Ấn bụng dưới bên trái thấy cục không đau là bị bệnh gì?

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

Ấn bụng dưới bên trái thấy cục không đau là hiện tượng lạ khiến nhiều người hoang mang và lo lắng. Bởi vì đôi khi hiện tượng này lại là dấu hiệu của căn bệnh nguy hiểm. Để biết được thật sự có bệnh nào liên quan đến triệu chứng này hay không, cùng theo dõi bài viết dưới đây!

Bụng nổi cục cứng là gì?

Bụng là một phần của cơ thể chứa các cơ quan quan trọng bao gồm dạ dày, ruột non, ruột già. Nó thường được chia thành 4 phần rõ ràng và riêng biệt, bao gồm: Phần bụng trên bên phải, phần bụng trên bên trái, phần bụng dưới bên phải và cuối cùng là phần bụng dưới bên trái. Sờ bụng thấy cứng bên trái hoặc nổi cục ở các vị trí bụng khác nhau, điều này phần nào phản ánh tình trạng sức khỏe, hoạt động của các bộ phận trong vùng đó đang gặp vấn đề.

Vị trí cục u cứng mọc ở vị trí khác nhau biểu hiện bệnh lý khác nhau
Vị trí cục u cứng mọc ở vị trí khác nhau biểu hiện bệnh lý khác nhau

Khi có vấn đề ảnh hưởng đến bụng phía bên trái thì có liên quan đến thận trái, niệu quản trái, lá lách, 1 phần của ruột già và dạ dày,… Và cũng không thể loại trừ các bộ phận như buồng trứng, thận, tuyến tiền liệt,.. của bạn cũng đang bị ảnh hưởng.

Ấn bụng dưới bên trái thấy cục không đau là tình trạng của nhiều người gặp phải. Cụ thể là sờ vào bụng ở phía bên trái thấy căng tức, có cục cứng và đôi khi cảm thấy bị đau khi ấn vào. Hiện tượng này có thể liên quan đến các bệnh lý về đường tiêu hóa, hội chứng kích thích hay ung thư kết tràng,…

Bụng nổi cục cứng có biểu hiện căng cứng phần bụng
Bụng nổi cục cứng có biểu hiện căng cứng phần bụng

Một số triệu chứng khi bụng dưới bên trái nổi cục cứng

Tất nhiên, không phải lúc nào xảy ra tình trạng ấn bụng dưới bên trái thấy cục không đau là cần phải đi khám bác sĩ và chữa bệnh. Nhưng để an toàn nhất, bạn nên xác định trước các triệu chứng của mình có đúng là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm hay không. Từ đây, bạn sẽ có giải pháp hợp lý dành cho mình.

Và dưới đây là một số triệu chứng thường thấy nhất khi ấn bụng dưới bên trái thấy cục không đau:

  • Cục cứng có hiện tượng di chuyển khi ấn vào nhưng một số người lại có cục cứng cố định tại 1 vị trí.
  • Bụng có thể cảm thấy đau hoặc không, có thể bị đầy hơi, chướng bụng, nóng rát hoặc cơn đau quặn thắt kéo dài. Vị trí đau thông thường tập trung vào trung tâm của cục cứng và có xu hướng lan dần đều ra xung quanh.
  • Có triệu chứng sốt nhẹ đi kèm khi phát hiện cục cứng ở bụng trái.
  • Phần bụng có hiện tượng to lên, thay đổi rõ rệt và có chỗ bị gồ lên vì cục cứng.
  • Vị trí bụng ấn vào có cục cứng có dấu hiệu đỏ nhẹ.
  • Phần bụng dễ bị đau, khó chịu khi thay đổi tư thế ngủ. 
  • Tinh thần mệt mỏi, lo lắng và bất an.
  • Kích thước của cục hạch có thể rơi vào tầm khoảng từ nửa viên bi ve cho đến to hơn cả quả bóng bàn.
  • Nước tiểu có biểu hiện đổi màu.
  • Cảm giác chán ăn và dễ bị buồn nôn.
Ấn vào bụng phía trên trái có cục cứng không đau có thể thấy cục cứng di chuyển hoặc không
Ấn vào bụng phía trên trái có cục cứng không đau có thể thấy cục cứng di chuyển hoặc không

Ấn bụng dưới bên trái thấy cục không đau thì bị bệnh gì?

Ấn bụng dưới bên trái thấy cục không đau là một trong những dấu hiệu cho thấy cơ thể có thể mắc phải một số bệnh lý như: 

  • Co thắt ruột
  • Hội chứng ruột kích thích – Viêm đại tràng co thắt
  • U nang buồng trứng
  • U xơ tử cung

Để hiểu rõ vấn đề hơn, các bạn có thể đối chiếu với các phân tích từ triệu chứng sau:

Co thắt ruột

Co thắt ruột là hiện tượng thường gặp khi ấn bụng dưới bên trái thấy cục không đau. Đây là dấu hiệu của việc cơ thể bị mất đi khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa. Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới trường hợp này. Và một trong nguyên do lớn nhất chính là sự tắc nghẽn ở bụng dưới bên trái hoặc nhiễm trùng,…

Co thắt ruột là 1 trong những bệnh lý với dấu hiệu ấn vào bụng có cục không đau
Co thắt ruột là 1 trong những bệnh lý với dấu hiệu ấn vào bụng có cục không đau

Hội chứng ruột kích thích – Viêm đại tràng co thắt

Với những người ở độ tuổi già, ấn bụng dưới bên trái thấy cục không đau có thể là bạn đang gặp viêm đại tràng co thắt. Hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích. Đây không phải là bệnh lý nghiêm trọng mà chỉ là hội chứng rối loạn ở tuổi già. Những cục cứng mà bạn sờ vào bụng thấy căng cứng có thể là đoạn ruột co thắt. Có khi bạn sẽ thấy cứng và gồ lên nhưng lại mất đi sau đó.

Trong trường hợp này, bụng sẽ có triệu chứng đi kèm như đau bụng, rối loạn tiêu hóa, khi đi ngoài sẽ dễ bị táo bón và lỏng xen kẽ. Hiện tượng này cũng có thể xuất hiện ở bụng phía bên phải, trên rốn chứ không riêng gì ở bụng bên trái.

Khi gặp hội chứng ruột kích thích kèm theo biểu hiện lo lắng, mất ngủ, căng thẳng,… thì có thể là hội chứng này đang diễn ra ở trạng thái nặng hơn. Và sau đó, cơ thể sẽ kéo theo các chứng bệnh khác như rối loạn tiêu hóa, rối loạn động đại tràng, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng.

Người già thường mắc bệnh hội chứng ruột kích thích
Người già thường mắc bệnh hội chứng ruột kích thích

Xem thêm: Uống nước củ ráy có tác dụng gì?

U nang buồng trứng

Mặt khác, ấn bụng dưới bên trái thấy cục không đau cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý u nang buồng trứng. Đây là căn bệnh phụ khoa thường gặp đối với phụ nữ ở độ tuổi sinh nở. Ở giai đoạn ban đầu, bệnh chỉ phát triển âm thầm và khó để nhận biết được. Nhưng khi u nang buồng trứng đã chuyển sang mức nặng thì phát triển rất nhanh.

Cách để nhận biết chính là dấu hiệu bụng trái có cục cứng kèm theo chứng rối loạn kinh nguyệt, máu màu đen, vón cục, vùng bụng dưới thấy đau âm ỉ,… Lúc này, bạn nên đi gặp bác sĩ ngay vì có thể bạn đang mắc phải căn bệnh u nang buồng trứng.

U xơ tử cung

Cùng với u nang buồng trứng, u xơ tử cung cũng có dấu hiệu nhận biết là ấn bụng dưới bên trái thấy cục không đau và là căn bệnh phụ khoa xuất hiện nhiều ở phụ nữ độ tuổi sinh nở. Nhưng đây là khối u ung thư mà là u lành tính ở cơ quan sinh sản của phái nữ. Rất ít phần trăm tỷ lệ u xơ tử cung phát triển thành u ác tính (chỉ khoảng 0.5% theo một số nghiên cứu và báo cáo).

Thế nhưng, tỷ lệ phụ nữ mắc phải bệnh u xơ tử cung ở nước ta nói riêng và trên thế giới nói chung khá cao. Vậy nên, phụ nữ trong khoảng 30-50 nếu thấy triệu chứng này thì có thể là u xơ tử cung. Bạn cần đi siêu âm để xác định rõ hơn nguyên nhân cũng như thăm khám và chữa trị kịp thời.

Một số dấu hiệu đi kèm khi bị u xơ tử cung là rong kinh, đau bụng kinh nhiều, đau bụng âm ỉ, táo bón, tiểu tiện nhiều lần, phù nề 2 chân,… Một số người sẽ có triệu chứng không rõ ràng, khó xác định.

U nang buồng trứng và u xơ tử cung là các bệnh lý thường xảy ra ở phụ nữ độ tuổi sinh nở
U nang buồng trứng và u xơ tử cung là các bệnh lý thường xảy ra ở phụ nữ độ tuổi sinh nở

Tìm hiểu thêm: Thuốc nhuận tràng uống trước hay sau ăn?

U nang bã đậu hoặc u nang da

Sờ thấy cục ở bụng dưới bên trái đôi lúc nguồn gốc không nằm trong vùng ổ bụng, mà thực chất nó nằm ngay ở dưới phần da của chúng ta. Nó còn được biết dưới cái tên là u nang bã đậu hoặc là biểu hiện của u nang da. Trong đó có:

  • U có màu đỏ hoặc hồng, đôi lúc là có màu nâu và có kích thước khá nhỏ. Thông thường sẽ hiện theo từng cụm, không gây nhiều đau đớn và hình thành sau khi cơ thể gặp một chấn thương nhẹ. Loại này được gọi là u xơ da, không gây hại và đôi lúc có ngứa ngáy ở vị trí cục u.
  • U bã đậu là một loại u được đánh giá là lành tính và không gây đau đớn, khó chịu. Tuy nhiên, chúng sẽ to dần ra theo thời gian và khi nhiễm trùng sẽ gây cảm giác đau nhức, sưng đỏ.

U mỡ

Khi cơ thể nổi cục ở bụng dưới bên trái và cục u có những đặc điểm như khá mềm, dễ di chuyển dưới da, có độ đàn hồi, không gây đau,.. Thì đây chỉ là những u mỡ lành tính, chúng được hình thành do sự tăng trưởng của lớp mỡ ở dưới da. Bạn không cần phải quá lo lắng vì chúng sẽ không phát triển thành u ác tính/ung thư.

U mỡ lành tính và không gây biến chứng ung thư cho bệnh nhân
U mỡ lành tính và không gây biến chứng ung thư cho bệnh nhân

Di chứng sau phẫu thuật

Ấn bụng dưới bên trái thấy cục không đau là triệu chứng của nhiều trường hợp khi mà người bệnh trong quá khứ đã từng trải qua phẫu thuật. Điều này được các chuyên gia giải thích là các vết mổ cũ khi phẫu thuật khiến vùng da ở đây bị yếu đi. Khi bệnh nhân lên cân, có bầu hoặc hoạt động mạnh trong thời gian kiêng cữ,… Điều đó vô tình khiến các áp lực tác động lên các vị trí này làm giãn, kéo dài vết mổ và phồng lên.

Ấn bụng dưới bên trái thấy cục không đau có nguy hiểm không?

Như đã phân tích ở trên, việc ấn bụng dưới bên trái thấy cục không đau là dấu hiệu của một số hội chứng thông thường, không nguy hiểm nhưng có một số biểu hiện liên quan đến bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, tình trạng này có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào việc xác định các dấu hiệu đi kèm.

Khi ấn vào bụng trái và thấy cục không đau, bạn có thể chỉ bị co thắt ruột do ăn uống, viêm nhiễm,… Nhưng một số trường hợp, bạn có thể bị u nang buồng trứng và viêm đại tràng co thắt. Tình trạng này kéo dài sẽ càng nguy hiểm. Vậy nên, tốt nhất là bạn nên tìm đến bác sĩ.

Ấn bụng dưới bên trái thấy cục không đau có thể dẫn đến nguy hiểm tính mạng
Ấn bụng dưới bên trái thấy cục không đau có thể dẫn đến nguy hiểm tính mạng

Ấn bụng dưới bên trái thấy cục không đau thì phải làm sao?

Nếu ấn bụng dưới bên trái thấy cục không đau nhưng kèm theo triệu chứng khó chịu khác, theo các chuyên gia, bạn nên đi đến bác sĩ. Khi đó, bác sĩ sẽ có các phương pháp chẩn đoán phù hợp nhất và điều trị kịp thời nếu phát hiện bệnh sớm.

Trường hợp khi nào cần gặp bác sĩ? Bạn có thể tự trả lời các câu hỏi sau đây, nếu thấy bất kỳ tình huống khó khăn nào khi tham khảo các câu hỏi thì bạn nên đến bác sĩ liền nhé!

  • Bụng nổi cục cứng từ bao giờ?
  • Chạm vào hoặc di chuyển có đau không?
  • Đã uống bất kỳ loại thuốc nào chưa?
  • Khai thác tiền sử gia đình, người thân trong gia đình có ai gặp phải vấn đề này không?
  • Bạn đã từng phẫu thuật vùng bụng trước đây chưa?
  • Các triệu chứng đi kèm là gì?
  • Gần đây bạn có vận động cơ bụng quá sức không?

Bên cạnh đó, bạn cần phải có những biện pháp điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, ngủ nghỉ để xem xét tình trạng có thuyên giảm hay không. Ví dụ như không suy nghĩ nhiều, ăn uống đầy đủ chất, thường xuyên vận động, uống đủ nước hay ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc. Bởi một số lý do khiến xuất hiện triệu chứng căng cứng phần bụng dưới là do stress lo lắng, mất ngủ,…

Bạn nên gặp bác sĩ ngay khi có biểu hiện cục cứng không đau ở bụng trái
Bạn nên gặp bác sĩ ngay khi có biểu hiện cục cứng không đau ở bụng trái

Như vậy, bài viết trên đã giải mã dấu hiệu “ấn bụng dưới bên trái thấy cục không đau là bị bệnh gì?”. Hy vọng các bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích thông qua bài viết. Nếu thấy bài viết hữu ích, hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhập tin tức mới nhất về sức khỏe và làm đẹp!

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

author-mobile
co-hang

Nguyễn Thuý Hằng

Trưởng Nhóm Giảng Viên, Chăm Sóc Da - Spa tại Seoul Academy – Hệ Thống Đào tạo Thẩm mỹ Quốc tế với hơn 12 năm kinh nghiệm Ngành Chăm Sóc Da, chứng chỉ thẩm mỹ Cidesco Thụy Sỹ 2011, chứng chỉ chuyên sâu Body Cibtac Singapore, ban giám khảo Hiệp hội ngành làm đẹp Asian.

BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN