Học nghề pha chế có tương lai không? có nên chọn nghề này?

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

Học nghề pha chế có tương lai không? Có nên chọn nghề này để định hướng sự nghiệp? Đây là những vấn đề mà nhiều bạn trẻ quan tâm khi có mong muốn chọn nghề này. Cùng theo dõi bài viết sau đây của Seoul Academy để hiểu sâu hơn về những khía cạnh tốt, xấu của nghề và việc có nên lựa chọn không nhé!

Nghề pha chế là gì?

Nghề pha chế là danh từ dùng để chỉ nghề pha đồ uống cho thực khách tại các cơ sở ẩm thực. Người làm pha chế sẽ thực hiện công việc kết hợp các loại thức uống với nhau để thay đổi mùi vị sao cho tạo ra một loại thức uống đặc sắc hơn. Đó có thể là rượu vang, rượu mạnh các loại nước ngọt có gas, nước ép trái cây, cà phê, sữa,… Hay bất kỳ một loại dung môi nào có thể uống được.

Hiện nay, có thể chia nghề ra hai nhóm nhỏ, nghiệp vụ chính là người pha chế đồ uống có cồn và pha chế cà phê. Theo thứ tự lần lượt sẽ gọi là Bartender và Barista, kiến thức họ cần học sẽ có sự khác biệt. Công việc đảm nhiệm của những người này cũng sẽ không giống nhau.

Nghề pha chế là làm công việc tạo nên đồ uống ngon miệng, hấp dẫn
Nghề pha chế là làm công việc tạo nên đồ uống ngon miệng, hấp dẫn

Tuy nhiên, ở một số cơ sở kinh doanh nhỏ, đôi khi vai trò của bartender và barista không được phân chia rõ ràng. Công ty thường tuyển chọn một người pha chế để đảm nhiệm tất cả các yêu cầu đồ uống cho khách hàng. Vậy, học nghề pha chế có tương lai không và có nên định hướng theo nghề này?

Học nghề pha chế có tương lai không?

Với sự phát triển rộng mở của lĩnh vực ẩm thực – du lịch, thị trường kinh tế trong nước có sự biến đổi lớn. Không còn là một nước nông nghiệp như xưa, giờ đây nước ta khá chú trọng vào ngành dịch vụ.

Những nghề liên quan đến nhà hàng – khách hàng – du lịch như đầu bếp, phục vụ, pha chế,… đều tăng trưởng mạnh. Nhu cầu khách hàng cho việc vui chơi giải trí ngày càng cao kéo theo những cơ sở ẩm thực xuất hiện nhiều hơn. Hàng loạt cơ hội việc làm tại các đơn vị kinh doanh lớn nhỏ đồng loạt mở ra.

Nghề tuy khá mới tại Việt Nam nhưng hiện phát triển vượt bậc, nhu cầu tuyển dụng cực cao. Vì thế mà những người chọn nghề pha chế đa số đều có việc làm đúng mong muốn ngay sau khóa học. Công việc thú vị, lộ trình thăng tiến rõ ràng và hấp dẫn, năng động, phù hợp với giới trẻ. Cạnh đó còn dễ lập nghiệp, có thể tự làm chủ mô hình kinh doanh thức uống nhờ nghề này.

Học nghề pha chế có tương lai không?
Học nghề pha chế có tương lai không?

Đây là những điều kiện thuận lợi cho những người yêu thích công việc pha chế sáng tạo. Mọi người có thể dễ dàng phát triển sự nghiệp tại những thương hiệu trong và ngoài nước. Ứng tuyển vào làm việc tại các chuỗi thương hiệu nổi tiếng về ẩm thực, đồ uống, nhà hàng, khách sạn,… Lộ trình thăng tiến trong ngành rõ ràng, từng bước mọi người có thể phát triển được khả năng của mình.

Cạnh đó, mức lương của ngành pha chế cũng rất đáng mơ ước so với nhiều sinh viên đại học. Ngoài ra, bạn còn có cơ hội trở nên nổi tiếng, thể hiện tài năng khi tham gia các cuộc thi về pha chế.

Có thể nhờ danh tiếng này mà lên kế hoạch xây dựng một thương hiệu, cơ sở kinh doanh thức uống riêng. Dựa vào kiến thức của bản thân mà có thể lựa chọn: quán bar, quán cà phê, kinh doanh online, take away,… tùy thích.

Chính vì thế, đáp án cho vấn đề học nghề pha chế có tương lai không đó là có. Tương lai của mọi người lao động trong ngành này vô cùng rộng mở và hấp dẫn. Nếu được đào tạo bài bản, có kiến thức và tay nghề vững chắc, chắc chắn còn có công việc tuyệt vời hơn.

Có nên học nghề pha chế không?

Kiến thức lớn, đa dạng, tính chất công việc sáng tạo, thú vị, lộ trình thăng tiến rộng mở, mức lương hấp dẫn,… Môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp nhiều chế độ phúc lợi dành cho người làm nghề,… Đây là tất cả những những yếu tố đưa nghề pha chế trở nên tiềm năng và đáng được lựa chọn, theo đuổi.

Có nên học nghề pha chế hay không?
Có nên học nghề pha chế hay không?

Vì thế, nếu yêu thích những công thức đồ uống hấp dẫn, có đam mê với nghề, đừng ngần ngại gì nữa. Hãy chọn ngành này để định hướng tương lai, để bản thân có được sự nghiệp tốt, ổn định.

Nghề pha chế phù hợp với những đối tượng nào?

Vậy, những ai phù hợp với nghề pha chế và nên định hướng tương lai với công việc này?

  • Những người đam mê pha chế

Người có đam mê tạo ra những thức uống hấp dẫn là đối tượng đầu tiên nên chọn ngành này. Khóa học pha chế sẽ phục vụ cho mục đích nghề nghiệp trong tương lai. Đồng thời cũng giúp mọi người rèn luyện được những kiến thức và kỹ năng tuyệt vời như tính kiên nhẫn, khéo léo,…

  • Những người kinh doanh cơ sở thức uống

Người muốn kinh doanh cơ sở thức uống cũng nên lựa chọn khóa học pha chế. Những kiến thức và kỹ năng sẽ tạo nền tảng cho việc kinh doanh thuận lợi hơn. Người đang có ý định kinh doanh quá nên chọn học nghề sớm, sẽ dễ quản lý công việc của mình hơn.

Học pha chế còn là cách tốt nhất để đảm bảo chất lượng đồ uống của quán mình. Quản lý tốt nguồn nguyên liệu đầu vào và biết cách cập nhật những xu hướng mới trên thị trường. Từ đó bổ sung thêm những món mới đặc sắc và hấp dẫn để phục vụ khách hàng tốt hơn.

Người có ý định kinh doanh cơ sở thức uống nên học nghề pha chế
Người có ý định kinh doanh cơ sở thức uống nên học nghề pha chế

Tự tay pha chế những đồ uống ngon còn tạo cảm giác thân thiện, gần gũi hơn với khách. Điều này giúp giữ chân khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng tiềm năng tốt hơn. Mặt khác, với những kiến thức có sẵn, mọi người cũng sẽ dễ dàng giải quyết những thắc mắc của khách hàng nhanh chóng.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tự tuyển dụng và đào tạo nhân viên cho quán mình. Cạnh đó còn đánh giá công việc nhằm cải thiện quy trình và giúp việc kinh doanh tốt hơn.

Vấn đề học nghề pha chế có tương lai không và đối tượng học nghề đã được giải đáp. Mọi người chỉ cần có đam mê, thích khám phá hương vị của đồ uống là đã có thể tự tin tham gia những khóa học này. Nếu có thêm năng khiếu, khả năng sáng tạo và vị giác tốt, đây sẽ là lợi thế cực lớn dành để cạnh tranh trên thị trường lao động.

Nội dung khóa học ngành pha chế

Để chinh phục mục tiêu nghề nghiệp, đầu tiên, mọi người cần trang bị cho bản thân kiến thức và kỹ năng cần thiết. Muốn có được điều này, phải tham gia những khóa học pha chế để có đủ trình độ chuyên môn. Pha chế hiện chia làm hai chuyên ngành khác nhau, nội dung học của những khóa này cũng sẽ khác biệt, cụ thể:

Bartender

Bartender là danh từ dùng để chỉ người pha chế đồ uống có cồn (có thành phần là rượu). Họ sẽ được đào tạo chuyên môn pha chế về cocktail, mocktail,… và các loại thức uống khác phục vụ trong bar. Tham gia khóa này, mọi người sẽ học về:

Bartender là người pha chế đồ uống có cồn
Bartender là người pha chế đồ uống có cồn
  • Khái quát môn học về các loại nguyên liệu, đồ uống, rượu, bia…
  • Cách lựa chọn, phân loại, bảo quản nguyên liệu đồ uống: các loại rượu vang, rượu mạnh, nước ép trái cây, nước ngọt có gas,…
  • Cách phục vụ: nước ngọt, nước trái cây, nước uống đóng chai cho khách hàng chuyên nghiệp.
  • Kỹ năng trang trí cơ bản các loại thức uống bằng trái cây: chanh, cam, thơm và cách cắt tỉa sao cho đẹp mắt.
  • Rượu vang và kỹ năng pha chế các loại cocktail từ rượu vang như Sangria, Champagne Cocktail, Mulled wine, …
  • Whisky, brandy và cách pha chế các loại cocktail từ chúng như: Whiskey Sour, Old Fashioned, Sidecar,…
  • Tequila, Rum, Vodka, Gin và kỹ thuật pha chế các cocktail liên quan như: Gin & Tonic, Tequila Pop, Moscow Mule,…
  • Pha chế các loại cocktail Martini như Martini Dry/Dirty, Manhattan, Dry Manhattan, Americano, Negroni,…
  • Rượu mùi (Liqueur) và cách kết hợp rượu mùi vào cocktail. Phương pháp tự tạo rượu mùi, homemade liqueur, syrup từ quế, hồi, sả,…
  • Pha chế các loại cocktail theo mùi vị chua, ngọt, béo, nóng, đắng, cay,…
  • Pha chế các loại cocktail có thể tích lớn, nhiều (Long drink/Wine & punch): Bloody Mary, Pina Colada, Mojito,…
  • Pha chế cocktail trong ly nhỏ, phân tầng, phân màu như B52, B53, B54, Innocent Sex, Jellyfish, Lamborghini,…
  • Học về những loại cocktail thông dụng khác (Popular Cocktail) như Singapore Sling, Mai Tai, Tequila Sunrise, Sex on the Beach, Cosmopolitan,…
  • Pha chế thức uống không cồn (Mocktail) như Pussy Foot, Shirley Temple, Virgin Colada,…
  • Kỹ năng cầm zigger, shaker chuẩn, kỹ năng biểu diễn chuyên nghiệp trước mặt khách hàng.
  • Học về kỹ năng mềm: giao tiếp, nắm bắt tâm lý khách hàng, tư vấn, lựa chọn đồ uống phù hợp theo yêu cầu của khách,…
Ngoại trừ kỹ năng pha chế, mọi người còn phải biết tư vấn khách hàng
Ngoại trừ kỹ năng pha chế, mọi người còn phải biết tư vấn khách hàng

Barista

Nhiều người thắc mắc học nghề pha chế có tương lai không nếu không đi theo ngành pha rượu. Thực tế Barista – người pha chế cà phê – hiện nay là một nghề nghiệp rất hot. Họ là người chịu trách nhiệm chuẩn bị, pha chế và phục vụ cà phê cho khách hàng.

Barista không chỉ đảm nhiệm không đơn thuần chỉ là chất lượng đồ uống mà còn cả trang trí. Phải tạo ra những ly cà phê mang tính nghệ thuật, đẹp mắt và ấn tượng bằng nghệ thuật Latte Art nổi tiếng. Cụ thể, kiến thức trong khóa học barista sẽ gồm có:

  • Kiến thức cơ bản về cà phê hạt, cà phê rang xay, cà phê arabica, cà phê robusta,…
  • Cách rang cà phê mộc.
  • Phương pháp pha cà phê truyền thống cà phê đen, cà phê sữa (nóng và đá).
  • Phương pháp pha các loại cà phê đặc biệt gồm: cold brew, cà phê drip, cà phê syphon, cà phê aeropress,…
  • Giới thiệu về cà phê máy (cà phê Ý), máy làm cà phê chuyên nghiệp và cách sử dụng.
  • Cách pha các loại cà phê Ý: Espresso, Americano, Cappuccino, Latte, Ristretto, Mocha, Irish coffee, Macchiato, Doppio, Con leche, Demi – crème, Espresso con panna, Flat white, Flat matte,…
  • Kỹ năng tạo hình cà phê Ý (Latte art) như Heart, Multi heart, Rosetta (lá phong), Tulip, Con gấu, Hello Kitty, Thiên Nga,…
  • Kỹ năng giao tiếp, tư vấn, upselling, lựa chọn đồ uống phù hợp cho khách hàng,…
Barista là người chuyên pha chế cà phê
Barista là người chuyên pha chế cà phê

Những người muốn kinh doanh tiệm cà phê hay quán rượu phải học thêm kỹ năng quản trị. Có những khóa học chuyên dành cho người muốn kinh doanh dịch vụ ăn uống. Trong đó, mọi người sẽ được học về kỹ năng quản lý cơ sở, kỹ năng quản trị nhân sự, cách lập kế hoạch, chiến lược marketing, kinh doanh,…

Xem thêm: Top 10+ địa chỉ đào tạo barista chuyên nghiệp, uy tín nhất TPHCM

Mức lương của ngành pha chế

Học nghề pha chế có tương lai không và lộ trình, mức lương của ngành pha  chế ra sao? Cũng như những ngành khác pha chế có nhiều vị trí công việc, chức vụ phân chia từ thấp đến cao.

Tùy thuộc vào vị trí, kỹ năng (pha chế cà phê hay rượu), kinh nghiệm, nơi làm việc,… mà mức lương sẽ có sự khác biệt. Đặc thù công việc, quy định của công ty mà nhân viên pha chế có thêm những nguồn thu nhập khác như tips, bonus,…

Mức lương cơ bản khởi điểm khi ở vị trí phụ bar (bar back), part time sẽ khoảng 3 – 4 triệu đồng. Nhân viên pha chế sẽ nhận được 4 – 5 triệu đồng 1 tháng chưa phụ cấp, bonus.

Với trưởng ca, Bartender trưởng (Head Bar) hoặc Giám sát sẽ khoảng 6 – 10 triệu đồng. Trợ lý quản lý bộ phận thức uống sẽ có lương khoảng 10 – 12 triệu đồng, quản lý Bộ phận thức uống sẽ khoảng 12 – 15 triệu đồng. Thu nhập của Trợ lý quản lý bộ phận ẩm thực sẽ là 18 – 20 triệu đồng.

Mức lương của ngành pha chế khá cao so với mặt bằng chung
Mức lương của ngành pha chế khá cao so với mặt bằng chung

Sau khi thêm phụ cấp, tiền tips, thưởng, bonus,… lương tổng của nhân viên pha chế sẽ có thể lên đến 10 triệu đồng mỗi tháng. Với những vị trí quản có có thể lên gấp đôi so với lương cơ bản. Mức lương cho hai vị trí cao nhất là Quản lý Bộ phận Ẩm thực và Giám đốc khối dịch vụ ẩm thực sẽ từ 1000 USD trở lên.

Hiện nay ngành đang rất phát triển, mức lương của ngành pha chế này hứa hẹn sẽ còn tăng trong tương lai. Vị trí và thu nhập cũng là lộ trình thăng tiến của những người tham gia nghề này. Công việc nào cũng cần bắt đầu từ những việc nhỏ nhất, lương thấp rồi mới đến cao.

Mặt trái của nghề pha chế

Vấn đề học nghề pha chế có tương lai không đã được giải đáp, những bạn yêu nghề có thể tự tin theo đuổi đam mê. Tuy nhiên, vẫn còn vấn đề nhiều người lo ngại đó là mặt trái của nghề pha chế.

Cần nhiều thời gian rèn luyện tay nghề

Dù học bất cứ ngành nghề nào, cũng cần thời gian để làm quen và hiểu rõ về công việc. Để thành thạo kỹ năng pha chế thức uống cơ bản cần phải mất ít nhất từ 3 – 6 tháng. Muốn pha chế được đa dạng các loại thức uống và trang trí đẹp mắt cần thời gian lâu hơn nữa.

Để thành thạo nghề, cần thời gian rất lâu, ít nhất phải vài tháng trở lên
Để thành thạo nghề, cần thời gian rất lâu, ít nhất phải vài tháng trở lên

Kỹ thuật biểu diễn đầy cam go

Kỹ thuật biểu diễn là một thử thách cam go dành cho những ai muốn làm bartender. Để có thể làm được điều này thuần thục, mọi người phải chịu nhiều vết thương vì lửa, vì những cú rơi của chai rượu lên người, vết xước da,… Phải rất nỗ lực để có thể trở thành một chuyên gia trong nghề.

Latte art cũng không đơn giản để thực hiện

Muốn có một ly cà phê hoàn hảo nhất, bạn phải rèn luyện kỹ thuật latte art cực nhiều. Để những hình ảnh đẹp mắt, chắc chắn không thể ngừng luyện tập dưới vài tháng ròng rã.

Nữ giới thường không chọn nghề này

Có sự phân biệt giới tính trong nghề bởi khởi đầu đều do các nam giới thực hiện công việc này. Mặt khác, môi trường công việc của nghề pha chế là trong các quán bar đông đúc, phức tạp.

Cạnh đó là do thể lực, phụ nữ thường có thể lực yếu hơn, khó có thể chịu nổi áp lực công việc phải đứng suốt quá trình làm việc. Nếu có biểu diễn Flair Bartending lại càng tốn sức hơn. Vì thế hầu như không có sự xuất hiện của bartender nữ vì nữ giới rất ngại công việc này.

Kỹ năng giao tiếp, nắm bắt tâm lý khách hàng

Kỹ năng quan trọng của người pha chế là giao tiếp, nắm bắt tâm lý khách hàng để tư vấn. Đây là điều phải rèn giũa trong một khoảng thời gian dài mới có thể thực hiện tốt. Sở hữu được kỹ năng này cũng là yếu tố để đánh giá sự chuyên nghiệp của người pha chế.

Kỹ năng giao tiếp vô cùng quan trọng với một người pha chế
Kỹ năng giao tiếp vô cùng quan trọng với một người pha chế

Không được nghỉ cuối tuần, lễ, Tết

Những ai làm ngành dịch vụ như pha chế sẽ bận túi bụi vào dịp nghỉ ngơi của đại đa số người khác. Bởi đây là những mùa cao điểm, khách hàng sẽ đổ dồn vào những khu vui chơi. Và những Barista, Bartender phải không ngừng tăng ca để phục vụ nhu cầu của họ.

Có thể nói, chẳng những không được nghỉ ngơi như mọi người mà còn phải làm việc vất vả vào dịp này. Tuy nhiên, người lao động cũng có mức lương xứng đáng, gấp 2, gấp 3 và thêm tiền tips vào những ngày này.

Khách hàng không phải lúc nào cũng lịch sự

Không phải cứ làm việc ở nơi chuyên nghiệp, sang trọng, bạn sẽ gặp được những khách lịch sự. Thực tế, những người khách “ẩm ương”, khó chịu, đòi hỏi vô lý trong ngành này rất nhiều. Là một người pha chế, bạn phải tiếp xúc và giải quyết nhiều tình huống rắc rối không mong muốn.

Ngoài ra, còn rất nhiều mặt trái của nghề pha chế khác mà mọi người cần lưu tâm như tuổi nghề ngành thường ngắn hơn. Bởi nghề nghiệp đòi hỏi sức khỏe cao và ngoại hình đẹp mắt. Nên khi quá lớn tuổi, mọi người sẽ khó có thể duy trì công việc này. Nhưng nếu lúc đó, làm quản lý hay giám sát vẫn là điều có thể. Vì thế phải luôn cố gắng thăng tiến khi còn trẻ tuổi, nhiều sức khỏe.

Tuổi nghề của ngành pha chế thường không quá cao
Tuổi nghề của ngành pha chế thường không quá cao

Có nhiều bệnh nghề nghiệp khác nhau

Một trong những mặt trái của nghề pha chế mà mọi người có thể gặp phải đó là các bệnh nghề nghiệp. Tính chất công việc cùng môi trường làm việc có sự khác biệt nên người làm pha chế sẽ có nguy cơ mắc các bệnh sau:

  • Bệnh về xương khớp: Chủ yếu do Bartender luôn phải đứng trong suốt quá trình làm việc nên dễ gặp vấn đề về xương khớp. Phổ biến nhất là các bệnh như đau nhức cột sống, mỏi cổ vai gáy, đau khớp chân…
  • Bệnh viêm da: Nhân viên bartender khá nhiều người bị các bệnh viêm da. Điều này chủ yếu do mọi người phải tiếp xúc với nhiều loại hoá chất, hương hiệu nên sẽ trực tiếp gây ảnh hưởng lên làn da, nhất là vùng da mặt.
  • Viêm dạ dày: Làm nghề pha chế mọi người dễ gặp các vấn đề về dạ dày. Trước tiên là vì pha chế phải nếm thử nhiều chất rượu khác nhau điều này sẽ khiến dịch dạ dày tiết nhiều dễ gây viêm. Bên cạnh đó thường các bartender làm việc buổi đêm đến khuya, lịch ăn uống nhiều thay đổi. Do đó hệ tiêu hoá sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp, gây nên các vấn đề như viêm dạ dày, hội chứng ruột kích thích…
  • Các bệnh về mắt: Làm bartender mọi người còn dễ mắc các bệnh về mắt. Môi trường làm việc thường là trong các bar, quán rượu, nhà hàng… không gian tương đối u tối. Giờ làm việc rơi vào buổi đêm nên sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến mắt, gây mờ mắt, mỏi mắt…
Làm nghề pha chế dễ gặp các vấn đề về xương khớp
Làm nghề pha chế dễ gặp các vấn đề về xương khớp

Cơ hội phát triển của nghề pha chế

Nghề pha chế được đánh giá là có rất nhiều cơ hội phát triển về sau. Nếu có năng lực và thực sự tâm huyết về nghề tương lai không phải lo về mức thu nhập. Bên cạnh đó là rất nhiều các cơ hội nâng cao kỹ năng, phát triển bản thân toàn diện.

  • Nghề pha chế mang đến cho mọi người hội giao tiếp nhiều, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, bắt chuyện tốt.
  • Học nghề pha chế mang đến cơ hội sáng tạo nhiều, thoải mái tạo làm nên các đồ uống đa dạng.
  • Mọi người có thể tự mình mở cơ sở kinh doanh và làm chủ, nâng cao mức thu nhập của bản thân.
  • Người làm bartender chuyên nghiệp còn có thể mở các lớp dạy nghề trực tiếp hoặc online. Từ đó nâng cao thêm thu nhập và trở thành các chuyên gia thật sự.
  • Cơ hội tiếp xúc nhiều nhân vật, xây dựng quan hệ rộng lớn.
  • Chính vì làm việc vào buổi đêm đến khuya nên các bartender có cơ hội thư giãn vào ban ngày, ở bên gia đình, bạn bè nhiều hơn. Ngoài ra mọi người cũng sẽ có thời gian để học thêm nhiều kỹ năng mới, kiến thức mới trong buổi ngày.
Nghề pha chế mở ra nhiều cơ hội phát triển
Nghề pha chế mở ra nhiều cơ hội phát triển

Với những thông tin hữu ích trên, chắc chắn mọi người giải đáp được vấn đề học nghề pha chế có tương lai không. Nhờ biết thêm nhiều điều của nghề mà mọi người có thể lựa chọn định hướng theo nghề này hay không.

Nếu yêu thích ngành nghề này, hãy đăng ký một khóa học pha chế ngay hôm nay. Đừng ngần ngại theo đuổi đam mê, khi bạn không ngừng nỗ lực, thành công sẽ đến. Seoul Academy chúc bạn thành công và thuận lợi trên con đường sự nghiệp!

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

author-mobile
co-hang

Nguyễn Thuý Hằng

Trưởng Nhóm Giảng Viên, Chăm Sóc Da - Spa tại Seoul Academy – Trường Đào tạo Thẩm mỹ Quốc tế với hơn 12 năm kinh nghiệm Ngành Chăm Sóc Da, chứng chỉ thẩm mỹ Cidesco Thụy Sỹ 2011, chứng chỉ chuyên sâu Body Cibtac Singapore, ban giám khảo Hiệp hội ngành làm đẹp Asian.

BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN