Điểm học kỳ 1 thấp có sao không? Cách gỡ điểm thấp học kỳ 1

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

Điểm học kỳ I là hệ số đóng góp quan trọng trong điểm đánh giá học lực học kỳ I và cả năm học của mỗi học sinh. Được điểm cao vào học kỳ I sẽ tạo cho học sinh một phong độ, cảm giác thoải mái, tự tin cho học kỳ sau. Nếu ngược lại, điểm học kỳ I thấp có sao không? Sau đây là cách lội ngược dòng để cải thiện, kéo điểm trung bình cho những bạn điểm không được như mong muốn. 

Cách tính điểm trung bình môn học mới nhất

Trước khi tìm hiểu vấn đề điểm học kỳ I thấp có sao không, thì chúng ta tìm hiểu cách tính điểm, xác định học lực dựa trên điểm được pháp luật quy định. Điểm học trung bình môn được đánh giá, nhận xét bằng công thức sau, đây cũng là cách tính điểm mới nhất. Được quy định bởi bộ Giáo Dục & Đào Tạo quy định:

Cách tính điểm
Cách tính điểm

Trong đó:

  • TĐĐGtx: Tổng điểm kiểm tra, là điểm hệ số 1( điểm 15 phút, điểm miệng,..) 
  • ĐĐGgk: Điểm kiểm tra, là điểm của hệ số 2( thường là điểm kiểm tra 1 tiết)
  • ĐĐGck: Điểm kiểm tra, điểm thi học kỳ

Điểm học kỳ I nhân hệ số mấy?

Theo quy định mới nhất đối với cách tính điểm, bao gồm của học sinh cấp 2 và cấp 3. Theo điểm b khoản 2 điều 10 quy chế ban hành, kèm thông tư 58 năm 2011 thì điểm học kỳ 1 không nhân hệ số nào cả.

Các mức điểm xếp loại học lực 

  • Xếp loại giỏi: Điểm trung bình môn học trên 8.0, trong đó một trong 3 môn Toán, Văn, Tiếng Anh trên 8.0. Không có môn nào điểm dưới 6.5 và xếp loại học lực các môn đều loại Đ.
  • Xếp loại khá: Điểm trung bình môn học trên 6.5, trong đó một trong 3 môn Toán, Văn, Anh phải đạt 6.5. Không có môn nào điểm dưới 5 và xếp loại các môn đều đạt loại Đ.
  • Xếp loại trung bình: Nếu đạt các tiêu chuẩn điểm tổng trung bình môn đạt 5 trở lên, trong đó điểm của một trong 3 mon chính đạt 5.
  • Xếp loại yếu: Điểm môn trung bình đạt 3.5 trở lên, không có điểm dưới 2.0
  • Xếp loại kém: Các trường hợp còn lại.
Các mức điểm xếp loại học lực thể hiện trên học bạ
Các mức điểm xếp loại học lực thể hiện trên học bạ

Điểm thi giữa kì điểm thấp có sao không?

Điểm số học kỳ đầu đóng góp một phần không nhỏ đến đánh giá học lực cả năm của học sinh. Điểm học kỳ I thấp có ảnh hưởng nhiều hay không còn phụ thuộc vào mục tiêu bạn muốn đạt được, và điểm số hiện tại bạn có. 

Cảm giác bị điểm học lực kém vào học kỳ I khiến học sinh lo lắng, bất an cho thời gian tới. Thậm chí có nhiều bạn còn tự ti, tự trách bản thân năng lực yếu kém, không đủ cố gắng. Nhất là đối với các bạn đã cố gắng học tập, rèn luyện, nhưng khi điểm phát ra lại không đạt như mong đợi. 

Ngoài khiến tinh thần suy sụp, nhiều em còn cảm thấy lo sợ vì có thể bị phụ huynh la mắng, trách móc. Tuy điểm số không đánh giá năng lực tất cả, nhưng nhiều người lớn đều dựa vào đó đánh một đứa trẻ, con em của mình. Điều đó vô hình chung sẽ đem lại cho các em một sự áp lực lớn, có thể ảnh hưởng không tốt đến tinh thần.

Cần nỗ lực cải thiện điểm học kỳ I để tránh ảnh hưởng kết quả năm học
Cần nỗ lực cải thiện điểm học kỳ I để tránh ảnh hưởng kết quả năm học

Những nguyên do khiến học sinh đạt điểm kém vào học kỳ I

Chúng ta nên biết kết quả học tập kém bị chi phối bởi khá nhiều yếu tố, từ chính bản thân và tác động bên ngoài. Hãy điểm xem mình mắc phải các nguyên do gì, từ đó khắc phục tốt thì bạn không phải lo vấn đề điểm học kỳ I thấp có sao không nữa. 

Nguyên nhân từ học sinh

Một số lý do phổ biến dẫn đến điểm kém và đạt kết quả không mong muốn trong học kỳ I gồm:

  • Học sinh lười học, đây là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến tình trạng điểm học lực kém. Các bạn không bỏ thời gian ra học tập, làm bài tập, trên lớp thì lơ là chểnh mảng từ đó kiến thức bị hổng. Nếu tình trạng kéo dài sẽ khiến cho bản thân chán nản việc học, tìm nhiều lý do để thoái thác, lẩn tránh.
  • Phương pháp học tập không chính xác, nhất là tình trạng học tủ, học vẹt, học nhưng không nắm bắt được ý chính là vấn đề thường gặp ở hoc sinh. Các em vẫn siêng chép bài, nhưng không hiểu được kiến thức, không áp dụng làm bài được. 
Mải chơi game là một lý do phổ biến khiến trẻ điểm kém
Mải chơi game là một lý do phổ biến khiến trẻ điểm kém

Nguyên nhân tác động bên ngoài

Bên cạnh tác động từ bên trong (chính học sinh) vẫn có những nguyên nhân từ bên ngoài, ảnh hưởng đến kết quả học tập. Trong đó, các bậc phụ huynh không chú ý, quan tâm đến tình trạng học tập của con là một nguyên do phổ biến. Nhiều gia đình không có ý định động viên cổ vũ, đốc thúc việc học hành cho con. 

Ngoài ra, tình trạng nuông chiều con cái cũng là một trong các lý do khiến điểm học lực kém. Con trẻ muốn đi chơi, muốn nghỉ học cũng đều đáp ứng mà không nghĩ đến hậu quả. 

Áp lực từ phụ huynh cũng có thể là gánh nặng cho con trong quá trình học
Áp lực từ phụ huynh cũng có thể là gánh nặng cho con trong quá trình học

Ngoài ra, cũng có các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, buộc các em phải phụ giúp nhiều trong nhà, không có thời gian học tập. Để từ đó dẫn đến kết quả kém, cả học sinh lẫn phụ huynh đều bối rối không biết điểm học kỳ I thấp có sao không, rồi lại lo lắng đi tìm cách khắc phục. 

Bên cạnh đó, giáo viên tác động không nhỏ đến sự tiếp thu kiến thức của học sinh. Nếu họ không tâm huyết với nghề, phương pháp dạy chưa đúng đắn cũng như ít quan tâm tâm đến học sinh. Điều đó không những ảnh hưởng đến việc học, mà đôi lúc làm hổng kiến thức, học sinh bỏ bê và không muốn học.

Giải pháp khắc phục điểm thấp cho học sinh

Nhìn vào các nguyên nhân trên, có thể thấy không chỉ chính bản thân các bạn học sinh cần thay đổi. Mà những yếu tố bên cạnh như phụ huynh, giáo viên cần có ý thức khắc phục để đem lại kết quả cho con, em/học sinh của mình tốt hơn. 

Sử dụng sơ đồ tư duy để tăng 
Sử dụng sơ đồ tư duy để tăng

Tuy vậy nhưng yếu tố bản thân vẫn là lớn nhất, tự tập cho bản thân tính tự giác, học tập. Đồng thời đừng quên chia sẻ cho những người lớn xung quanh, thầy cô, cha mẹ để họ có thể thấu hiểu, kịp thời đồng hành cùng bạn.

Ổn định và thoải mái cảm xúc

Thời gian đầu bị điểm kém là một đoạn thời gian không mấy vui vẻ và thoải mái. Tình trạng đặt nặng điểm số khiến nhiều học sinh có những cảm xúc bi quan, căng thẳng. Thêm vào sự chê trách, trách mắng từ gia đình thầy cô. Tất cả điều đó có thể dẫn đến stress, đôi khi mắc các bệnh tâm lý không lành mạnh đối với độ tuổi dậy thì.

Trò chuyện cùng bạn bè để giải tỏa căng thẳng
Trò chuyện cùng bạn bè để giải tỏa căng thẳng

Tuy nhiên, thay vì rơi vào sự tiêu cực, lo lắng điểm học kỳ I thấp có sao không quá lâu. Bạn hoàn toàn có thể xả áp lực bằng các biện pháp lành mạnh. Như gặp gỡ bạn bè, chơi đùa với thú cưng, tập thể dục thể thao và thực hiện những hoạt động yêu thích. 

Việc phân bố thời gian cho những công việc tích cực, có thể đem lại cho bạn nguồn năng lượng mới. Điều này giúp tăng các hoocmon hạnh phúc, tiêu trừ các hoocmon gây stress, có tác dụng rất lớn cho việc ổn định cảm xúc.

Thay đổi thói quen học tập

Để học tốt và có kết quả cao hơn trong học kỳ mới, học sinh cần điều chỉnh lịch học & sinh hoạt phù hợp hơn. Cụ thể, bạn nên:

  • Ôn bài cũ, đọc bài mới trước khi lên lớp
  • Những bài học có nội dung dài, bạn cần vẽ một sơ đồ tóm tắt các ý chính. Rồi từ đó có thể phân nhánh ra các ý phụ để có thể nắm vững kiến thức hơn.
  • Hoàn thành đủ bài tập trong sách bài tập và giáo viên giao cho. Chúng ta có thể tham khảo thêm các dạng bài mới từ internet/học thêm để nâng cao tư duy giải bài.
  • Nên có thời gian đi học rõ ràng, đi sớm hơn giờ vào lớp tầm 30-45 phút. Không nên để sát giờ học mới tất tả chạy đến, điều đó sẽ tạo nên tâm thế không tốt cho việc học của bạn.

Chú ý các khuyết điểm, các lỗi sai

Đọc không kỹ đề, học quá nhiều kiến thức, thói quen làm bài ẩu, không kiểm tra lại bài sau khi làm. Là những sai lầm căn bản, nếu bạn không chú ý các điều đó, thì cho dù có nô lực bao nhiêu cũng rất khó để lấy điểm cao. Vậy nên không chỉ cần chăm chỉ thôi đâu, tập tính kỹ càng, kỹ lưỡng khi làm bài sẽ giúp bạn đạt điểm cao hơn rất nhiều.

Điều chỉnh lỗi cùng bạn bè hoặc thầy cô
Điều chỉnh lỗi cùng bạn bè hoặc thầy cô

Các lỗi sai trong bài tập cần được bạn ghi chú ra trong một quyển sổ rõ ràng. Sau đó cải thiện bằng cách hỏi thầy cô, bạn bè, luyện tập nhiều lần bằng việc đổi thông số. Bạn sẽ nhớ được rõ hơn và tránh đi được những lỗi sai đó cho lần thi kế tiếp.

Không bỏ qua cơ hội gỡ điểm

Thay vì buồn rầu, lo lắng không biết điểm học kỳ I thấp có sao không, thì chúng ta nên tìm cách gỡ điểm giữa kì, nâng cao điểm số lên. Việc đạt được điểm tối đa sẽ không dễ trong một bài kiểm tra, vì trong một bài sẽ có câu hỏi nâng cao để phân loại học sinh tư duy tốt. 

Gỡ điểm bằng cách giơ tay phát biểu
Gỡ điểm bằng cách giơ tay phát biểu

Tuy vậy nhưng giáo viên thường cộng điểm thêm cho các học trò thường xuyên phát biểu, đóng góp xây dựng bài. Cho nên đừng bỏ qua các cơ hội đó, đấy là cơ hội tốt để thêm điểm vào các bài kiểm tra.

Tổ chức học nhóm

Bạn có thể tổ chức các nhóm học vào các buổi cuối tuần với các thành viên trong lớp. Học thầy không tày học bạn, việc học nhóm rất có ích, đem lại hiệu quả cao trong học tập. Bạn có thể đối chiếu, sửa chữa các lỗi sai cho nhau trong các môn học. Và mỗi cá nhân sẽ có cách học, cách giải bài khác nhau, bạn có thể tìm được nhiều lời giải, nhiều cách học khác nhau trong dịp học nhóm này.

Đừng quá buồn rầu và lo lắng điểm học kỳ 1 thấp có sao không nữa, hãy lên danh sách những điều chú ý trong học tập từ bây giờ. Kết quả học tập tốt phải tự mình nỗ lực giành lấy, đừng bao giờ nghĩ đến luồn cúi hay xin xỏ ai. Nền tảng vững chắc tự tạo sẽ theo bạn lâu dài, góp phần trên con đường học vấn thành công trong tương lai.

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

()

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!


BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN