Hướng dẫn chi tiết cách sử dụng bộ cọ trang điểm 12 cây triệt để

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

Nắm vững kiến thức về cách sử dụng bộ cọ trang điểm 12 cây càng chi tiết, người trang điểm sẽ tận dụng được tối đa lợi ích của từng cây cọ trong các thao tác trang điểm. Đồng thời, tiết kiệm được rất nhiều thời gian để lựa chọn ra cây cọ phù hợp với các bước trang điểm. Nhưng mỗi cây cọ có một công dụng khác nhau. Vậy làm sao để biết được loại cọ nào phù hợp với bước trang điểm nào?

Các loại cọ trang điểm thông dụng

Hiện nay trên thị trường có 2 loại cọ thông dụng được bày bán rất nhiều. Đó là cọ trang điểm tự nhiên và cọ trang điểm tổng hợp. Cả 2 đều có những mặt ưu điểm, khuyết điểm riêng. Để có thể lựa chọn cho mình bộ cọ thích hợp, hãy cùng tìm hiểu chi tiết về 2 loại cọ này.

Cọ trang điểm tự nhiên

Đúng như tên gọi, cọ trang điểm tự nhiên được làm từ lông tự nhiên của động vật như: lông chồn, luôn ngựa, không sóc, lông dê… Vì  là loại lông tự nhiên nên về mặt thẩm mỹ, lông cọ sẽ có nhiều màu khác nhau và không đồng đều về các sợi: có sợi to, sợi nhỏ, sợi dài, sợi ngắn. Ngoài ra, cọ tự nhiên không được sử dụng đối với những đối tượng dị ứng với lông thú hay da nhạy cảm, dễ kích ứng.

Công đoạn sản xuất cọ tự nhiên cũng phức tạp hơn so với cọ nhân tạo, bởi các sợi lông không đều, thời gian sắp xếp lâu hơn. Tuy nhiên, lông tự nhiên có độ mềm, mịn và độ bền rất tốt. Sử dụng rất mượt trên da mặt. Khi dùng, các khe hở li ti của cọ tự nhiên sẽ giúp mỹ phẩm bám tốt hơn, khiến màu sắc và bột phấn dễ dàng lên màu khi trang điểm.

Cọ trang điểm làm từ chất liệu lông tự nhiên thường mềm mại
Cọ trang điểm làm từ chất liệu lông tự nhiên thường mềm mại

Cọ trang điểm tổng hợp

Cọ trang điểm tổng hợp được sản xuất từ sợi nilon tổng hợp hay các sợi tơ nhân tạo. So với cọ trang điểm tự nhiên, bộ cọ trang điểm tổng hợp có giá thành rẻ hơn nhiều. Tính thẩm mỹ của cọ nhân tạo cao hơn vì các sợi lông cọ được sắp xếp một cách đồng đều, bề mặt cọ láng mịn. Tuy nhiên, chính điều này khiến phấn hay kem nền khó bám dính vào cọ, lớp trang điểm sẽ lâu lên.

Cọ trang điểm tổng hợp rất dễ vệ sinh, khô nhanh và sử dụng bền trong thời gian dài nếu bảo quản tốt.

Cách sử dụng - Bộ cọ 12 cây với chất lông tổng hợp
Bộ cọ 12 cây với chất lông tổng hợp

Xem thêm: 17+ kiểu trang điểm Halloween đẹp độc đáo

Nên lựa chọn cọ trang điểm tự nhiên hay cọ trang điểm tổng hợp?

Cách sử dụng bộ cọ trang điểm 12 cây khác nhau, nên việc lựa chọn sử dụng chất liệu cọ cũng khiến nhiều bạn đắn đo.

Lời khuyên dành cho bạn chính là: Hãy xem làm da của mình có bị kích ứng bởi lông tự nhiên hay không? Bản thân mình có dị ứng với lông con vật hay không? Trong trường hợp có, tốt hơn hết bạn nên chọn bộ cọ 12 cây với chất liệu ni lông.

Nhưng ngược lại, nếu bạn hoàn toàn khỏe mạnh và không có vấn đề gì với lông tự nhiên. Cách chọn thông minh nhất là kết hợp cả 2 chất liệu lại và tạo cho mình một bộ cọ trang điểm hoàn hảo.

Cụ thể như:

  • Hãy mua cọ phấn phủ, cọ má hồng hay cọ mắt bằng chất liệu lông tự nhiên.
  • Đối với các cây cọ sử dụng cho mỹ phẩm dạng lỏng, dạng kem: kem lót, kem nền, kem che khuyết điểm, kem mắt hay son môi… Hãy chọn chất liệu tổng hợp.
Trong bộ cọ trang điểm 12 cây, bạn có thể chọn bộ cọ tự nhiên hoặc bộ cọ tổng hợp hoặc trộn lẫn cả 2 đều được
Bạn có thể chọn bộ cọ tự nhiên, bộ cọ tổng hợp hoặc trộn lẫn cả 2 đều được

Hướng dẫn cách sử dụng bộ cọ trang điểm 12 cây

Mặc dù có thể mua riêng lẻ từng cây cọ một, hoặc mua theo bộ nhỏ 4-6-8 cọ trang điểm. Nhưng một bộ cọ trang điểm đầy đủ gồm 12 cây cọ. Mỗi cây đều có cách sử dụng và công dụng khác nhau. Dưới đây sẽ là hướng dẫn cách sử dụng bộ cọ trang điểm 12 cây chi tiết nhất.

Cọ tán kem nền – Foundation Brush

Cọ tán kem nền là cọ có hình dáng to, đầu tròn, các sợi lông được sắp xếp theo đường vòm, dày. Cọ tán kem nền thường sử dụng để tán kem nền dạng lỏng hoặc dạng kem đặc. Vì các sợi lông liên kết chặt với nhau, đầu cọ mềm mại, tạo điều kiện để tán các loại kem trên da mà không bị gợn hay vón cục. Đồng thời, sử dụng cọ để tán kem nền cũng tiết kiệm lượng lớn mỹ phẩm, giúp lớp kem nền mịn màng và tự nhiên hơn rất nhiều khi dùng tay hay dùng mút trang điểm chuyên dụng.

Đối với chức năng này, cọ nên được làm bằng chất liệu sợi tổng hợp.

Cọ tán kem nền - Một trong những cọ có cách sử dụng quan trọng nhất trong 12 cây cọ trang điểm
Cọ tán kem nền

Cọ đánh phấn phủ – Powder Brush

Kích thước cọ đánh phấn phủ to, đầu tròn và sợi lông cọ dài. Thường cọ đánh phấn phủ có có số lượng lông không quá chen chúc. Đồng thời đầu lông phải dày và mềm mại để giúp lấy được lượng phấn vừa phải và tán phấn đều lên da khi dùng.

Có lẽ, đối với các bạn chuyên trang điểm, cọ đánh phá phủ là vật dụng quen thuộc nhất. Với cây cọ này, lớp dặm phấn sẽ được thực hiện nhanh chóng mà không để lại phấn thừa trên da.

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, hãy lưu ý rằng khi đánh phấn phủ, bạn không nên phủ hết phấn lên mặt mình cùng một lúc. Thay vào đó, trước tiên hãy tập trung tại những vị trí bắt sáng và tiết nhiều dầu (vùng chữ T và xương gò má). Sao đó hãy lướt nhẹ về những vùng da còn lại.

Cọ đánh phấn phủ
Cọ đánh phấn phủ

Cọ đánh má hồng – Blush Brush

Nếu không phải dân chuyên, có lẽ nhiều bạn sẽ nhầm lẫn giữ cọ đánh má hồng và cọ phấn phủ. Vì chất liệu và hình dáng của 2 loại cọ này khác giống nhau. Tuy nhiên, kích thước cọ đánh má hồng nhỏ hơn một chút.

Cọ đánh má hồng có đầu cọ trò và sợi lông mềm mại, không quá dày nhằm giúp cọ lấy đủ lượng phấn má vừa phải. Khi đánh, má không bị quá đậm hoặc quá dày phấn hồng.

Ngoài chức năng đánh má hồng, cọ này còn có thể dùng để tán màu, tạo khối cho gương mặt khi cần thiết.

Cách sử dụng cọ đánh má hồng - một trong 12 cây cọ trang điểm
Cọ đánh má hồng

Cọ tạo khối – Contour Brush

Dù có thể dùng cọ đánh má để tạo khối. Nhưng nếu có thể, hãy sắm cho mình một cây cọ tạo khối riêng. Vì cọ tạo khối được thiết kế chuyên dụng với chức năng tạo khối, đầu cọ dẹp, mỏng và sợi cọ cứng.

Cọ tạo khối giúp gương mặt được thay đổi theo nhiều góc cạnh, khiến nét mặt tinh xảo và đường nét hơn. Bạn có thể tạo cách tạo khối bằng bông mút. Tuy nhiên, chắc chắn rằng bông mút sẽ không thể nào làm mịn và chuẩn các đường nét mà bạn muốn tạo khối. Vậy nên có lẽ tạo khối chính là 1 trong những cách sử dụng bộ cọ trang điểm 12 cây bạn nhất định phải học.

Đối với cọ tạo khối, hãy lựa chọn những cây cọ được làm từ lông tổng hợp, lông mềm và tơi, tạo đường che phủ cao và dễ tán màu hơn khi dùng với kem tạo khối. Cọ tạo khối sẽ giúp lớp kem được phủ đều tại những nơi cần thiết, nhưng lại tạo ra nét nhẹ nhàng cho gương mặt.

Không những vậy, cây cọ này còn có công dụng thần kỳ chính là lấy bớt đi phần phấn đư trên gương mặt sau khi trang điểm.

Cọ tạo khối
Cọ tạo khối

Cọ che khuyết điểm – Concealer Brush

Vì thường các khuyết điểm không lớn, nên cọ che khuyết điểm được thiết kế với cấu tạo nhỏ hơn các loại cọ đã được chia sẻ trên. Đầu cọ dẹp, nhỏ, đầu lông cứng giúp dễ dàng tán phấn hoặc kem che khuyết điểm lên các nốt mụn nám, tàn nhang hay mụn ruồi trên da.

Theo đánh giá, cọ che khuyết điểm sử dụng tốt và giúp lớp tán mịn hơn so với dùng mút trang điểm. Chức năng của cọ che khuyết điểm rất quan trọng.

Cho một lượng kem cho khuyết điểm lên đầu ngón tay, dùng cọ chấm lên và tán nhẹ nhàng đều lên vùng da cần che cho đến khi lớp kem mịn, hòa lẫn vào lớp kem nền bên dưới một cách tự nhiên.

Cọ che khuyết điểm
Cọ che khuyết điểm

Cọ kẻ chân mày – Brow Brush

Cọ kẻ chân mày được thiết kế cán dài, đầu cọ dẹp, sợi lông ngắn, cứng giúp tán đều các phấn chân mày dạng gel, bột hoặc kem.

Ngoài chức chức năng kẻ mày, cọ này còn có thể tạo đường eyeliner trên mí mặt, vẽ viền môi hoặc viền mắt đều được.

Cọ kẻ chân mày với 2 đầu
Cọ kẻ chân mày với 2 đầu

Cọ đánh bầu mắt – Eyeshadow Brush

Đây là loại có có kích thước lớn nhất trong bộ cọ đánh mắt. Dáng cọ dày, phồng và lông mềm mại giúp tán đều màu phấn lên bầu mắt. Không những vậy, vì sợi cọ tơi nên khi lấy phấn, phấn sẽ bám lên đầu cọ một lượng vừa đủ, giúp bạn dễ dàng tạo độ đậm nhạt của phấn một cách dễ dàng.

Cọ đánh bầu mắt
Cọ đánh bầu mắt

Cọ đánh phấn mắt – Eyes Crease Brush

Với cách sử dụng bộ cọ trang điểm 12 cây, đây là dụng cụ không thể bỏ qua khi trang điểm. Cọ đánh phấn mắt có kích thước nhỏ hơn so với cọ đánh bầu mắt. Không những vậy, thiết kế cọ dẹp và lông cứng vừa phải với mục đích nhấn nhá các điểm đậm khi phân bổ màu mắt.

Để đánh phấn mắt, có lẽ bạn không thể dùng bất cứ dụng cụ nào ngoài cọ đánh mắt.

Cọ đánh phấn mắt
Cọ đánh phấn mắt

Cọ trộn phấn – Blending Brush

Chức năng chính của cọ trộn phấn chính tán đều và làm mờ đi ranh giới giữa 2 màu phấn trên cùng khu vực da. Ví dụ như sự kết hợp nhiều màu sắc khi trang điểm mắt. Với cọ trộn phấn, các màu sẽ hòa lẫn vào nhau mà không tạo ra các đường phân biệt màu. Ngoài ra, bạn cũng có thể tạo hiệu ứng đổ màu gradient, giúp mắt trở nên đặc sắc và huyền ảo hơn.

Mặc dù có thể dùng tắm bông, tay hay mít để tán màu. Nhưng chắc chắn màu sắc sẽ không ra như ý. Vậy nên, đây là cây cọ nhất định phải có trong bộ trang điểm và phải được sử dụng khi muốn trộn màu phấn, tạo hiệu ứng chuyển màu.

Cọ trộn phấn
Cọ trộn phấn

Cọ kẻ mắt – cọ eyeliner

Cọ kẻ mắt dùng sử dụng cho các loại eyeliner dạng gel hoặc kem. Với thiết kế đầu cọ mảnh, nhỏ, bạn dễ dàng tạo ra một đường kẻ mắt thanh, mảnh và có độ sắc sảo tương đối. Đặc biệt, khi dùng cọ kẻ mắt, đường kẻ sẽ không bị lem và chúng ta có thể điều chỉnh được độ đậm, nhạt của đường kẻ.

Cọ kẻ mắt
Cọ kẻ mắt

Cọ chải mi – Spooley Brush

Thiết kế khác xa hoàn toàn với các loại cọ trên. Cọ chải mi rất đặc biệt và là dụng cụ trang điểm không được bỏ qua nếu muốn lớp makeup của mình trở nên hoàn hảo hơn.

Cọ chải mi giúp mi mượt và định hình mi trong mọi tình huống. Bạn có thể luôn mang theo bên mình để giải quyết các sợi mi  bị rối, lệch hay mascara bị vón cục.

Cọ chải mi
Cọ chải mi

Cọ môi – Lips Brush

Có lẽ trong cách sử dụng bộ cọ trang điểm 12 cây, thì cọ môi là cọ mà nhiều bạn nữ ít dùng nhất. Cọ môi thường dùng đối với thợ makeup chuyên nghiệp, hay được sử dụng makeup khi tham gia các sự kiện lớn.

Tuy nhiên, nếu biết cách sử dụng cọ môi, chắc bạn sẽ nghiện và bị quyến rũ bởi chức năng của nó. Cọ môi khi sử dụng son môi sẽ giúp lớp son mềm, mịn, đường viền môi trở nên nét hơn. Không những vậy, cọ môi còn giúp phân tán màu môi, tạo độ đậm, nhạt, độ bóng cho môi mà không bị lem hay dính răng.

Cọ môi mềm, sử dụng dễ chịu, giúp định hình dáng môi và làm đầy môi, giúp lớp sơn môi đồng đều, hoàn hảo nhất.

Cọ đánh son môi - Một trong 12 cây cọ trang điểm giúp đôi môi thêm quyến rũ
Cọ đánh son môi

Không những vậy, bộ cọ cần được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên 2 – 3 tuần/ lần để tăng tuổi thọ của bộ cọ, cũng như bảo vệ làn da khỏi vi khuẩn tích tụ trên cọ, bảo quản mỹ phẩm trang điểm không bị hư.

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trên, bạn để hiểu hơn về các loại cọ trang điểm cũng như cách sử dụng chi tiết từng loại cọ. Hãy cố gắng tập thói quen dùng cọ trang điểm thay dùng tay hoặc dùng muốn. Thói quen này sẽ giúp bảo vệ da và bảo vệ lớp trang điểm của bạn tốt hơn.

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

()

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!


BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN