất kỳ dấu hiệu nào trong thời gian dài. 

Ngoài ra, mẹ nên dẫn bé đến các bác sĩ thường xuyên (6 tháng/ lần) để kiểm tra:

  • Đo nồng độ hormone bằng cách xét nghiệm máu. 
  • Xét nghiệm GnRH 
  • Chụp MRI não và tuyến yên. 

Dậy thì là độ tuổi cực kỳ nhạy của ở bé trai lẫn bé gái. Trong giai đoạn này, các bé sẽ bắt đầu hình thành suy nghĩ và tính cách riêng của mình. Do đó, ngay từ ban đầu, các mẹ cần biết cách chăm sóc trẻ tuổi dậy thì để ngăn ngừa sự xuất hiện các hành vi tiêu cực của bé. 

Bên cạnh đó, việc chăm sóc đúng cách, đúng đối tượng sẽ khiến sức khỏe của bé tốt hơn, dậy thì đúng lứa lứa tuổi, cơ thể phát triển tốt và tâm sinh lý vững vàng hơn. 

Thường xuyên dẫn bé đáng khám tổng quát 6 tháng/ lần để hiểu rõ các vấn đề mà bé gặp phải
Thường xuyên dẫn bé đáng khám tổng quát 6 tháng/ lần để hiểu rõ các vấn đề mà bé gặp phải

Hãy là người bạn của bé và là người làm cha làm mẹ. Hãy thấu hiểu con vì chính bạn cũng là những người đã trải qua giai đoạn này.

Trong trường hợp bé có bất kỳ bất thường nào trong việc phát triển ở tuổi dậy thì, bạn nên tâm sự với bé, hoặc để bé tâm sự với bác sĩ khi không có ba mẹ ở bên. Điều này sẽ giúp bé cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều. Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe của bé, hãy thường xuyên đưa bé đi khám tổng quát 6 tháng/ lần. Việc khám tổng quát sẽ giúp bạn theo dõi được sức khỏe của bé sát xao hơn.

Những điều không nên làm ở tuổi dậy thì ở bé gái 

Không giống với con trai, các bạn nữ khi dậy thì, tâm sinh lý và cơ thể thay đổi rất nhiều. Không những thế, sự bất đồng trong suy nghĩ, cảm xúc thường cũng bị ảnh hưởng rất lớn. Do đó, để bé phát triển một cách bình thường và khỏe mạnh, cha mẹ và bé cần đặc biệt lưu ý không nên làm một trong các vấn đề dưới đây khi bé gái nhà mình đang rơi vào thời gian dậy thì: 

Hạn chế những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay, béo

Vì cơ thể đang phát triển và có nhiều thay đổi, do đó việc hấp thụ các chất xấu thông qua đường ăn uống cũng trở nên dễ dàng hơn. Trong thời gian dậy thì, bé gái cần hạn chế ăn những loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe, và đặc biệt các thực phẩm tác động mạnh đến cân nặng như đồ chiên, đồ béo, đồ ngọt.

Mặc dù các loại thức ăn này chứa nhiều năng lượng khiến cơ thể bị no, không muốn ăn các món ăn khác. Thế nhưng, nó cũng chính là thực phẩm không hề có giá trị về dinh dưỡng, còn gây béo phì, thừa cân, đặc biệt là đối với cơ thể đang phát triển. 

Thức ăn chiên nhiều dầu mỡ không có giá trị về dinh dưỡng
Thức ăn chiên nhiều dầu mỡ không có giá trị về dinh dưỡng

Không sử dụng chất kích thích 

Tuổi dậy thì thường hay bất đồng và muốn thể hiện bản thân. Vậy nên, việc đua đòi cùng bạn bè với các thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu bia, … thường xảy ra đối với những bé không được dạy dỗ cẩn thận. Nhưng chất kích thích chính là một trong những điều khiến cơ thể nhận lại hậu quả rất nghiêm trọng, gây ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe cũng như quá trình dậy thì ở bé gái. 

Bên cạnh vấn đề sức khỏe, việc sử dụng chất kích thích cũng tác động đến những suy nghĩ thiếu chín chắn, lệch lạc, dẫn đến hành vi không đúng. Vậy nên, dù là nam hay nữ, hãy tuyệt đối tránh xa chất kích thích. 

Chất kích thích để lại nhiều hậu quả rất nghiêm trọng 
Chất kích thích để lại nhiều hậu quả rất nghiêm trọng

Không dùng thiết bị điện tử quá nhiều

Các thiết bị điện tử hiện nay rất phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu giải trí của mọi người, kể cả những bạn trẻ đang ở trong tuổi dậy thì. Và đây cũng là độ tuổi sử dụng thiết bị điện tử rất nhiều, thậm chí mỗi ngày. Nhưng đối với các bạn nữ, về mặt thể chất, việc sử dụng thiết vị điện tử quá nhiều sẽ gây ra các bệnh về mắt, trẻ ngồi cả ngày để chơi điện tử, ảnh hưởng đến khả năng vận động, dễ gây tăng cân, béo phì, suy giảm khả năng hoạt động, … 

Về mặt tâm lý, mạng xã hội khiến nhiều bạn trẻ không phân biệt được thật – ảo, tốt, xấu, có rất nhiều thông tin gây ảnh hưởng đến suy nghĩ và tư duy, ảnh hưởng đến giao tiếp, làm việc, tâm lý, …. 

Điện thoại gây ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe trẻ dậy thì
Điện thoại gây ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe trẻ dậy thì

Không học quá nhiều, nên có thời gian để vận động, vui chơi 

Không chỉ đối với các bạn nữ tuổi dậy thì, việc học quá nhiều hay làm việc quá nhiều sẽ khiến cơ thể bị áp lực, ảnh hưởng đến giấc ngủ, tâm lý, âu lo kéo dài, … Do đó, cha mẹ hãy giúp bé cân bằng giữa việc học và việc  chơi, nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nghỉ ngơi nên theo hướng tích cực, thể dục thể thao, vui chơi cùng bạn bè, … 

Ngoài ra, cha mẹ cần nói rõ và phân tích những kiến thức “giáo dục giới tính” cho bé gái, cũng như hướng dẫn, chỉ bảo bé phải biết bảo vệ bản thân để không dẫn đến hậu quả khó lường.

Trẻ cần được cân bằng giữa học và vui chơi
Trẻ cần được cân bằng giữa học và vui chơi

Lời kết

Hy vọng với những thông tin về lứa tuổi dậy thì cũng như cách chăm sóc trẻ tuổi dậy thì được chia sẻ trên. Các vị phụ huynh đã tích lũy cho mình những kiến thức hữu ích và có thể vận dụng tốt với những đứa trẻ của mình. Chúc tất cả thành công trong việc chăm sóc trẻ và giúp trẻ phát triển toàn diện từ thể chất đến tinh thần.  Trên đây là bài viết của Seoul AcademyTrường đào tạo thẩm mỹ hàng đầu Việt Nam

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

author-mobile
co-hang

Nguyễn Thúy Hằng

Trưởng Nhóm Giảng Viên, Chăm Sóc Da - Spa tại Seoul Academy – Trường Đào tạo Thẩm mỹ Quốc tế với hơn 12 năm kinh nghiệm Ngành Chăm Sóc Da, chứng chỉ thẩm mỹ Cidesco Thụy Sỹ 2011, chứng chỉ chuyên sâu Body Cibtac Singapore, ban giám khảo Hiệp hội ngành làm đẹp Asian.

BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN