8 cách quản lý nhân viên cấp dưới siêu hiệu quả trong mọi lĩnh vực

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

Ở mỗi doanh nghiệp/công ty, những người quản lý đóng vai trò lãnh đạo, dẫn dắt và phân việc cho nhân viên. Tuy nhiên, để các nhân viên luôn tin tưởng và thực hiện theo những chỉ dẫn và nhiệm vụ được giao thì các quản lý cần phải có tuyệt chiêu. Sau đây là 8 cách quản lý nhân viên cấp dưới từ gợi ý của Seoul Academy siêu hiệu quả mà các bạn có thể áp dụng.

Các cách quản lý nhân viên cấp dưới hiệu quả nhất 

Để nhân viên có tinh thần làm việc, hết làm với công ty cũng như tuần thủ mọi quy định, nguyên tắc, các nhà lãnh đạo, cấp trên cần có kỹ năng quản lý nhân viên. Dưới đây là 8 cách quản lý bạn có thể tham khảo:

Lãnh đạo phải là tấm gương tốt cho nhân viên noi theo

Làm sếp, người quản lý thì bạn phải luôn nêu gương tốt cho nhân viên cấp dưới học tập và noi theo. Bạn không thể chỉ việc ngồi một chỗ nói suông mà không làm. Bởi vì điều này khiến cho nhân viên cấp dưới của bạn không phục. Thay vào đó, bạn vừa chỉ đạo vừa thực hiện để nhân viên làm theo. Ví dụ như bạn không được tự cho bạn là sếp mà tự cho phép mình đi muộn.

Mỗi lãnh đạo phải là tấm gương để cấp dưới noi theo - cách quản lý nhân viên cấp dưới hiệu quả
Mỗi lãnh đạo phải là tấm gương để cấp dưới noi theo

Nhân viên cấp dưới chỉ lắng nghe bạn khi bạn là người sếp mẫu mực, người quản lý tốt từ việc tuân thủ kỷ luật cho đến tác phong làm việc. Có như vậy, các nhân viên cấp dưới mới tin tưởng và làm theo công việc mà bạn giao phó. Đây là cách quản lý nhân viên hiệu quả mà bạn cần áp dụng.

Luôn biết lắng nghe quan điểm và thấu hiểu mong muốn của nhân viên

Điều mà những người làm sếp, quản lý nên làm đó là luôn biết lắng nghe ý kiến, mong muốn của các nhân viên cấp dưới. Cách làm này không phải bất cứ người làm sếp nào cũng làm được. Những người quản lý thành công chính là luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu mong muốn của nhân viên.

Đây là một trong những cách quản lý nhân viên cấp dưới siêu hiệu quả. Cách này còn giúp bạn gắn kết và tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với nhân viên của bạn. Bên cạnh đó, việc lắng nghe những mong muốn của nhân viên sẽ giúp cho bạn hiểu được nguyện vọng để có những giải pháp, cách thức phù hợp khích lệ các nhân viên làm việc tốt hơn.

Lãnh đạo phải luôn lắng nghe nguyện vọng nhân viên
Lãnh đạo phải luôn lắng nghe nguyện vọng nhân viên

Mặt khác, các nhân viên sẽ nhìn nhận bạn tốt hơn. Họ sẽ không cảm thấy bạn khó gần mà ngược lại sẽ tin tưởng và có thêm động lực làm việc tốt hơn.

Có sự phân công công việc phù hợp

Một cách quản lý nhân viên cấp dưới siêu hiệu quả mà các sếp có thể áp dụng đó là kỹ năng quản lý và giao việc phù hợp và công bằng. Cho dù bạn là một người sếp giỏi và năng lực có xuất chúng như thế nào thì bạn cũng không thể làm hết tất cả mọi việc của tất cả nhân viên. Bạn hãy dựa vào vị trí và năng lực của mỗi nhân viên để giao việc phù hợp.

Tuy nhiên, việc phân chia nhiệm vụ công việc cho cấp dưới thì bạn cũng cần phải bám sát và theo dõi sát sao năng lực và sở trường của nhân viên. Nhờ đó, bạn sẽ giao việc cho nhân viên cấp dưới mà không lo họ không làm được hay quá sức. Vì vậy, các nhân viên của bạn sẽ có tư tưởng làm việc tốt, hoàn thành nhiệm vụ được giao và tin tưởng cống hiến hết mình vì công việc.

Luôn luôn công bằng và ngay thẳng trong công việc

Các quản lý nhân viên cấp dưới hiệu quả nhất đó là luôn luôn công bằng. Muốn cho các nhân viên cấp dưới luôn tôn trọng và tin tưởng vào bạn thì phải có sự công bằng, công tư phân minh. Công bằng được nói ở đây chính là tất cả mọi nhân viên đều được đối xử bình đẳng từ chế độ khen thưởng cho đến xử phạt. Bên cạnh đó, những người làm lãnh đạo phải có sự tôn trọng các nhân viên từ vị trí cấp thấp cho đến cấp cao.

Đây cũng được coi là nghệ thuật quản lý nhân viên cấp dưới mà nhà lãnh đạo nên áp dụng ngay từ đầu.

Cách quản lý nhân viên cấp dưới bằng cách công bằng và nghiêm minh trong công việc
Quản lý cấp dưới bằng cách công bằng và nghiêm minh trong công việc

Làm sếp phải biết thừa nhận sai lầm đối với nhân viên

Đối với những người ở vị trí lãnh đạo việc thừa nhận sai lầm trước nhân viên cấp dưới là điều khó khăn mà một số người không làm được. Tuy nhiên, dù bạn là trưởng phòng, sếp lớn hay thậm chí là tổng giám đốc thì đôi lúc vẫn mắc sai lầm bởi không ai hoàn hảo cả. Việc thừa nhận những sai lầm trước mọi người là một điều dũng cảm để khích lệ và chứng minh sự tôn trọng của bạn với các nhân viên.

Cũng chính vì điều này, các nhân viên cấp dưới sẽ học tập và noi theo. Từ đó, sau những lần mắc sai lầm, các nhân viên cũng sẽ như lãnh đạo đứng lên thừa nhận những sai lầm. Mặt khác, khi bạn thừa nhận sai trái trước nhân viên của bạn sẽ tạo điều kiện để cho nhân viên đóng góp ý kiến để bạn không phạm phải những lỗi tương tự.

Luôn biết công nhận thành tích của cấp dưới

Đối với một nhân viên làm việc bình thường, việc được công nhận thành quả lao động sẽ giúp họ có thêm động lực để làm việc, cống hiến cho công ty. Một lời khen ngợi, động viên của sếp sẽ khiến cho họ cảm thấy công sức mà bản thân bỏ ra được trân trọng. Đây là cách quản lý nhân viên cấp dưới nên áp dụng đối với người làm sếp.

Cách quản lý nhân viên cấp dưới hiệu quả là có sự công nhận thành tích nhân viên
Cách quản lý nhân viên cấp dưới hiệu quả là có sự công nhận thành tích nhân viên

Ngược lại, đối với một nhân viên với những nỗ lực cống hiến mà không được cấp trên công nhân sẽ khiến họ cảm thấy chán nản. Từ đó, họ sẽ làm việc như một cái máy, không có tinh thần cống hiến hết mình cho công việc. Do vậy, việc công nhận thành quả của cấp dưới đối với cấp trên là điều nên làm.

Biết gắn kết nhân viên cấp dưới với định hướng chung của công ty

Một cách quản lý nhân viên cấp dưới siêu hiệu quả mà các sếp nên áp dụng đó là gắn kết nhân viên với những định hướng chung của team, của công ty. Chúng ta đều biết rằng nếu làm việc mà không có mục tiêu chung của team thì các nhân viên sẽ làm theo ý kiến riêng của bản thân. Điều này khiến cho nhân viên làm việc rời rạc, không có sự liên kết và không mang lại hiệu quả.

Nên có sự gắn kết nhân viên với định hướng chung của công ty
Nên có sự gắn kết nhân viên với định hướng chung của công ty

Một leader không biết chỉ đạo nhân viên làm việc theo định hướng chung của nhóm sẽ gây nên chia rẽ nội bộ và hiệu quả công việc kém. Các cách để lãnh đạo xây dựng mục tiêu chung trong khi làm việc với nhân viên cấp dưới:

  • Kết hợp với nhân viên xây dựng mục tiêu và định hướng chung cho công việc;
  • Xây dựng mục tiêu một cách rõ ràng
  • Luôn luôn có sự xem xét và đánh giá các mục tiêu
  • Đảm bảo định hướng xây dựng mang tính khả thi;
  • Xây dựng định hướng mục tiêu cần có sự đồng nhất,…

Tạo nên môi trường làm việc vui vẻ, năng động

Nghệ thuật quản lý nhân viên cấp dưới khá hay mà bạn nên áp dụng trong team, trong cả công ty đó chính là xây dựng môi trường làm việc vui vẻ, thân thiện. Một môi trường làm việc mang cảm giác tích cực sẽ giúp cho các nhân viên làm việc một cách vui vẻ mà không bị gò bó. Nhờ đó, nhân viên sẽ tích cực làm việc một cách năng nổ và mang lại hiệu quả cao trong công việc.

Các sếp nên tạo môi trường làm việc vui vẻ thoải mái cho nhân viên
Các sếp nên tạo môi trường làm việc vui vẻ thoải mái cho nhân viên

Bên cạnh đó, việc nắm bắt tâm lý và nhu cầu của cấp dưới sẽ giúp cho các lãnh đạo định hướng để xây dựng môi trường làm việc phù hợp. Các lãnh đạo có thể tham khảo những ý tưởng để xây dựng môi trường làm việc như sau:

  • Bố trí trang trí, xây dựng cơ sở vật chất để cải thiện không gian làm việc.
  • Thỉnh thoảng cho nhân viên quyền tự do để không gây áp lực.
  • Đề ra những cơ hội để nhân viên thăng tiến trong công việc.
  • Thỉnh thoảng tổ chức những cuộc party nho nhỏ để động viên tinh thần nhân viên.
  • Nên xây dựng team building…

Xem thêm: Nghệ thuật giao tiếp trong kinh doanh với 25+ kỹ năng siêu hiệu quả

Cách quản lý nhân viên cứng đầu, cái tôi lớn 

Thông thường, tính cách của các nhân viên cứng đầu, cái tôi lớn sẽ luôn tìm cách để chống đối cấp trên và gây ảnh hưởng lớn đến mọi người xung quanh, môi trường làm việc cũng như là phá vỡ quy định, nguyên tắc đang được xây dựng. Với trường hợp nhân viên này, người quản lý cần phải: 

  • Luôn bình tĩnh để xử lý tình huống. 
  • Tìm hiểu suy nghĩ của nhân viên từ những người xung quanh cũng như quan sát cách nhân viên làm việc, cư xử. 
  • Trao đổi với nhân viên một cách thẳng thẳng và khéo léo hoặc áp dụng các nguyên tắc, cách nói chuyện với nhân viên cấp dưới của một người lãnh đạo.
  • Mọi nhân viên trong công ty đều được đối xử công bằng. 
  • Sử dụng quy định và chế tài rõ ràng để quản lý những đối tượng nhân viên cứng đầu, có cái tôi lớn, thường xuyên làm những điều mình thích. 
  • Luôn chứng minh bản thân người quản lý là tấm gương của nhân viên. 
  • Mọi thành tích và sự nỗ lực của nhân viên đều phải được ghi nhận, dù chỉ là thành tích nhỏ. 

Những cách quản lý nhân viên hiệu quả trên có thể áp dụng cho các đối tượng mà người quản lý cảm thấy khó có thể tiếp cận và “ngang như cua”. Mặc khác, cá nhân người quản lý phải là người được nhiều nhân viên kính trọng, hành động và công việc phải đúng chuẩn mực, nguyên tắc, làm việc hiệu quả. 

Cách quản lý nhân viên cứng đầu không phải là chuyện dễ dàng
Cách quản lý nhân viên cứng đầu không phải là chuyện dễ dàng

Làm gì khi nhân viên không tôn trọng quản lý 

Nhiều nhà quản lý cảm thấy không hài lòng, thậm chí không biết xử lý như thế nào đối với những nhân viên không tôn trọng mình. Nhưng thực tế, bạn cần phải xem xét liệu thời gian nhân viên làm việc tại công ty lâu chưa, hay nhân viên đã thật sự làm việc có hiệu quả hay không. Trong trường hợp nhân viên đã làm việc lâu nhưng thái độ vẫn không thay đổi, hay hiệu quả không ổn, người quản lý nên cân nhắc đến việc sa thải. 

Thế nhưng, nếu nhân viên chỉ mới vào làm trong thời gian ngắn và có năng lực, quản lý không thể mong chờ cấp dưới của mình có thể thay đổi trong thời gian nhanh như thế. Với trường hợp này, hãy thay đổi cách quản lý của mình với một số cách dưới đây để giúp nhân viên hiểu và tôn trọng quản lý hơn. 

  • Hãy cho nhân viên cơ hội giãi bày tâm trạng và giải thích hành động mà họ đang làm. 
  • Luôn giữ thái độ kiên định với quyết định của mình. 
  • Dành thời gian và học cách lắng nghe nhân viên của mình. 
  • Suy nghĩ thật kỹ trước khi nói, luôn có cái nhìn toàn diện và khách quan về mọi vấn đề trong công việc. 
  • Có nguyên tắc áp dụng cách thức giao việc khác nhau với từng đối tượng. 
Tất cả nhân viên đều phải được đối xử công bằng
Tất cả nhân viên đều phải được đối xử công bằng

Lời kết

Bạn đã thực hiện được điều nào trong những cách quản lý nhân viên cấp dưới nêu ở bài viết trên? Nếu chưa, ngay từ bây giờ bạn hãy tham khảo những cách áp dụng nghệ thuật lãnh đạo và quản lý này áp dụng đối với nhân viên của bạn. Chắc chắn, những cách này sẽ giúp bạn có thể quản lý nhân viên cấp dưới siêu hiệu quả.

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

author-mobile
co-hang

Nguyễn Thúy Hằng

Trưởng Nhóm Giảng Viên, Chăm Sóc Da - Spa tại Seoul Academy – Trường Đào tạo Thẩm mỹ Quốc tế với hơn 12 năm kinh nghiệm Ngành Chăm Sóc Da, chứng chỉ thẩm mỹ Cidesco Thụy Sỹ 2011, chứng chỉ chuyên sâu Body Cibtac Singapore, ban giám khảo Hiệp hội ngành làm đẹp Asian.

BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN