- Mặc định
- Lớn hơn
16 tuổi còn tăng chiều cao được không là câu hỏi mang nhiều sự lo lắng của thanh thiếu niên khi nhận thấy bản thân bị dừng phát triển. Ngoài ra, một số bạn có sự phát triển chiều cao rất chậm. Và nếu bạn cũng thắc mắc 16 tuổi có tăng chiều cao nữa không, nếu có thì 16 tuổi còn cao được bao nhiêu cm. Hãy cùng Seoul Academy tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia dưới đây!
16 tuổi còn tăng chiều cao được không?
Các bạn xung quanh đang phát triển nhưng chiều cao của chiều cao của bạn vẫn “u như kỹ”. Vậy 16 tuổi còn tăng chiều cao được không? Trên thực tế, thanh thiếu niên 16 tuổi vẫn có thể cao. Tuy nhiên, đây không phải là giai đoạn phát triển chiều cao mạnh mẽ nên các bạn cần áp dụng nhiều phương pháp khoa học để cải thiện tình trạng dừng tăng chiều cao hoặc tăng rất chậm.
Theo nghiên cứu, có 3 giai đoạn vàng để chiều cao của cơ thể tăng trưởng nhanh, bao gồm thời kỳ bào thai, giai đoạn từ sơ sinh đến 3 tuổi và giai đoạn trước khi dậy thì (tiền dậy thì).
16 tuổi còn cao được bao nhiêu cm?
Ở độ tuổi 16 hay 17 trở lên, chiều cao của bạn sẽ phát triển thêm 2-5cm nữa. Tốc độ này sẽ ngày càng chậm và dừng hẳn ở khoảng 5-7 năm. Cụ thể, đối với nam giới sẽ phát triển chiều cao đến 22-25 tuổi và nữ giới là từ 20-22 tuổi. Tình trạng này được giải thích rằng sự thiếu hụt các nội tiết tố liên quan đến hấp thu canxi và phốt pho. Từ đó mà sự tăng trưởng chiều cao bị chậm lại. Đây là câu trả lời rõ ràng cho những ai thắc mắc 16 tuổi còn cao được bao nhiêu cm.
Bảng chiều cao – cân nặng theo độ tuổi chuẩn WHO
Để thuận tiện trong quá trình theo dõi cân nặng và chiều cao cũng như giải đáp 16 tuổi còn tăng chiều cao được không, bạn có thể theo dõi bảng chiều cao cân nặng chuẩn theo công bố của WHO.
Bảng chiều cao – cân nặng của bé gái
Dưới đây là bảng chiều cao, cân nặng của bé gái từ 0 tháng tuổi đến 20 tuổi:
Bảng chiều cao – cân nặng của bé gái | ||
Tuổi | Cân nặng | Chiều cao |
0 tháng tuổi | 7.3 lb (3.31 kg) | 19.4″ (49.2 cm) |
6 tháng tuổi | 16.6 lb (7.53 kg) | 25.9″ (64.1 cm) |
12 tháng tuổi | 20.4 lb (9.25 kg) | 29.2″ (74.1 cm) |
2 tuổi | 26.5 lb (12.02 kg) | 33.7″ (85.5 cm) |
3 tuổi | 31.5 lb (14.29 kg) | 37.0″ (94 cm) |
4 tuổi | 34.0 lb (15.42 kg) | 39.5″ (100.3 cm) |
5 tuổi | 39.5 lb (17.92 kg) | 42.5″ (107.9 cm) |
6 tuổi | 44.0 lb (19.96 kg) | 45.5″ (115.5 cm) |
7 tuổi | 49.5 lb (22.45 kg) | 47.7″ (121.1 cm) |
8 tuổi | 57.0 lb (25.85 kg) | 50.5″ (128.2 cm) |
9 tuổi | 62.0 lb (28.12 kg) | 52.5″ (133.3 cm) |
10 tuổi | 70.5 lb (31.98 kg) | 54.5″ (138.4 cm) |
11 tuổi | 81.5 lb (36.97 kg) | 56.7″ (144 cm) |
12 tuổi | 91.5 lb (41.5 kg) | 59.0″ (149.8 cm) |
13 tuổi | 101.0 lb (45.81 kg) | 60.7″ (156.7 cm) |
14 tuổi | 105.0 lb (47.63 kg) | 62.5″ (158.7 cm) |
15 tuổi | 115.0 lb (52.16 kg) | 62.9″ (159.7 cm) |
16 tuổi | 118.0 lb (53.52 kg) | 64.0″ (162.5 cm) |
17 tuổi | 120.0 lb (54.43 kg) | 64.0″ (162.5 cm) |
18 tuổi | 125.0 lb (56.7 kg) | 64.2″ (163 cm) |
19 tuổi | 126.0 lb (57.15 kg) | 64.2″ (163 cm) |
20 tuổi | 128.0 lb (58.06 kg) | 64.3″ (163.3 cm) |
Bảng chiều cao – cân nặng của bé trai
Dưới đây là bảng chiều cao, cân nặng của bé trai từ 0 tháng tuổi đến 20 tuổi:
Bảng chiều cao – cân nặng của bé trai | ||
Tuổi | Cân nặng | Chiều cao |
0 tháng tuổi | 7.4 lb (3.3 kg) | 19.6″ (49.8 cm) |
6 tháng tuổi | 17.5 lb (7.94 kg) | 26.6″ (67.5 cm) |
12 tháng tuổi | 21.3 lb (9.66 kg) | 29.8″ (75.7 cm) |
2 tuổi | 27.5 lb (12.47 kg) | 34.2″ (86.8 cm) |
3 tuổi | 31.0 lb (14.06 kg) | 37.5″ (95.2 cm) |
4 tuổi | 36.0 lb (16.33 kg) | 40.3″ (102.3 cm) |
5 tuổi | 40.5 lb (18.37 kg) | 43.0″ (109.2 cm) |
6 tuổi | 45.5 lb (20.64 kg) | 45.5″ (115.5 cm) |
7 tuổi | 50.5 lb (22.9 kg) | 48.0″ (121.9 cm) |
8 tuổi | 56.5 lb (25.63 kg) | 50.4″ (128 cm) |
9 tuổi | 63.0 lb (28.58 kg) | 52.5″ (133.3 cm) |
10 tuổi | 70.5 lb (32 kg) | 54.5″ (138.4 cm) |
11 tuổi | 78.5 lb (35.6 kg) | 56.5″ (143.5 cm) |
12 tuổi | 88.0 lb (39.92 kg) | 58.7″ (149.1 cm) |
13 tuổi | 100.0 lb (45.36 kg) | 61.5″ (156.2 cm) |
14 tuổi | 112.0 lb (50.8 kg) | 64.5″ (163.8 cm) |
15 tuổi | 123.5 lb (56.02 kg) | 67.0″ (170.1 cm) |
16 tuổi | 134.0 lb (60.78 kg) | 68.3″ (173.4 cm) |
17 tuổi | 142.0 lb (64.41 kg) | 69.0″ (175.2 cm) |
18 tuổi | 147.5 lb (66.9 kg) | 69.2″ (175.7 cm) |
19 tuổi | 152.0 lb (68.95 kg) | 69.5″ (176.5 cm) |
20 tuổi | 155.0 lb (70.3 kg) | 69.7″ (177 cm) |
6 cách tăng chiều cao cho trẻ ở tuổi 16
Sau khi tham khảo đáp án của câu hỏi 16 tuổi còn tăng chiều cao được không, chắn hẳn mọi người đã chuẩn bị tinh thần cho quá trình cải thiện chiều cao của bản thân. Sau đây là gợi ý 6 phương pháp tăng chiều cao từ các chuyên gia:
- Thực đơn ăn uống khoa học
- Uống nhiều nước
- Tập luyện thể thao
- Ngủ đúng giờ – đủ giấc
- Tránh xa thói quen xấu
- Giữ đúng tư thế
Thực đơn ăn uống khoa học
Ở độ tuổi 16, chế độ ăn uống liên quan trực tiếp đến quá trình phát triển chiều cao, kể cả nam và nữ. Trong đó, mọi người cần bổ sung nhiều protein không mỡ, tăng cường tiêu thụ thực phẩm có chứa canxi, cung cấp đầy đủ hàm lượng kẽm trong khẩu phần ăn, bổ sung vitamin D cho cơ thể.
- Bổ sung protein nhiều mỡ như thịt gia cầm trắng, cám sữa, đậu nành,… Những thực phẩm này sẽ giúp xương chắc khoẻ và phát triển chiều cao.
- Bổ sung thực phẩm có hàm lượng canxi cao bởi vì canxi giúp thúc đẩy sự phát triển của xương. Các thực phẩm điển hình như sữa, sữa chua, váng sữa, các loại rau xanh (rau chân vịt, cải kele, rau dền đỏ, nấm hương, cải thìa,…)
- Tăng cường hàm lượng kẽm bằng những thực phẩm như hàu, hạt bí ngô, thịt cừu, cua, đậu phộng,…
- Cung cấp vitamin D cho cơ thể như các loại nấm, cá, phô mai,… Trong đó, vitamin D đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển cơ bắp và xương, từ đó giúp cải thiện chiều cao. Đặc biệt, người còi xương nên bổ sung lượng vitamin D nhiều hơn.
Tuy nhiên, dù là bổ sung thực phẩm nào thì các bạn vẫn phải có chế độ ăn uống hợp lý, không nên ăn uống thiếu chất nhưng cũng không nên ăn quá nhiều trong 1 bữa. Đặc biệt, mọi người cần tránh các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ hay đồ ăn nhanh như pizza, bánh ngỏ, nước uống có gas, kẹo ngọt,… Những thực phẩm này khiến cơ thể dư thừa lượng mỡ và dẫn đến béo phì.
Uống nhiều nước
16 tuổi còn tăng chiều cao được không còn tùy thuộc vào lượng nước uống hằng ngày của bạn. Để không trở thành “nấm lùn”, mọi người phải tăng cường uống nước, trung bình mỗi ngày cần uống 8-10 ly nước. Bởi nước sẽ ngăn ngừa các chất độc tích tụ, đào thải chất độc hại trong cơ thể. Hơn nữa, uống đủ nước giúp quá trình trao đổi chất suôn sẻ, hỗ trợ làm sạch cơ thể và hỗ trợ quá trình tiêu hoá.
Khi quá trình trao đổi chất trong cơ thể tốt thì cơ thể hấp thụ được các chất cần thiết để phát triển xương, cơ bắp tốt hơn. Thời điểm uống nước tốt nhất trong ngày mà mọi người không nên bỏ qua là buổi sáng khi mới thức dậy.
Tập luyện thể thao
Cùng với chế độ ăn uống, tập luyện thể thao chiếm mức độ quan trọng của thanh thiếu niệm trong quá trình phát triển chiều cao. Những bộ môn mà các bạn ở độ tuổi 16 nên ưu tiên bao gồm nhảy dây, bơi lội, bóng rổ, cầu lông, xà đơn, bóng chuyền,… Dù lựa chọn bất kỳ môn thể thao nào, các bạn nên dành ra ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Để duy trì thói quen tập luyện thể thao lâu dài, mọi người nên tập luyện cùng với gia đình, người thân hay bạn bè,… Ngoài ra, mọi người có thể đăng ký tập tại các trung tâm thể thao, tham gia vào các đội nhóm, câu lạc bộ,…. Nếu thể lực không quá tốt, mọi người còn nhiều lựa chọn khác như chạy bộ, đạp xe, nhảy dây,…
Ngủ đúng giờ – đủ giấc
Bất kỳ độ tuổi nào, ngủ đúng giờ và đủ giấc là cách để đảm bảo sức khỏe cho cơ thể. Nhưng đảm bảo giấc lượng chất ngủ còn là bí quyết để các bạn ở độ tuổi 16, 17 phát triển chiều cao. Do đó, 16 tuổi còn tăng chiều cao được không còn tùy thuộc vào giờ giấc nghỉ ngơi.
Khi ngủ đúng giờ cũng như đủ giấc, các hormone tăng trưởng thúc đẩy phát triển chiều cao sẽ được sản xuất. Mỗi ngày, bạn nên ngủ ít nhất từ 8-11 tiếng. Cho đến khi bạn tròn 20 tuổi, bạn vẫn nên duy trì quy tắc này để đảm bảo sức khoẻ và sự phát triển của cơ thể.
Tránh xa thói quen xấu
Một trong những tác nhân gây ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao ở độ tuổi dậy thì chính là các chất gây nghiện như ma tuý, rượu, thuốc lá,… Không chỉ cản trở sự mở rộng khung xương mà những tác nhân này còn gây hại cho sức khỏe của mọi người.
Bên cạnh ma túy, thuốc lá hay rượu thì nước ngọt hay cà phê cũng gián tiếp ảnh hưởng đến phát triển chiều cao. Theo đó, thanh thiếu niên cần phải tránh xa những tác nhân ảnh hưởng sức khoẻ và sự phát triển của mình. Đặc biệt, phụ huynh là người bên cạnh, đồng hành và chia sẻ những thông tin này cùng con trong giai đoạn phát triển.
Giữ tư thế đúng
Ngồi hay đứng sai tư thế cũng là yếu tố ngăn cản sự phát triển chiều cao ở độ tuổi 16. Thông thường, các bạn luôn để lưng bị gù và vai khòm xuống. Đây là tư thế sai. Thay vào đó, mọi người phải giữ thẳng lưng, vai mở rộng và tuyệt đối không để lưng gù.
16 tuổi còn tăng chiều cao được không? Câu trả lời của bạn là hoàn toàn có thể nếu bạn biết giữ cho xương sống luôn thẳng và phát triển tốt. Xương khớp và cột sống bị lệch khiến sự phát triển chiều cao bị ảnh hưởng cũng như vẻ ngoài mất tính thẩm mỹ.
Seoul Academy đã giải đáp vấn đề “16 tuổi còn tăng chiều cao được không?” cũng như chia sẻ 6 cách để tăng chiều cao theo lời khuyên của các chuyên gia. Hãy kiên trì áp dụng các phương pháp trên để sở hữu chiều cao như mong muốn. Bên cạnh đó, đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo để chăm sóc sức khỏe và vẻ đẹp nhé!