Cách làm nước râu ngô – thức uống tốt cho sức khỏe

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

Cách làm nước râu ngô vô cùng đơn giản, tất cả mọi người đều có thể tự thực hiện tại nhà. Chỉ với những sợi râu mỏng manh đã có thể tạo thành một “bài thuốc” cải thiện sức khỏe cực kỳ tốt. Vậy, râu ngô là gì và cách thực hiện ra sao? Seoul Academy sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về loại nước này ngay trong bài viết sau đây.

Râu ngô là gì? Thành phần dinh dưỡng của râu ngô

Trước khi tìm hiểu cách nấu nước râu bắp, có rất nhiều người thật sự không biết râu là bộ phận nào của trái bắp cũng như thành phần dinh dưỡng có trong nguyên liệu này. 

Râu ngô là gì?

Râu ngô hay còn gọi là râu bắp là một phần của quả ngô (bắp). Chúng là các sợi mỏng, sáng như tơ, phát triển thành một búi hoặc tua. Mỗi sợi có độ dài khác nhau, gắn liền với một bầu nhụy riêng.

Râu ngô là các sợi mỏng, sáng như tơ, phát triển thành một búi hoặc tua
Râu ngô là các sợi mỏng, sáng như tơ, phát triển thành một búi hoặc tua

Đầu nhụy là chính đầu của râu ngô, là nơi để hạt phấn bám vào. Nhờ vào những sợi râu này mà hạt trong lõi ngô mới được thụ phấn và hình thành. Vì thế mà mỗi hạt ngô cũng thường sẽ có một hoặc một vài sợi râu ngô bên cạnh. Các sợi này khá mượt mà, trải dài từ đầu đến cuối bắp. Tuy nhiên tập trung nhiều nhất là ở chóp quả ngô.

Thành phần dinh dưỡng của râu ngô

Là nguồn gốc của bắp ngô nên trong râu ngô chứa rất nhiều hợp chất có hoạt tính dược lý. Cụ thể là vitamin A, B1, B2, B6 (pyridoxine), C, K, PP,… Các flavonoid như inositol, axit pantothenic, các saponin axit pantothenic. Ngoài ra còn có các steroid như sitosterol, stigmasterol, dầu béo, chất đắng, vết tinh dầu và nhiều chất vi lượng khác.

Vì điều này mà cách làm nước râu ngô được xem là một bài thuốc dân gian cực kỳ tốt cho cho sức khỏe. Vừa lành tính, không độc hại vừa có giá thành hợp lý lại cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Từ đó kéo dài thanh xuân và tuổi thọ của mồi người.

Trà râu ngô có tác dụng gì?

Râu ngô có vị ngọt, tính bình là một phương thuốc trong Y học cổ truyền. Chúng tác động vào 2 kinh thận và bàng quang và điều trị vấn đề ở những bộ phận này. Cụ thể công dụng của nước râu ngô gồm:

Nước râu ngô chứa rất nhiều vitamin, là bài thuốc cải thiện sức khỏe cực tốt
Nước râu ngô chứa rất nhiều vitamin, là bài thuốc cải thiện sức khỏe cực tốt
  • Là bài thuốc lợi tiểu, tăng bài tiết, giúp thận lọc tốt hơn, đặc biệt tốt cho người bệnh thận. Điều trị các bệnh như tiểu rắt, bí tiểu, tiểu ra máu, viêm đường tiết niệu.
  • Làm tăng bài tiết đồng thời giảm bớt độ nhớt của mật. Việc này giúp tạo điều kiện thuận lợi để mật dễ dàng đi vào ruột hơn. Cũng từ đó mà việc tiêu hóa thức ăn thuận lợi, cơ thể thêm khỏe mạnh.
  • Tình trạng ứ mật, sỏi mật, sỏi bàng quang, sỏi niệu quản,… cũng sẽ được giảm bớt nếu thường xuyên uống nước râu ngô. Các viên sỏi tạo thành do urat, phosphat, carbonat sẽ được làm tan dần theo thời gian.
  • Giúp hạ đường huyết, giảm sưng, phù thũng do các bệnh liên quan đến tim.
  • Giúp máu đông nhanh chóng hơn (đặc biệt tác dụng với những người dễ bị chảy máu). Có khả năng cầm máu khi xuất huyết tử cung, xuất huyết nội tạng.
  • Là chất ức chế sản xuất melanin, giúp cải thiện sắc tố và tình trạng thâm, nám, sạm da.
  • Là thảo dược sử dụng để điều trị các bệnh về gan hiệu quả. Trị được sạn trong gan và cải thiện bệnh vàng da nhanh chóng.

Với những công dụng trên, việc thực hiện đúng cách nấu nước râu ngô tươi sẽ hỗ trợ chúng ta rất nhiều trong việc chăm sóc sức khỏe mỗi ngày,  cũng như không lãng phí nguồn tài nguyên giá trị này. 

Cách làm nước râu ngô đơn giản tại nhà

Là một bài thuốc cực tốt nên rất nhiều người tìm kiếm cách làm nước râu ngô. Mỗi ngày nên sử dụng 30 – 60g (râu khô) hoặc 100 – 200g (râu tươi) để nấu nước uống. Uống như nước trà (nước chè) mỗi ngày sẽ cải thiện được sức khỏe một cách hiệu quả.

Mọi người có thể lựa chọn râu ngô tươi hoặc khô để nấu nước đều được
Mọi người có thể lựa chọn râu ngô tươi hoặc khô để nấu nước đều được

Sau đây, chúng tôi sẽ giới thiệu với bạn đọc 2 cách nấu nước râu ngô vừa thơm ngon lại bổ dưỡng. Lựa chọn một trong hai cách sau để có một thức uống tốt cho bản thân và gia đình. Đây còn được gọi là nước mát râu bắp được rất nhiều người áp dụng:

Trà râu ngô

Đầu tiên, là cách nấu trà râu ngô đơn giản nhất, chỉ cần khoảng 30 phút là xong. Phần nguyên liệu bên dưới có thể nấu được trà cho khoảng 3 – 4 người dùng trong ngày.

Nguyên liệu

  • 100g râu ngô.
  • 100g mía lau (Chọn cây có thân thẳng, đều màu, ít vết nứt và sâu đục. Nếu mua mía gọt sẵn, hãy chọn loại có màu vàng sậm để nhiều nước và ngọt hơn).
  • 1 bó lá dứa (khoảng 3 – 5 lá).
  • 150g đường.
  • 1.5 lít nước.

Cách làm nước râu ngô

  • Bước 1: Rửa râu ngô và lá dứa một cách nhẹ nhàng với nước sạch và để ráo nước. Nếu mía đã gọt sẵn chỉ cần rửa sơ qua và để ráo. Trong trường hợp là mía cây dùng dao làm sạch phần vỏ bên ngoài, sau đó cắt đoạn ngắn.
  • Bước 2: Cho râu ngô, lá dứa, mía lau và nước vào nồi và đậy nắp. Đun với lửa nhỏ cho đến khi hỗn hợp thật sôi rồi vớt tất cả các nguyên liệu ra. Dùng rây để lọc sạch hết phần xác mía và râu ngô còn sót lại để nước trà trong và đẹp hơn.
  • Bước 3: Cho thêm đường vào nồi nước còn đang nóng và khuấy nhẹ để đường tan nhanh hơn.
Cho thêm đường vào nồi khi đun và khuấy nhẹ để tan nhanh hơn 
Cho thêm đường vào nồi khi đun và khuấy nhẹ để tan nhanh hơn
  • Bước 4: Tiếp tục bật bếp nấu cho đến khi nước sôi lần nữa. Sau đó tắt bếp rồi nhấc nồi xuống và để nguội là có thể dùng ngay.

Cách làm nước râu ngô này khá đơn giản, mang hương thơm dịu nhẹ từ lá dứa. Hơn nữa còn có vị ngọt thanh mát từ mía lau nên rất thơm ngon. Đây là loại thức uống vô cùng thích hợp dùng để giải nhiệt, thanh lọc cơ thể vào những ngày nóng bức. Để trà ngon hơn, sau khi nấu nên đặt trong ngăn mát khoảng 1 giờ rồi hãy thưởng thức.

Xem thêm: Cách ăn uống khoa học để trị mụn hiệu quả

Trà râu ngô rau má mã đề

Mã đề hay còn được gọi là mã tiền xá, xa tiền thảo là một vị thuốc dân gian phổ biến tại Việt Nam. Phiến lá của cây có hình thìa hoặc hình trứng, có gân hình cung dọc theo sống lá.

Thực vật này rất giàu khoáng chất, nhiều vitamin A. Hơn nữa còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nên rất thích hợp nấu trà cùng với râu ngô. Phần nguyên liệu dưới đây thích hợp cho 2 người dùng. Cách làm cũng tương đối dễ, chỉ cần khoảng 45 phút là có thể hoàn thành.

Nguyên liệu

  • 50g râu ngô.
  • 50g rau má.
  • 50g mã đề.
  • 1  lít nước.
  • 1 chút muối.

Cách làm nước râu ngô mã đề

  • Bước 1: Nhặt sạch râu ngô, mã đề, rau má và rửa với nước sạch. Tiếp theo ngâm tất cả nguyên liệu với nước pha cùng chút muối trong khoảng 5 – 7 phút. Sau đó rửa sạch lại với nước và vớt ra rổ để ráo.
Bước đầu tiên trong cách làm nước râu ngô là sơ chế nguyên liệu
Bước đầu tiên trong cách làm nước râu ngô là sơ chế nguyên liệu
  • Bước 2: Đun sôi nước đã chuẩn bị trong khoảng 3 – 5 phút. Tiếp theo cho tất cả nguyên liệu vào và đun thêm 10 – 15 phút với lửa vừa.
  • Bước 3: Khi nước đã sôi hãy điều chỉnh về lửa nhỏ để đun tiếp. Nấu thêm khoảng 15 phút để các nguyên liệu ra hết nước cốt rồi tắt bếp. Nếu muốn trà loãng hơn, bạn có thể nấu các nguyên liệu trong 10 phút là được. Trong trường hợp đun loãng có thể giữ lại các nguyên liệu này để đun lấy nước lần 2.
  • Bước 4: Nhấc xuống, vớt nguyên liệu ra và để nước nguội là có thể dùng ngay. Có thể cho thêm 1 ít đường vào khuấy đều để nước trà dễ uống hơn.
  • Ngoài hai cách làm nước râu ngô trên, bạn có thể nấu râu ngô cùng với cỏ xước, rễ tranh, rễ sậy hay kim tiền thảo,… đều được.

Mẹo nấu nước râu ngô ngon

Để nấu nước râu ngô ngon hãy chọn râu sợi to, bóng mượt và có màu nâu nhung. Vẫn có thể dùng râu ngô phơi khô nhưng ở dạng tươi vẫn chứa nhiều dưỡng chất hơn.

Bên cạnh đó, các bạn cần phải lưu ý vấn đề thực vật dễ bị nhiễm độc. Hiện nay người trồng trọt thường xuyên sử dụng thuốc trừ sâu. Sử dụng trà nấu từ những nguyên liệu này lâu dài khá nguy hiểm. Vì thế, bạn cần chọn nguyên liệu sạch (organic), nếu được hãy dùng nguyên liệu tự trồng. Còn không, có thể mua ngâm cùng với nước muối trước khi nấu.

Nên chọn râu ngô sợi to, bóng mượt và có màu nâu nhung để nấu trà
Nên chọn râu ngô sợi to, bóng mượt và có màu nâu nhung để nấu trà

Lưu ý khi uống nước râu ngô

Để nước râu ngô phát huy hết hiệu quả đối với sức khỏe, cần lưu ý một số vấn đề như sau:

Thời gian bảo quản

Bạn có thể sử dụng trong vòng khoảng 3 ngày sau khi thực hiện cách làm nước râu ngô. Chỉ cần chờ nguội hoàn toàn, cho vào bình đậy kín rồi đặt trong ngăn mát tủ lạnh là được. Tuy nhiên, sử dụng hết trong ngày vẫn là tốt nhất. Bởi nước trà mới sẽ phát huy hết tác dụng, công dụng chữa bệnh, cải thiện sức khỏe.

Cách bảo quản râu ngô tươi 

Râu ngô có thể được bảo quản và sử dụng dài lâu. Râu ngô sau khi mua về, hoặc thu hoạch, hãy làm rửa thật sạch. Tiếp đến phơi khô dưới nắng trời đến khi râu ngô chuyển sang màu cánh gián. Bạn hãy bảo quản trong túi zip, cho vào ngăn mát tủ lạnh. Khi bảo quản, hãy cho 2-3 lớp khăn giấy, hoặc bọc râu ngô trong giấy báo để tránh độ ẩm cao. 

Trong trường hợp muốn sử dụng râu ngô tươi, bạn hãy thực hiện bảo quản bằng cách để nguyên râu ngô, không nên làm sạch. Sau đó quấn vào giấy báo và cho vào túi zip, cất trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng trong 1 tháng. 

Không nên uống liên tục quá lâu

Tuy nước râu ngô tốt cho sức khỏe, có thể dùng thay nước trà hàng ngày, nhưng lại không nên uống liên tục trong thời gian dài. Tối đa chỉ nên uống liên tục trong vòng 10 ngày.

Nếu uống quá nhiều sẽ phản tác dụng, dễ làm tụt huyết áp, lạnh bụng. Đặc biệt những người bị tỳ vị hư hàn hay bụng yếu, huyết áp thấp, tay chân lạnh,… càng không nên uống nhiều.

Người không nên uống nước râu ngô

Ngoài ra, có một số đối tượng không nên sử dụng nước râu ngô, cụ thể:

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc đang trong thời gian cho con bú

Hiện nay chưa có bằng chứng cho thấy rằng trà râu ngô an toàn cho thai nhi và trẻ em. Vì thế, để đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé, tạm thời đừng dùng loại thức uống này.

Phụ nữ mang thai không nên dùng nước râu ngô để đảm bảo an toàn sức khỏe
Phụ nữ mang thai không nên dùng nước râu ngô để đảm bảo an toàn sức khỏe
  • Người đang dùng thuốc theo toa điều trị bệnh lợi tiểu và đái tháo đường

Nước râu ngô có thể can thiệp vào dược tính ở thuốc trị bệnh. Vì vậy, tốt nhất đừng dùng bất cứ thực phẩm, thức uống hỗ trợ trị bệnh nào không theo chỉ định của bác sĩ.

  • Người có tiền sử mắc bệnh hoặc gặp các vấn đề về gan hay thận

Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ điều trị trước khi uống trà râu ngô. Nếu dùng không đúng cách có thể phát sinh những nguy hại cho sức khỏe. Bệnh tình cũng vì thế mà có thể tái phát hay nghiêm trọng hơn.

Các bài thuốc từ râu ngô chữa bệnh bạn nên biết 

Vì là một trong những nguyên liệu chứa nhiều dưỡng chất, thì trong đông y, râu ngô còn được biết là vị thuốc quý, có thể hỗ trợ trong việc chữa bệnh. Dưới đây là một số bài thuốc để chữa trị các bệnh thường gặp được nhiều người áp dụng: 

Bài thuốc râu ngô chữa bệnh sỏi thận hoặc tiết niệu 

Việc uống nước râu ngô trước các bước ăn 3-4 giờ có tác dụng là tiêu sỏi thận cũng như cải thiện tình trạng viêm tiết niệu ở mức độ nhẹ mà không cần thực hiện phẫu thuật. 

Cách thực hiện 

  • Làm sạch 10g râu ngô, để ráo. 
  • Cho 10g râu ngô đã qua xử lý vào 200ml nước vừa đun sôi. Lưu ý đóng nắp để hãm trà trong 30 phút. 
  • Chắt lấy nước và uống trước bữa ăn. 
Trà râu ngô cải thiện bệnh sỏi thận
Trà râu ngô cải thiện bệnh sỏi thận

Nước râu ngô chữa bệnh ho ra máu 

Một bài thuộc được nhiều người vận dụng khi mắc chứng ho ra máu, đó chính là dùng râu ngô để nấu canh với đường phèn. 

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 50g râu ngô đã rửa sạch, để ráo, và 50g đường phèn. 
  • Dùng 200ml nước, cho râu ngô lẫn đường phèn vào cùng, nấu đun sôi. 
  • Chắt nước ra thành 2 phần bằng nhau, sáng uống 1 phần, tối uống 1 phần. 
  • Nước canh rau ngô nên sử dụng trong ngày và sử dụng trong 5 ngày liên tục để thấy hiệu quả. 

Râu ngô trị bệnh tiểu đường 

Với công thức nấu nước râu ngô để trị bệnh tiểu đường, chúng ta sẽ có 2 cách. Bạn có thể sắc lấy nước uống như bình thường, hoặc sử dụng râu ngô trực tiếp trong các món ăn hằng ngày của mình. 

Cách thực hiện 

  • Cách 1: Dùng 40g râu ngô mang hãm với nước, có thể thêm các thảo dược khác để tăng độ thơm, cũng như hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường như: tri mẫu, bạch môn, cỏ ngọt, thiên môn, … 
  • Cách 2: Bỏ râu ngô vào hầm cùng món canh giò heo hầm rau củ. Khi hầm, hãy cố gắng hầm nhừ trong thời gian lâu, sau đó tiếp tục thêm gia vị và nêm nếm phù hợp với người đang mắc bệnh tiểu đường. 
Nước râu ngô có thể kết hợp với các thảo dược khác
Nước râu ngô có thể kết hợp với các thảo dược khác

Râu ngô điều trị viêm gan da vàng 

Những bệnh liên quan đến gan thường sẽ dẫn đến hiện tượng da vàng. Nếu đang ở mức độ nhẹ, bạn có thể áp dụng công thức sử dụng râu ngô trong các bữa ăn của mình. 

Cách thực hiện 

  • Chuẩn bị gạo, đậu đen, đại táo, râu ngô và cà rốt với hàm lượng tùy thích. 
  • Cho râu ngô và hãm với nước sôi cho đến khi nước chuyển màu. 
  • Chắt lấy nước, sau đó dùng nước để nấu cháo. 
  • Thêm các nguyên liệu đã chuẩn bị vào (nên cắt nhỏ để nhanh mềm). Cuối cùng hầm đến khi cháo nở hoàn toàn. 
  • Cuối cùng nếm khẩu vị đúng với người đang mắc bệnh viêm gan. 

Râu ngô giúp điều trị tăng huyết áp

Râu ngô khi kết hợp với những loại thảo dược khác như cỏ ngọt, câu đằng, ngưu tất, hoa hè, … sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc điều chỉnh huyết áp, hạ đường huyết, mỡ trong máu, ngăn chặn sự phát triển của β – lipoprotein trong động mạch chủ. 

Cách thực hiện

  • Bạn chỉ cần pha râu bắp cùng với nước, hãm và sử dụng mỗi ngày. 
  • Nước râu ngô không được để qua đêm, chỉ sử dụng được trong ngày. Khuyến khích uống khi còn ấm thay vì để lạnh. 
Uống nước râu ngô mỗi ngày có thể hỗ trợ điều chỉnh huyết áp ổn định
Uống nước râu ngô mỗi ngày có thể hỗ trợ điều chỉnh huyết áp ổn định

Lời kết

Với bài viết trên, Seoul Academy tin rằng bạn đọc đã hiểu hết về trà râu ngô. Hãy áp dụng cách làm nước râu ngô mà chúng tôi đã hướng dẫn để cải thiện sức khỏe bản thân và gia đình. Bên cạnh đó hãy lưu ý một số vấn đề khi dùng thức uống này nữa nhé!

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

author-mobile
co-hang

Nguyễn Thuý Hằng

Trưởng Nhóm Giảng Viên, Chăm Sóc Da - Spa tại Seoul Academy – Trường Đào tạo Thẩm mỹ Quốc tế với hơn 12 năm kinh nghiệm Ngành Chăm Sóc Da, chứng chỉ thẩm mỹ Cidesco Thụy Sỹ 2011, chứng chỉ chuyên sâu Body Cibtac Singapore, ban giám khảo Hiệp hội ngành làm đẹp Asian.

BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN