- Mặc định
- Lớn hơn
Chứng chỉ hành nghề tiêm filler có vai trò vô cùng quan trọng với những người muốn làm việc trong lĩnh vực này. Chứng nhận sẽ đảm bảo trình độ kỹ thuật của người thực hiện. Cam kết đảm bảo an toàn và cơ sở được Nhà nước cấp phép hoạt động. Bởi thế chỉ khi có được nó, mọi người mới được phép kinh doanh và thực hiện công việc trong lĩnh vực này.
Chứng chỉ hành nghề tiêm filler là gì?
Chứng chỉ hành nghề tiêm filler là một dạng văn bản chính thức được ban hành bởi những cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tất cả các nhân sự làm bất kỳ ngành nghề nào cũng cần có chứng chỉ này. Đặc biệt là với lĩnh vực thẩm mỹ, mà cụ thể ở đây là tiêm filler, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe lại càng quan trọng hơn.
Nhà nước có quy định trong việc cấp chứng chỉ hành nghề tiêm filler cho người có đủ năng lực. Người hoặc tổ chức được cấp bằng sẽ phải có đầy đủ kiến thức, kinh nghiệm và tiêu chuẩn để hoạt động trong lĩnh vực.
Để làm dịch vụ, người thực hiện phải có chứng chỉ tiêm filler. Vậy học tiêm filler cần bằng cấp gì? Theo quy định của pháp luật, bác sĩ có năng lực chuyên môn, khả năng tiêm filler cần phải có chứng chỉ hành nghề bác sĩ thẩm mỹ được cấp từ Bộ Y tế.
Việc này đồng nghĩa người thực hiện tiêm filler phải là bác sĩ chuyên khoa thẩm mỹ. Đã được đào tạo và có đủ trình độ chuyên môn y khoa. Có đầy đủ các kỹ năng về y tế, da liễu và tiểu phẫu…
Hãy đăng ký khóa học cam kết tay nghề tại Seoul Academy ngay.
Nếu không có chứng chỉ hành nghề tiêm filler có hoạt động được không?
Đối với cơ sở spa, thẩm mỹ viện, bệnh viện
Theo quy định dành cho người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động, đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nếu không có chứng chỉ hành nghề tiêm filler các cơ sở sẽ không được hoạt động.
Cụ thể chỉ được thực hiện tại bệnh viện hoặc phòng khám, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa thẩm mỹ như:
- Dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (gồm phẫu thuật, thủ thuật, tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt hoặc các can thiệp xâm lấn khác…).
- Dịch vụ làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể (da, khuôn mặt, ngực, bụng, mông và các bộ phận khác trên cơ thể…).
- Xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm.
Trường hợp doanh nghiệp không có giấy phép hoạt động mà vẫn tự ý thực hiện hoạt động tiêm filler sẽ bị xử phạt hành chính. Số tiền sẽ từ 50 cho đến 70 triệu đồng (theo quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế tại điểm a, khoản 6 Điều 29 Nghị định 176/2013/NĐ-CP).
Cơ sở còn có thể bị đình chỉ hoạt động trong thời gian từ 6 tháng đến 12 tháng. Trường hợp nơi này thu giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cao hơn giá niêm yết buộc phải hoàn trả số tiền chênh lệch cho khách hàng. Nếu không hoàn trả được cho đối tượng phải nộp toàn bộ vào ngân sách nhà nước.
Đối với người trực tiếp thực hiện tiêm filler
Người hành nghề trái phép sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý hình sự theo quy định như sau:
Xử phạt hành chính
Sẽ bị xử phạt số tiền từ 30 triệu đến 40 triệu đồng (theo quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế tại khoản 5 Điều 28 Nghị định 176/2013/NĐ-CP).
Xử phạt hình sự
Việc làm dịch vụ không có chứng chỉ tiêm filler hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu để lại hậu quả nghiêm trọng đến sức khoẻ con người. Các trường hợp gồm:
- Làm chết người, gây tổn hại cho sức khỏe người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
- Gây tổn hại cho sức khỏe của 2 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương từ 61% – 121%.
- Gây thiệt hại về tài sản từ 100 triệu đến dưới 500 triệu.
- Đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn tái phạm.
Hành vi này sẽ bị phạt tù từ 1 – 5 năm dựa trên tình trạng thương tật của bệnh nhân sau khi giám định phần trăm thiệt hại cơ thể.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 315 Bộ luật Hình sự được sửa đổi, bổ sung tại Điều 117 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2017 những người này còn bị phạt tiền từ 10 triệu đến 50 triệu đồng. Đồng thời bị cấm đảm nhiều chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Giấy tờ cần có để hành nghề hoặc mở cơ sở tiêm filler
Ngoài chứng nhận đảm bảo năng lực, cam kết có đủ kiến thức và kỹ thuật khám chữa bệnh, khả năng làm đẹp cho khách hàng. Mọi người còn cần phải có thêm chứng chỉ hành nghề spa. Điều này đặc biệt quan trọng với những người kinh doanh lĩnh vực này.
Chứng chỉ hành nghề tiêm filler
Tiêm filler cần bằng cấp gì? Như đã nói, chứng chỉ hành nghề bác sĩ thẩm mỹ vô đặc biệt quan trọng với những người trực tiếp thực hiện dịch vụ cho khách hàng. Cần phải có chứng chỉ hành nghề mới có đủ điều kiện để làm việc. Hoạt động theo đúng quy định pháp luật, dưới sự bảo vệ của Nhà nước. Và đảm bảo được an toàn sức khỏe con người.
Chứng chỉ hành nghề spa
Tương tự như chứng chỉ hành nghề tiêm filler, chứng chỉ hành nghề spa sẽ chứng minh được đơn vị có thể cung cấp các dịch vụ thẩm mỹ. Đây là những điều bắt buộc các doanh nghiệp phải có khi kinh doanh và hoạt động trong lĩnh vực thẩm mỹ.
Theo Điều 37 Nghị định 109/2016/NĐ-CP: Điều kiện bắt buộc khi bắt đầu muốn kinh doanh lĩnh vực thẩm mỹ viện là chứng chỉ hành nghề spa. Hoặc phải có chứng nhận do cơ sở đào tạo dạy nghề hợp pháp cấp.
Đây được xem là một loại giấy thông hành, là chứng nhận giữa cơ sở đăng ký kinh doanh làm việc theo đúng quy định của Nhà nước. Chứng nhận người sở hữu hoặc người đại diện pháp luật của doanh nghiệp đã trải qua một khóa học đào tạo về spa. Biết những kiến thức làm đẹp chuyên nghiệp và toàn diện. Đủ điều kiện tốt nghiệp và được Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp chứng chỉ hành nghề hợp lệ.
Khóa chăm sóc da – Spa uy tín, đăng ký ghi danh ngay hôm nay
Hiện nay, nước ta đang sử dụng 3 loại chứng chỉ hành nghề spa khác nhau:
- Chứng chỉ do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cấp: Đây là chứng chỉ hành nghề spa hợp lệ theo quy định của pháp luật của Nhà nước ta ban hành. Đã được được chấp thuận khi cá nhân hoặc tổ chức muốn kinh doanh trong lĩnh vực spa.
- Chứng chỉ do trung tâm dạy nghề cấp: Đây là chứng nhận do nơi đào tạo cấp cho người đã hoàn thành khóa học spa, thẩm mỹ. Người đại diện của doanh nghiệp trước pháp luật sẽ nhờ vào tấm bằng này để mở cơ sở kinh doanh.
- Chứng chỉ quốc tế: Đây là chứng chỉ lớn, có liên kết với nước ngoài. Được cấp bởi các tổ chức, hội đồng thẩm định từ các chuyên gia quốc tế về lĩnh vực làm đẹp. Một số chứng chỉ quốc tế uy tín hiện nay có thể kể đến như ITEC, CIDESCO, CIBTAC…
Các tiêu chí để lấy được chứng chỉ hành nghề tiêm filler
Để được cấp chứng chỉ tiêm filler, người làm bác sĩ cần đạt các điều kiện theo điểm b Khoản 1 Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh 2009 (quy định về điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề y sĩ, bác sĩ thẩm mỹ) như sau:
Cần phải có bằng tốt nghiệp Trung học phổ thông. Sau đó trải qua kỳ thi tuyển sinh đại học chuyên ngành bác sĩ thẩm mỹ hoặc bác sĩ da liễu. Hệ đào tạo 4 năm sẽ bao gồm kiến thức lý thuyết và cả thực hành. Sau khi hoàn thành tất cả sẽ trải qua các bài kiểm tra, các kỳ thi. Để đánh giá chuyên môn, tay nghề, năng lực liên tục trong suốt quá trình.
Người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, trước khi tốt nghiệp cần xác nhận quá trình thực tập. Phải trải qua thời gian làm việc tại các bệnh viện, cơ sở hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ:
- 18 tháng thực hành tại bệnh viện, viện nghiên cứu có giường bệnh đối với bác sĩ.
- 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với y sỹ.
Bên cạnh đó, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm xác nhận cho y bác sĩ trước khi làm việc. Văn bản sẽ thể hiện quá trình thực tập của họ tại cơ sở của mình. Bao gồm nội dung về thời gian, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp. Từ đó có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh về lĩnh vực làm đẹp, cụ thể ở đây là tiêm filler.
Đây cũng là yêu cầu bắt buộc dựa theo quy định tại khoản 4 Điều 10 Nghị định 155/2018/NĐ-CP bổ sung Điều 23a Nghị định 109/2016/NĐ-CP. Chỉ khi hoàn thành bạn mới có thể lấy được bằng tốt nghiệp Đại học chuyên ngành.
Học tiêm filler cần bằng cấp gì?
Để học tiêm filler bạn cần có một số yêu cầu về bằng cấp như:
- Yêu cầu bằng tốt nghiệp THPT
- Các bằng cấp liên quan: các bằng Đại học chính quy: Bác sĩ da liễu, Bác sĩ thẩm mỹ, Bác sĩ đa khoa,…
Bắt buộc phải có chứng chỉ hành nghề tiêm filler trước khi bắt đầu làm việc trong lĩnh vực này. Chỉ như thế mới hoạt động kinh doanh theo đúng pháp luật Nhà nước. Có thể chịu trách nhiệm được cho an toàn sức khỏe và cơ thể của khách hàng. Hãy học tập tại cơ sở uy tín và lấy chứng nhận trước khi làm việc hoặc mở kinh doanh spa bạn nhé!