Những thuận lợi và khó khăn, vất vả của nghề giáo viên hiện nay

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

Khó khăn của nghề giáo viên là điều mà không phải ai cũng có thể nhìn thấy và thấu hiểu. Khi nền giáo dục ngày càng phát triển thì cũng là lúc nghề giáo viên đối với nhiều khó khăn và thách thức. 

Những thuận lợi của nghề giáo viên

Không phải tự nhiên mà giáo viên được coi là một nghề cao quý trong tất cả các nghề. Bên cạnh những khó khăn của nghề giáo viên thì đây cũng là nghề có những thuận lợi nhất định. 

Công việc có địa vị xã hội cao

Người ta thường có câu “Tôn sư trọng đạo”, vì vậy giáo viên được coi là một công việc có địa vị xã hội cao và được nhiều người kính trọng và yêu mến. Bởi giáo viên là người truyền dạy cho học sinh nhiều kiến thức, giúp học sinh biết đọc chữ, đọc số, tính toán đến những bài toán khó hay các công thức hóa học kỳ diệu. 

Nghề giáo luôn được tôn trọng và yêu mến từ nhiều người
Nghề giáo luôn được tôn trọng và yêu mến từ nhiều người

Không chỉ vậy thầy cô còn là người dạy đạo đức và nhân cách cho học sinh, giúp cho học sinh nên người. Vì vậy, nghề giáo viên được coi là một nghề cao quý trong xã hội, được nhiều người kính trọng và yêu mến.

Công việc có tính ổn định, lâu dài

So với nhiều công việc khác thì nghề giáo viên được coi là nghề có tính ổn định và lâu dài. Cơ hội làm việc hiện nay cũng ngày càng mở rộng và phát triển, bởi các trường tư mở ra ngày một nhiều. 

Công việc dạy học luôn có tính ổn định và lâu dài so với các công việc khác. Do đó, nghề giáo viên thường ít lo lắng trong việc mất việc, thất nghiệp. Theo quy định mỗi năm, giáo viên biên chế sẽ nhận được quyền lợi trong ngành như lương bổ sung, trợ cấp, phụ cấp và chế độ nâng lương theo bậc ngành.

Sự ưu tiên, quan tâm của Nhà nước đối với ngành giáo dục

Giáo dục là con đường hàng đầu giúp nền kinh tế của đất nước ngày càng phát triển và vươn lên. Vì vậy, ngành giáo dục luôn được Nhà nước đặc biệt quan tâm đối với cơ chế thi cử, chất lượng giáo dục và đào tạo. 

Nhà nước dành ngày 20-11 để tôn vinh nghề giáo
Nhà nước dành ngày 20-11 để tôn vinh nghề giáo

Chính vì lẽ đó, mà các giáo viên cũng được nhiều sự ưu tiên và quan tâm từ Chính phủ. Có thể thấy, trong năm Nhà nước đặc biệt dành ngày 20-11 để tri ân và biết ơn nghề nhà giáo. Đây được coi là một trong những điểm thuận lợi và khó khăn của ngành giáo dục.

Những thách thức, khó khăn của nghề giáo viên thường gặp phải

Bên cạnh những thuận lợi của nghề giáo viên thì sự nghiệp giảng dạy của nghề này cũng gặp không ít khó khăn. Một số nhược điểm của nghề giáo viên có thể được kể đến ở bên dưới.

  • Áp lực xã hội
  • Soạn giáo án vất vả
  • Trách nhiệm dạy học cao
  • Khắt khe về chuẩn mực
  • Công tác xa nhà

Áp lực xã hội

Khi xã hội ngày càng phát triển về kinh tế và công nghệ thì việc giảng dạy học sinh của thầy cô giáo cũng gặp không ít khó khăn của nghề giáo viên. Mọi lỗi sai, hay các phát biểu, ý kiến không đúng chuẩn mực đều có thể được phát tán lên trên các trang mạng xã hội. 

Mạng xã hội ngày càng phổ biến, áp lực xã hội cao
Mạng xã hội ngày càng phổ biến, áp lực xã hội cao

Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần và đời sống của giáo viên. Do đó, có thể nói nghề giáo viên hiện nay đang chịu áp lực xã hội rất lớn, thầy cô giáo vô tình rơi vào cái hố sợ làm sai và chưa cống hiến hết sức mình cho công việc.

Soạn giáo án vất vả

Có thể nói đây là khó khăn của nghề giáo viên từ trước tới nay vẫn còn tồn tại. Bên cạnh các khó khăn về mặt tinh thần, thì nghề nhà giáo còn có khó khăn trong việc soạn giáo án và các bài giảng trước khi lên lớp.

Để có thể giúp cho học sinh nắm bài nhanh và sâu thì các thầy cô thường chuẩn bị giáo án thật kỹ tối hôm trước để bài giảng được tốt nhất. Thông thường, công việc này thường được các thầy cô thực hiện sau giờ dạy. Do đó, có thể nói đây là một trong những nhược điểm, khó khăn của nghề giáo viên. 

Xem thêm: Bước lập kế hoạch giảng dạy đầy đủ và thu hút học sinh

Trách nhiệm dạy học cao

Như đã phân tích ở trên, nghề nhà giáo là nghề giúp mang lại con chữ, con số và các kiến thức cần thiết cho học sinh. Vì vậy, thầy cô giáo luôn mang trên vai mình trọng trách của một người lái đò đầy trách nhiệm. Để làm sao có thể giúp các học sinh đều học những kiến thức sách vở hữu ích, bên cạnh cách học về đạo đức và làm người sâu sắc, trở thành người có ích cho xã hội.

Trách nhiệm dạy học cho học sinh luôn đặt lên hàng đầu
Trách nhiệm dạy học cho học sinh luôn đặt lên hàng đầu

Khắt khe về chuẩn mực

Nhắc đến những thuận lợi và khó khăn của nghề giáo viên thì không thể không nhắc tới khó khăn về mặt chuẩn mực của người làm nghề giáo. Mọi người luôn quá khắt khe về chuẩn mực đặt ra đối với nghề giáo. Các chuẩn mực có thể được kể đến ở đây như: cách ăn mặc, đi đứng, quan hệ xã hội, hôn nhân gia đình, tình cảm,… 

Công tác xa nhà

Đối với các thầy cô giáo mầm non thì thuận lợi và khó khăn của nghề giáo viên mầm non còn là vấn đề công tác xa nhà. Đặc biệt là đối với các tỉnh miền núi có nền kinh tế nghèo và kém phát triển. 

Khó khăn về điều kiện vật chất giảng dạy học sinh
Khó khăn về điều kiện vật chất giảng dạy học sinh

Thầy cô giáo ở đây đa số đều phải công tác xa nhà, để có thể mang lại từng con chữ cho các em học sinh nhỏ xa xôi, vượt khó học tập. Bên cạnh đó, còn khó khăn rất nhiều trong việc thiếu cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho việc dạy học. Điều này càng làm cho việc dạy học trở nên khó khăn và thử thách hơn bao giờ hết. 

Cách giúp cải thiện những khó khăn của nghề giáo viên

Bên cạnh những thuận lợi thì nghề giáo viên hiện tại cũng gặp không ít khó khăn trên con đường giảng dạy của mình. Dưới đây là cách giúp cải thiện khó khăn của nghề giáo viên.

  • Thay đổi tư duy, suy nghĩ: Nên có cái nhìn thoáng và rộng mở đối với những chuẩn mực của nghề giáo viên, không nên quá khắt khe và cứng nhắc đối với những cái sai không đáng có của nghề giáo. Mỗi người cần bao dung và rộng lượng hơn khi nhận được thông tin tiêu cực về nghề giáo viên.
  • Nhà nước quan tâm đến nghề giáo: Thêm các chính sách quan tâm dành cho nghề giáo sẽ là một trong những khuyến khích tinh thần to lớn cho những ai đang làm nghề. Điều này sẽ giúp các thầy cô giáo có thêm nhiều động lực trong công tác dạy học. 
  • Sự giúp đỡ từ tổ chức, cá nhân: Đối với các ngôi trường thiếu thốn cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học thì để cải thiện được khó khăn này cần nhờ đến sự giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân hảo tâm.
Sự giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức cá nhân sẽ giúp rất nhiều cho nghề giáo viên
Sự giúp đỡ của các cơ quan, tổ chức cá nhân sẽ giúp rất nhiều cho nghề giáo viên

Giáo viên là một nghề cao quý trong tất cả các nghề, khó khăn của nghề giáo viên là điều mà không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, bằng tình yêu thương, sự tâm huyết và tận tâm với nghề là điều có lẽ sẽ chấp cánh và giúp những ai làm nghề giáo có thêm sự mạnh mẽ và quyết tâm cho con người giáo dục của mình. 

Xem thêm: Những công việc làm thêm cho giáo viên mầm non thu nhập cao

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

author-mobile
co-hang

Nguyễn Thuý Hằng

Trưởng Nhóm Giảng Viên, Chăm Sóc Da - Spa tại Hệ thống đào tạo thẩm mỹ quốc tế Seoul Academy với hơn 12 năm kinh nghiệm Ngành Chăm Sóc Da, chứng chỉ thẩm mỹ Cidesco Thụy Sỹ 2011, chứng chỉ chuyên sâu Body Cibtac Singapore, ban giám khảo Hiệp hội ngành làm đẹp Asian.

BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN