Bộ 50 Câu hỏi phỏng vấn thường gặp và cách trả lời

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

Bước vào vòng phỏng vấn xin việc ứng việc sẽ được nhà tuyển dụng hỏi rất nhiều vấn đề. Mọi người nên có sự chuẩn bị trước để đảm bảo trả lời trơn tru, không gây mất điểm. Dưới đây là tổng hợp bộ hơn 30 các câu hỏi phỏng vấn thường gặp nhất hiện nay mà các ứng viên nên lưu ý.

Câu hỏi về giới thiệu bản thân

Bước vào phỏng vấn đầu tiên người xin việc luôn được hỏi những câu liên quan đến thông tin cá nhân. Nằm trong nhóm này sẽ có các câu về họ tên đầy đủ, tuổi tác, tốt nghiệp trường nào, hiện đang ở đâu… Một vài công việc còn hỏi về các mối quan hệ gia đình. Mọi người cần trả lời ngắn gọn và trung thực trong phần giới thiệu bản thân. Đặc biệt là phải đảm bảo thống nhất với thông tin được ghi trên CV xin việc.

Bước vào vòng phỏng vấn ứng viên thường được hỏi các câu hỏi nhân thân
Bước vào vòng phỏng vấn ứng viên thường được hỏi các câu hỏi nhân thân

Bạn đọc được thông tin tuyển dụng ở đâu?

Một trong các câu hỏi phỏng vấn phổ biến hàng đầu đó là “Bạn đọc được thông tin tuyển dụng của chúng tôi ở đâu?”. Các công ty, đặc biệt là doanh nghiệp lớn tuyển dụng theo nhiều hình thức. Tuỳ mỗi người mà sẽ có thể tiếp cận theo những cách riêng và đưa ra câu trả lời tương ứng. Mọi người có thể trả lời là đọc được tin qua website tuyển dụng, website của công ty, có người giới thiệu…

Vì sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?

“Vì sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?” cũng là câu hỏi mà ứng viên được hỏi rất nhiều khi phỏng vấn xin việc. Mỗi người sẽ có một lý do nghỉ việc riêng nhưng cần phải khéo léo trong cách trả lời.

  • Nếu là lý do các nhân bắt buộc chẳng hạn như tình trạng sức khỏe không đảm bảo, có việc gia đình, tai nạn… thì có thể thoải mái trả lời.
  • Nếu là vì không hợp với công việc, đồng nghiệp phải có các trả lời khéo léo. Chẳng hạn như muốn tìm một môi trường làm việc tốt hơn, muốn trải nghiệm công việc mới thử thách hơn…
  • Nếu là người bị đuổi việc nên trung thực về lý do bị đuổi nhưng khi trả lời hãy khéo léo cho thấy bản thân đã khắc phục được lỗi.
Câu hỏi lý do nghỉ việc rất thường gặp khi phỏng vấn
Câu hỏi lý do nghỉ việc rất thường gặp khi phỏng vấn

Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?

Một trong các câu hỏi phỏng vấn thường thấy đó là “Bạn biết gì về công ty/ doanh nghiệp của chúng tôi?”. Đây như là một cách để nhà tuyển dụng xem xét mọi người có để tâm đến vị trí công việc, có thật sự muốn làm việc cở đây không.

Câu hỏi nhỏ nhưng ứng viên cần chuẩn bị kỹ. Mọi người phải tìm hiểu trước về lĩnh vực hoạt động, thế mạnh của công ty nơi mình ứng tuyển. Chú ý trả lời câu hỏi ngắn gọn, lồng ghép một vài đánh giá cá nhân như vậy sẽ dễ tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn.

Nên tìm hiểu trước công ty ứng tuyển để trả lời phỏng vấn tốt hơn
Nên tìm hiểu trước công ty ứng tuyển để trả lời phỏng vấn tốt hơn

Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì?

Phần mục tiêu nghề nghiệp thường sẽ được mọi người trình bày trong CV. Tuy nhiên vào phỏng vấn ứng viên vẫn sẽ được hỏi lại câu hỏi này. Mọi người có thể trình bày giống với những gì ghi trong CV. Tuy nhiên nên thêm một vài ý để tạo điểm nhấn, giúp tạo ấn tượng với công ty. Hãy liên hệ các thông tin tìm hiểu của công ty để trả lời về mục tiêu. Lưu ý mục tiêu nên đáp ứng yêu cầu công việc từ công ty, thể hiện được quyết tâm cá nhân như vậy sẽ tốt hơn.

Vì sao bạn lại chọn công ty chúng tôi để ứng tuyển?

Câu hỏi này cũng là một cách để nhà tuyển dụng tìm hiểu xem ứng viên có thật sự quan tâm và muốn làm việc hay không. Khi nhận được câu hỏi này mọi người nên trả lời theo kiểu hơi tâng bốc công ty mới. Có thể nói các lí do sau:

  • Vì công ty có môi trường làm việc chuyên nghiệp có thể giúp nhân viên phát triển hơn.
  • Vì công việc phù hợp với trình độ của bản thân.
  • Lĩnh vực mà công ty đầu tư đặc biệt thú vị và tạo hứng thú cho ứng viên.
  • Công ty là doanh nghiệp lớn và là mơ ước làm việc của nhiều người.
  • Muốn bản thân có cơ hội trải nghiệm nhiều hơn, tiếp xúc nhiều hơn với những người chuyên nghiệp của công ty.

Điểm mạnh của bạn là gì?

Một trong các câu hỏi phỏng vấn mà ứng viên luôn gặp đó là “Điểm mạnh của bản thân là gì?”, “Bạn có những điểm mạnh gì?”… Đây là câu hỏi giúp ứng viên có thể thể hiện được khả năng của bản thân, tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng. Mọi người phải nêu lên được các ưu điểm, những điểm mạnh, kỹ năng nổ trội của bản thân.

Tuy nhiên phải chú ý đến việc nhà tuyển dụng cần gì, công việc yêu cầu gì. Mọi người cần dựa vào đó để nêu được các điểm mạnh tương ứng, cho thấy bản thân phù hợp với công việc. Đây là một điều vô cùng quan trọng khi phỏng vấn mà các ứng viên phải lưu ý.

Tự tin nêu rõ điểm mạnh bản thân trong cuộc phỏng vấn
Tự tin nêu rõ điểm mạnh bản thân trong cuộc phỏng vấn

Điểm yếu của bạn là gì?

Song song với câu hỏi điểm mạnh các ứng viên cũng sẽ được hỏi về điểm yếu. Mọi người cần khéo léo trong việc nêu lên điểm yếu của bản thân để không tạo ấn tượng xấu cho phía nhà tuyển dụng. Không nên nói mình không có điểm yếu nào mà hãy nêu các ý nhẹ nhàng. Đồng thời trong khi trả lời có lồng ghép biện pháp để khắc phục khi làm việc. Một vài điểm yếu không liên quan nhiều đến kỹ năng làm việc, không gây ảnh hưởng công việc sẽ tránh được đánh giá thấp từ nhà tuyển dụng.

Bạn đã từng làm công việc này trước đây chưa?

Câu “Bạn đã từng làm công việc này trước đây chưa?” xuất hiện rất nhiều trong các cuộc phỏng vấn xin việc. Câu trả lời của ứng viên sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá phần nào kinh nghiệm làm việc. Mọi người nên thần thật trả lời về công việc trước đây. Hãy tự tin trả lời toàn bộ các công việc liên quan mà mình đã làm trước đó. Có thể nêu rõ về thời gian gắn bó với công việc hoặc tên công ty, doanh nghiệp mà mình đã làm. Các công ty cũ càng có danh tiếng thì sẽ càng nhận được đánh giá cao từ đơn vị tuyển dụng mới. Do đó các ứng viên phải chú ý trả lời kỹ lưỡng và chi tiết trong phần này.

Trong câu hỏi này, mọi người cũng nên nói về các trải nghiệm và thành tựu trong công việc. Những điều có thể chứng tỏ bản thân đã có kinh nghiệm, có thành tựu và sẽ hoàn thành tốt công việc nếu được nhận.

Kể về kinh nghiệm làm việc giúp phỏng vấn tốt hơn
Kể về kinh nghiệm làm việc giúp phỏng vấn tốt hơn

Điều gì khiến bạn không hài lòng ở công ty cũ?

Khi nhận được câu hỏi này các ứng viên cần phải thật khéo léo để trả lời. Tuyệt đối không nên thành thật trả lời theo những gì mình nghĩ. Việc nói không tốt về công ty cũ, người sếp cũ sẽ chỉ khiến ứng viên mất điểm thêm. Thay vào đó hãy tìm cách nói giảm nói tránh. Nếu có những hài lòng chỉ nên là các bất đồng về quan điểm như vậy sẽ tốt hơn.

Mức lương công ty cũ của bạn là bao nhiêu?

Một trong các câu hỏi phỏng vấn phổ biến hàng đầu đó là mức lương ở công ty cũ. Đây là câu hỏi thường gặp nhưng cũng khá nhạy cảm mà mọi người cần khéo léo trả lời. Mọi người có thể trả lời con số cụ thể hoặc một khoảng chung. Với những ai mới vào nghề, mức lương không cao thì nên nói một khoảng chung.

Tuy nhiên với những người đã có kinh nghiệm làm việc, mức lương trả cao hoàn toàn có thể nói rõ khi phỏng vấn. Điều này cho thấy được năng lực, giúp ứng viên được đánh giá cao hơn. Bên cạnh đó nhà tuyển dụng cũng biết được ứng viên có phù hợp với mức chi trả lương của công ty không.

Các câu hỏi mức lương nên được trả lời khéo léo
Các câu hỏi mức lương nên được trả lời khéo léo

Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?

Một câu hỏi cũng liên quan đến mức lương đó là về mong muốn mức lương của ứng viên. Trong phần này mọi người nên trả lời thành thật về mức lương mà mình muốn. Ngoài ra, ứng viên cũng nên hỏi về các khoản như bảo hiểm, các khoản phụ cấp, chế độ thai sản… Trao đổi về mức lương trung thực sẽ giúp nhà tuyển dụng và ứng viên xem xét sự phù hợp trong vấn đề lương bỏng.

Vấn đề này là quan trọng hàng đầu nên trước khi ứng tuyển mọi người cần tìm hiểu kỹ. Tốt nhất chỉ nên nộp CV vào các vị trí công việc với mức lương phù hợp với mong muốn. Những công việc mức lương quá thấp, nhà tuyển dụng không có khả năng chi trả thì nên xem xét lại về mức độ phù hợp. Như vậy sẽ hạn chế việc làm mất thời gian từ hai phía.

Sở thích của bạn là gì?

“Sở thích của bạn là gì?” là một trong các câu hỏi phỏng vấn thường gặp. Và thường phần này cũng sẽ có trong CV của ứng viên. Với phần nói về sở thích thì câu trả lời khá thoải mái, tuỳ thuộc vào từng người. Tuy nhiên mọi người vẫn cần sự tinh tế, nếu được hãy liên hệ các sở thích với tính chất công việc. Nêu các sở thích phù hợp với công việc sẽ giúp ứng viên được đánh giá cao hơn.

Với phần sở thích mọi người cần phải chuẩn bị tâm lý cho các câu hỏi liên quan sau đó. Chẳng hạn nói sở thích âm nhạc mọi người sẽ được hỏi thêm về bài hát yêu thích, ca sĩ yêu thích; sở thích du lịch sẽ được hỏi thêm về các nơi đã đi… Do đó cần lưu ý để tránh bối rối trong vấn đề này.

Bạn có ngại làm thêm giờ không?

Một vài các công ty khi phỏng vấn sẽ có câu hỏi về việc làm thêm giờ. Mọi người nếu cần công việc, muốn có việc làm sớm nên cân nhắc trả lời có thể làm thêm giờ trong các trường hợp nhất định. Đặc biệt cần nhấn mạnh bản thân có thể hoàn thành tốt công việc, nhiệm vụ được giao mà không phải làm thêm giờ.

Trong giai đoạn khan hiếm việc làm như hiện nay những người đồng ý làm thêm giờ sẽ có nhiều cơ hội hơn. Bên cạnh đó khi trả lời cũng cần hỏi về các chế độ, chính sách lương khi làm thêm giờ, đảm bảo rõ ràng ngay từ đầu.

Ứng viên nên trả lời đồng ý làm thêm giờ sẽ có cơ hội cao hơn
Ứng viên nên trả lời đồng ý làm thêm giờ sẽ có cơ hội cao hơn

Hãy cho chúng tôi lý do để tuyển bạn?

Các cuộc phỏng vấn thì nhà tuyển dụng thường cho thí sinh hội thể hiện bản thân nhiều hơn. Đặc biệt là với câu hỏi “Hãy cho chúng tôi lý do để tuyển bạn?”. Ứng viên nhận được câu này hãy thể hiện hết những ưu điểm của bản thân. Mọi người nên nêu về những gì nhà tuyển dụng cần chẳng hạn như:

  • Các kỹ năng mà mình có để làm tốt công việc.
  • Sự cố gắng trong công việc.
  • Quyết tâm muốn gắn bó với công việc.
  • Sự kỷ luật và nghiêm túc trong công việc.

Đưa ra được nhiều ưu điểm, cho nhà tuyển dụng thấy được nhiều lý do sẽ giúp tăng cơ hội được đậu hơn.

Nêu nhiều các lí do, ưu điểm của bản thân để thuyết phục nhà tuyển dụng
Nêu nhiều các lí do, ưu điểm của bản thân để thuyết phục nhà tuyển dụng

Bạn có thể chịu được áp lực công việc lớn hay không?

Một trong các câu hỏi phỏng vấn thường gặp đó là về vấn đề chịu áp lực công việc. Nhận được câu hỏi này các ứng viên cần phải trả lời là mình chịu được áp lực công việc. Nếu có kinh nghiệm từ trước hãy nêu ra những dẫn chứng cụ thể. Như vậy sẽ tạo được niềm tin và nhận về đánh giá tốt từ nhà tuyển dụng.

Nếu như không biết trả lời làm sao cho hay hãy nói thêm về các lợi ích mà áp lực công việc mang lại. Đây như là một các để rèn luyện bản thân, giúp nâng cao thêm kỹ năng làm việc.

Bạn mong muốn gì với vị trí công việc này?

Bạn mong muốn gì với công việc này cũng là một câu hỏi thường gặp trong các cuộc phỏng vấn. Với câu hỏi này mọi người có thể trình bày mong muốn của bản thân với công việc. Trên thực tế câu trả lời là khá giống với câu mục tiêu nghề nghiệp. Ứng viên đã được hỏi câu mục tiêu sẽ không được hỏi câu này và ngược lại. Do đó có thể nghiên cứu để dùng một đáp án cho cả hai câu hỏi.

Bạn nghĩ mình có thể làm công việc này trong bao lâu?

Ứng viên khi được hỏi về thời gian làm việc ở công ty mới nên trả lời khoảng thời gian dài. Đặc biệt hãy nói mình muốn gắn bó lâu dài với công ty nhất có thể. Trong khi trả lời hãy cố gắng thể hiện sự tích cực và mong muốn gắn bó với công ty sẽ được đánh giá tốt hơn.

Bạn sẽ làm gì để hoàn thành công việc được giao?

Một trong các câu hỏi phỏng vấn mà ứng viên thường được hỏi đó là bạn sẽ làm gì để hoàn thành công việc được giao. Tuỳ từng lĩnh vực, từng vị trí công việc mà mọi người có thể đưa ra câu trả lời phù hợp. Để trả lời phần này nên chú ý về phần mô tả công việc phỏng vấn. Nêu lên các kỹ năng, nhưng phương tiện mà bản thân có để làm tốt nhiệm vụ được giao. Ngoài ra cũng đừng quên nhắc đến kỹ năng làm việc nhóm, phối hợp với nhân viên khác để hoàn thành công việc.

Nêu rõ kỹ năng và kiến thức có để hoàn thành nhiệm vụ được giao
Nêu rõ kỹ năng và kiến thức có để hoàn thành nhiệm vụ được giao

Bạn mong muốn gì ở người sếp mới?

Đây là câu hỏi mà thí sinh có thể trả lời một cách chân thật hoặc trả lời ý chung. Nếu không muốn mất lòng phía tuyển dụng hãy trả lời thiên về các phẩm chất chung thường có ở một người hướng dẫn, người lãnh đạo. Chẳng hạn như mong muốn được sắp xếp công việc phù hợp, muốn sếp sẵn sàng trả lời các thắc mắc, muốn sếp mới có tầm nhìn xa và luôn tôn trọng ý kiến của nhân viên…

Bên cạnh đó mọi người cũng có thể trả lời một cách chân thật về ý muốn cá nhân. Những người có kinh nghiệm làm việc nhiều, đã trải qua nhiều sếp thường sẽ có các yêu cầu, mong muốn riêng với người lãnh đạo để có công việc tốt hơn. Nhưng cũng cần phải khéo léo và thực tế không nên quá xa vời.

Tham khảo: Top 10 các kỹ năng trong CV giúp gây ấn tượng

Bạn nghĩ sao về việc phải đi công tác xa?

Câu hỏi bạn nghĩ sao về việc phải đi công tác xa cung tương tự như câu làm thêm giờ. Nếu muốn nhận công việc mọi người nên trả lời không ngại đi công tác xa. Điều này sẽ khá đơn giản với những ứng viên còn độc thân. Với những người đã có gia đình trong trường hợp này có thể đồng ý đi công tác nhưng sẽ trong thời gian nhất định, không đi dài ngày. Như vậy sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá cao hơn. Trong trường hợp này không nên đưa ra câu trả lời từ chối đi công tác nếu không muốn bị trượt phỏng vấn.

Đồng ý với việc công tác xa sẽ được đánh giá cao hơn
Đồng ý với việc công tác xa sẽ được đánh giá cao hơn

Bạn có laptop hay không?

Một trong các câu hỏi phỏng vấn đơn giản nhưng rất thường gặp đó là ứng viên có laptop hay không. Khi mọi người ứng tuyển vào các công ty nhỏ lẻ thường sẽ có câu hỏi này. Các đơn vị này không đảm bảo cung cấp máy tính cá nhân cho ứng nên sẽ yêu cầu mọi người có máy tính riêng. Hãy thành thật có hoặc không có máy tính. Và trường hợp mọi người có máy tính nhưng không muốn dùng cho công việc, muốn được cấp máy tính riêng cũng nên nói rõ.

Những thành tựu trong công việc mà bạn đạt được là gì?

Một trong các câu hỏi phỏng vấn cũng thường gặp đó là về thành tựu, thành tích trong công việc. Điều này thường chỉ phổ biến ở một vài vị trí công việc nhất định. Chẳng hạn như các công việc về thiết kế thời trang, công trình xây dựng, công việc liên quan đến nghệ thuật… Đây cũng là câu hỏi mà ứng viên có thể cho thấy tài năng và bản lĩnh của mình. Hãy tự tin nêu rõ các thành tích mà bản thân đã đạt được trong thời gian làm việc trước đây.

Với những ai là sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm và thành tựu hãy khéo léo giải thích cho nhà tuyển dụng nắm rõ.

Nêu lên các thành tựu trong công việc để được đánh giá cao
Nêu lên các thành tựu trong công việc để được đánh giá cao

Vì sao bạn lại nhảy việc nhiều trong thời gian gần đây?

Khi phỏng vấn các ứng viên cũng thường được hỏi về lí do nhảy việc. Câu hỏi này sẽ xuất hiện khi CV trình bày mọi người có khoảng thời gian làm việc ngắn ở nhiều công ty. Đây là một vấn đề nhạy cảm mà mọi người phải khéo léo nếu không muốn bị đánh giá thấp. Thông thường trong trường hợp này nếu là lí do đến từ phía công ty cũ mọi người có thể thẳng thắn. Nếu là lí do cá nhân phía ứng viên có thể nói về việc bản thân muốn tìm vị trí phù hợp hơn, muốn trải nghiệm nhiều hay môi trường công ty không phù hợp…

Bạn có câu hỏi gì dành cho chúng tôi không?

Một câu hỏi cũng phổ biến trong phỏng vấn xin việc đó là “Ứng viên có câu hỏi gì cho chúng tôi không?”. Câu hỏi này thường xuất hiện cuối cùng. Mọi người không nên nói không có câu hỏi sẽ khiến nhà tuyển dụng cảm giác hời hợt, ứng viên không hứng thú với công việc. Thay vào đó hãy đưa ra một vài câu hỏi ngược lại cho nhà tuyển dụng như:

  • Hỏi về mức lương thử việc.
  • Hỏi về mức lương chính thức.
  • Hỏi về thời gian thử việc.
  • Hỏi về chính sách nghỉ trong năm.
  • Hỏi về vấn đề bảo hiểm.
  • Hỏi về lĩnh vực mà mình sẽ phụ trách…
Nên có một vài câu hỏi lại dành cho nhà tuyển dụng
Nên có một vài câu hỏi lại dành cho nhà tuyển dụng

Nếu không đậu phỏng vấn này bạn nghĩ như thế nào?

Các ứng viên thường được dò xét thái độ, cảm nhận nếu không được nhận vào làm. Mọi người khi nhận được câu hỏi này nên bày tỏ thái độ nhẹ nhàng tiếp nhận, không quá câu nệ. Nên thể hiện sự tiếc nuối không được nhận nhưng vẫn tôn trọng phía tuyển dụng. Ngoài ra cũng cho phía tuyển dụng thấy được bản thân sẽ tiếp tục cố gắng để mình phù hợp hơn với vị trí công việc này.

Bạn có thể giao tiếp bằng tiếng Anh không?

Câu hỏi về trình độ tiếng Anh cũng là một trong các câu hỏi phỏng vấn thường gặp. Đặc biệt là với doanh nghiệp nước ngoài hoặc tính chất công việc phải giỏi tiếng Anh. Ứng viên sẽ trẻ lời tuỳ theo trình độ của bản thân. Những ai giỏi ngoại ngữ, có bằng cấp rõ ràng hãy tự tin trình bày. Ngược lại nếu mọi người không giỏi tiếng Anh cũng nên nói rõ và thể hiện mình đang cố gắn để trau dồi thêm trình độ.

Có những thất bại nào trong công việc khiến bạn nhớ mãi?

Ngoài những thành tựu thì trong vòng phỏng vấn ứng viên cũng được hỏi về các khó khăn, thất bại trong công việc. Điều này không quá phổ biến nhưng với một vài công việc đặc thù có thể xuất hiện. Ứng viên có thể lựa chọn ra một trải nghiệm không tốt trong công việc, một điều khiến bản thân cảm thấy khó khăn nhất. Hoặc một thất bại trong dự án, kế hoạch nào đó. Song song đó là nêu được bài học rút ra cho bản thân và cách để khắc phục, vượt qua thất bại.

Ứng viên nên chuẩn bị đáp án cho câu hỏi về các thất bại trong công việc
Ứng viên nên chuẩn bị đáp án cho câu hỏi về các thất bại trong công việc

Bạn nghĩ sao về việc công ty trễ lương?

Một vài công ty trong các lĩnh vực nhất định thường không thể trả lương đúng hẹn. Nhân viên có thể bị trễ lương 5 hoặc 10 ngày tuỳ hoàn cảnh. Lúc này ứng viên xin việc có thể được hỏi các câu hỏi liên quan đến việc trễ lương. Với câu hỏi này mọi người nên bài tỏ thái độ tích cực và không quá câu nệ. Nếu đang cần vị trí công việc này thì tốt nhất cho thấy bản thân không ngại việc công ty bị trễ lương.

Các câu hỏi về chuyên môn

Cuối cùng trong một cuộc phỏng vấn nhân viên thường được hỏi về các kiến thức chuyên môn. Mọi người có thể được yêu cầu giải một bài tập nào đó, lên một chiến dịch nào đó hoặc làm một chương trình cụ thể theo yêu cầu. Điều này là phụ thuộc vào từng vị trí công việc khác nhau. Mọi người trước vòng phỏng vấn phải ôn luyện lại các kiến thức, kỹ năng để vượt qua những câu hỏi này. Nếu có mối quan hệ quen biết người đã từng phỏng vấn hãy hỏi họ về các đề bài tập có thể gặp phải.

Trên đây là top các câu hỏi phỏng vấn thường gặp nhất. Mọi người nên lưu lại, soạn sẵn các câu trả lời để giúp việc phỏng vấn được trơn tru và ấn tượng nhất. Ngoài ra hãy luôn tìm hiểu kỹ về vị trí công việc, nghiên cứu qua các vòng phỏng vấn để giúp giữ được bình tĩnh, tạo sự thoải và tự tin cho bản thân.

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

author-mobile
co-hang

Nguyễn Thúy Hằng

Trưởng Nhóm Giảng Viên, Chăm Sóc Da - Spa tại Seoul Academy – Hệ thống Đào tạo Thẩm mỹ Quốc tế với hơn 12 năm kinh nghiệm Ngành Chăm Sóc Da, chứng chỉ thẩm mỹ Cidesco Thụy Sỹ 2011, chứng chỉ chuyên sâu Body Cibtac Singapore, ban giám khảo Hiệp hội ngành làm đẹp Asian.

BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN