- Mặc định
- Lớn hơn
Sinh viên có nên khởi nghiệp hay không là câu hỏi khiến nhiều người tranh cãi. Bởi một số cho rằng sinh viên khởi nghiệp chỉ là phong trào và không có tính khả thi. Tuy nhiên, một số khác ủng hộ sinh viên nên khởi nghiệp để tích lũy kinh nghiệm và kiến thức cũng như có nhiều cơ hội để thành công. Vậy sinh viên có nên khởi nghiệp sớm hay không? Cùng Seoul Academy phân tích ở dưới đây!
Khởi nghiệp là gì?
Khởi nghiệp hay còn được nhiều người gọi là Startup, là bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình. Dễ hiểu hơn, khởi nghiệp là quá trình thành lập doanh nghiệp, tự chịu trách nhiệm, tự quản lý và điều khiển hoạt động của doanh nghiệp đó để tạo nên doanh thu. Nếu muốn làm chủ, không muốn bị gò bó như làm thuê thì khởi nghiệp là lựa chọn hợp lý nhất.
Với khởi nghiệp, bạn có thể tự do chọn hình thức kinh doanh, sáng tạo sản phẩm hay dịch vụ, đưa ra những ý tưởng hấp dẫn để bán sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Từ đó, kiếm được lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp. Để khởi nghiệp thành công cần rất nhiều yếu tố như thị trường, nhân sự, ngân sách, chiến lược, tầm nhìn của doanh nghiệp,…
Vấn đề khởi nghiệp của sinh viên hiện nay
Hiện nay, sinh viên khởi nghiệp được xem như một phong trào cực kỳ sôi nổi và tích cực. Ở độ tuổi này, nhiều người cho rằng khởi nghiệp là lý tưởng nhất. Bởi sinh viên có những lợi thế như sức khỏe, trí óc linh hoạt, khả năng tiếp nhận, sự nhiệt huyết,… Hơn hết, nếu có thất bại, sinh viên nhận được nhiều bài học, kiến thức và kinh nghiệm cho mình để tiếp tục khởi nghiệp và kinh doanh trong tương lai.
Không ít người trẻ ở lứa tuổi sinh viên đã khởi nghiệp thành công nhờ ý tưởng táo bạo. Nhờ vào những kiến thức và kỹ năng trên giảng đường đại học, cộng hưởng với sự đam mê, sáng tạo và luôn tìm tòi, học hỏi thì sinh viên đã tạo nên nhiều thành công vượt bậc. Hơn nữa, các môn học hay các cuộc thi ở trường luôn khuyến khích và hỗ trợ sinh viên khởi nghiệp, đặc biệt là sinh viên kinh tế.
Thế nhưng không phải ai khởi nghiệp cũng có thể thành côn. Theo khảo sát, hơn 91% sinh viên bắt đầu kinh doanh ở lứa tuổi sinh viên đã gặp thất bại. Nguyên nhân đến từ việc chưa có định hướng rõ ràng khi kinh doanh, kinh nghiệm còn non nớt và không tìm hiểu rõ thị trường. Từ những vấn đề này, nhiều người mới đặt câu hỏi sinh viên có nên khởi nghiệp hay không.
Những khó khăn khi khởi nghiệp sớm của sinh viên
Để biết sinh viên có nên khởi nghiệp hay không, bạn cần xem xét các mặt lợi và thử thách khi tự kinh doanh khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Dưới đây là một vài khó khăn khi sinh viên khởi nghiệp:
- “Cái tôi” lớn
- Thiếu quyết tâm
- Phí phạm thời gian
- Lảng tránh công việc
- Không nắm bắt được thời cơ và sự thay đổi của thị trường
- Không khảo sát thị trường
- Sản phẩm kinh doanh không phù hợp
- Kinh doanh theo phong trào
“Cái tôi” lớn
Mang theo cái tôi quá lớn là lý do vì sao sinh viên gặp khó khăn trong khởi nghiệp và dẫn đến thất bại. Đây được xem là “căn bệnh” của giới trẻ hiện nay khi làm bất cứ việc gì, dù là làm thuê hay làm chủ. Bạn có xu hướng tôn sùng chính mình và xem quan điểm của bản thân là nhất. Điều này khiến bạn không quan tâm đến những lời khuyên hay chỉ bảo của những người đi trước.
Một số người có tính cách khá kiêu căng, hợm hĩnh và không bao giờ muốn nhận lời chỉ trích hay góp ý của người khác. Bởi “cái tôi” của bạn khiến bạn nghĩ mình là “trung tâm của vũ trụ”. Đó là lý do vì sao bạn gặp nhiều khó khăn và thất bại, dù là làm việc gì đi nữa.
Thiếu quyết tâm
Sinh viên khởi nghiệp thường mang tư tưởng rất “màu hồng”, cực kỳ nhiệt huyết vào ban đầu. Thế nhưng mọi người bị thiếu mất sự quyết tâm cũng như kiên trì. Trong khi đó, khởi nghiệp không bao giờ là dễ dàng, thậm chí còn được xem là “thương trường như chiến trường”. Vậy nên, nếu không lì lợm để theo đuổi mục tiêu khởi nghiệp một cách tích cực, bạn sẽ cảm thấy khởi nghiệp là một thử thách lớn.
Không cân đối được thời gian của bản thân
Ở lứa tuổi sinh viên, bên cạnh việc khởi nghiệp, bạn có “một ngàn lẻ một” nỗi bận tâm khác như việc học trên lớp, học thêm, tham gia câu lạc bộ, gặp gỡ bạn bè, tham gia các hoạt động giải trí,… Chính vì vậy, sinh viên nếu không biết cân đối thời gian thì không thể khởi nghiệp. Bạn phải biết sắp xếp thời gian, lịch trình của bản thân, cân bằng việc học và khởi nghiệp.
Bạn cũng cần xác định rằng để khởi nghiệp chiếm rất nhiều thời gian trong ngày của bạn. Bao gồm thời gian để lập kế hoạch, nghiên cứu sản phẩm, dịch vụ, tìm kiếm khách hàng, chiến lược kinh doanh phù hợp,… Chỉ vì nhiều người ham mê khởi nghiệp mà không biết cân đối thời gian nên dẫn đến việc học bị sa sút, có thể là bị đuổi học.
Lảng tránh công việc
Để khởi nghiệp thành công, các CEO hàng đầu trong và ngoài nước đều phải trải qua quãng thời gian khó khăn và bươn chải ở giai đoạn đầu tự kinh doanh. Đây là lý do tại sao họ lại thành công và trở thành triệu phú, tỷ phú như hiện tại. Thế nhưng đa số các bạn trẻ ngày nay không mấy “động tay động chân” khi kinh doanh.
Vấn đề “ngại vất vả” còn xuất hiện ở nhiều bạn trẻ khi khởi nghiệp. Bạn không muốn chạy hàng chục cây số chỉ để ship 1 đơn hàng, bạn không nhiệt tình, thậm chí là “chai mặt” để tìm kiếm khách hàng, giới thiệu sản phẩm, bạn không dành thời gian để lục tìm nguồn hàng hoá, sản phẩm với giá cả phù hợp. Vậy nên, nếu muốn khởi nghiệp thành công, hãy xác định những khó khăn này ban đầu và tìm cách đối diện, vượt qua nó.
Không nắm bắt được thời cơ và sự thay đổi của thị trường
Thị trường kinh doanh luôn xoay chuyển liên tục. Ở giai đoạn đầu, bạn kinh doanh thuận lợi nhưng bạn không chịu tìm hiểu và “chạy” theo thị trường thì dần dần các sản phẩm/ dịch vụ của bạn sẽ bị lỗi thời. Lúc này, khách hàng sẽ chuyển sang doanh nghiệp khác vì họ được đáp ứng đúng nhu cầu hơn.
Ở độ tuổi 18-20, nghiên cứu được nhu cầu thị trường và đáp ứng nhu cầu thực sự rất khó. Bởi các bạn có thiếu nhiều kiến thức, kỹ năng và đặc biệt là kinh nghiệm kinh doanh. Điều này cũng dẫn đến việc các bạn bị lỡ mất cơ hội tốt trong kinh doanh.
Bên cạnh đó, một vài lý do vì sao sinh viên khởi nghiệp cảm thấy khó khăn và bị thất bại:
- Không khảo sát thị trường
- Sản phẩm kinh doanh không phù hợp
- Kinh doanh theo phong trào
Đội ngũ chuyên gia tư vấn nghề nghiệp đang đợi bạn.
Sinh viên khởi nghiệp có những thuận lợi nào?
Khởi nghiệp đòi hỏi rất nhiều yếu tố để thành công. Tùy vào đối tượng mà bạn có những lợi thế khác nhau. Và để cân nhắc sinh viên có nên khởi nghiệp hay không, bạn nên tham khảo những mặt thuận lợi của sinh viên khi tự kinh doanh:
- Nhiệt huyết, sức khoẻ và tuổi trẻ
- Có nhiều cơ hội kinh doanh
- Thị trường dễ phát triển sản phẩm
- Không có nhiều yếu tố phân tán việc kinh doanh
- Tích luỹ những bài học và kinh nghiệm cho sau này
Nhiệt huyết, sức khoẻ và tuổi trẻ
Mười tám đôi mươi là độ tuổi có sức trẻ và khỏe mạnh. Đây là một trong những lợi thế của sinh viên khi khởi nghiệp. Bởi tự kinh doanh cần phải gánh vác rất nhiều việc và sức khoẻ giúp bạn đáp ứng được nhiều công việc mà khởi nghiệp đòi hỏi bạn phải tự làm.
Trong những bài khảo sát, đa số người từ độ tuổi từ 30 đến 50 đều mong muốn có sức khoẻ dẻo dai như độ tuổi 20 để đáp ứng công việc, dù là đi làm thuê hay khởi nghiệp. Hơn nữa, ở độ tuổi chưa có nhiều nỗi sợ hãi hay lo lắng về thất bại thì sinh việc cực kỳ nhiệt huyết khi khởi nghiệp. Nếu giữ được sự nhiệt huyết lâu bền, bạn chắc hẳn sẽ thành công trong tương lai.
Vậy nếu là bạn thì bạn nghĩ sinh viên có nên khởi nghiệp hay không?
Có nhiều cơ hội kinh doanh
Một số sinh viên chọn các ý tưởng kinh doanh cực kỳ phù hợp với thị trường và khách hàng ở độ tuổi học đại học, cao đẳng. Những ý tưởng không yêu cầu số vốn quá lớn, không mất nhiều thời gian hay cần đến chuyên môn quá cao, kiến thức phức tạp. Đôi khi, kinh doanh khi đang còn là sinh viên còn tạo ra nhiều cơ hội tốt để bạn thành công hơn sau khi tốt nghiệp, ra trường.
Dễ dàng tìm kiếm người chung chí hướng
Có rất nhiều người khi còn đang ngồi trên ghế trường đại học đã nung nấu ý định khởi nghiệp. Thế nhưng các bạn không có can đảm khi bắt đầu công việc một mình. Lợi thế khi còn là sinh viên, bạn có thể tiếp xúc với rất nhiều người và dễ dàng tìm kiếm được người bạn cùng chung chí hướng. Thậm chí, đã có rất nhiều trường hợp các bạn sinh viên cùng nhau khởi nghiệp và đã đạt được những thành tựu, thành công vang dội.
Không có nhiều yếu tố phân tán việc kinh doanh
Khó khăn trong khởi nghiệp của sinh viên là không cân bằng được nhiều thời gian của bản thân trong việc học, kinh doanh, tham gia các hoạt động câu lạc bộ, tụ tập bạn bè. Nhưng đó chỉ là những yếu tố nhỏ trong cuộc sống. So với việc khởi nghiệp ở độ tuổi 25 hay 30 trở lên, bạn có nhiều nỗi lo lắng và bận tâm hơn như nỗi lo “cơm áo gạo tiền”, lo cho bố mẹ, lo cho gia đình vợ con,…
Những nỗi lo này có thể khiến bạn chùn chân và khó để thành công. Do đó, nhiều người khuyên các bạn trẻ rằng nếu có đam mê và ý chí, hãy bắt đầu khi còn là sinh viên.
Tích luỹ những bài học và kinh nghiệm cho sau này
Không ai có thể chắc chắn rằng khởi nghiệp sẽ 100% thành công, đặc biệt là ở độ tuổi sinh viên. Khi bạn còn quá nhiều non nớt trong kiến thức và kinh nghiệm, thất bại là cách để các bạn tìm kiếm các bài học sâu sắc và chìa khóa để thành công trong tương lai. “Thất bại là mẹ thành công” là phương châm kinh doanh của các bạn trẻ ngày nay. Thời gian còn dài và thất bại chỉ làm các bạn mạnh mẽ và trưởng thành hơn, đúng không nào?
Khi đã có những kinh nghiệm nhớ đời. Dù là làm thuê và hay tiếp tục khởi nghiệp trong tương lai, bạn chắc chắn sẽ “chạy” nhanh hơn và dễ dàng đạt đến thành công riêng của mình.
Vậy sinh viên có nên khởi nghiệp hay không?
Sinh viên có những điểm thuận lợi và khó khăn riêng khi bắt đầu khởi nghiệp. Vậy sinh viên có nên khởi nghiệp hay không? Theo quan điểm của nhà khởi nghiệp thành công, sinh viên hãy tự tin startup ngay khi bạn đang trong môi trường giáo dục đại học. Việc tận dụng những cơ hội sẵn có của tuổi trẻ, tư duy kinh doanh mới mẻ và sáng tạo cùng nhiệt huyết, bản lĩnh và quyết tâm theo đuổi đến cùng. Bạn chắc chắn sẽ thành công, dù sớm hay muộn.
Không những vậy, khởi nghiệp là con đường để các bạn khẳng định tên tuổi, thương hiệu của bản thân cũng như tạo ra doanh thu từ sớm. Khởi nghiệp khi còn là sinh viên, nếu không thành công cũng là cách để bạn học hỏi nhiều bài học kinh nghiệm mà không phải bạn trẻ nào cũng có được.
Thế nhưng, muốn khởi nghiệp thì các bạn phải dành nhiều thời gian nghiên cứu và tìm hiểu kỹ càng về mục tiêu, tệp khách hàng, chiến lược kinh doanh, thị trường,… Song song đó, mọi người cần chuẩn bị tinh thần mạnh mẽ để vượt qua những khó khăn trong quá trình khởi nghiệp, đặc biệt là giai đoạn đầu.
Gợi ý: Những ý tưởng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên hiệu quả
Xem thêm: Sinh viên năm 3 nên làm gì để chuẩn bị cho tương lai?
Kết luận rằng, nếu bạn là sinh viên, đừng ngại khởi nghiệp. Nhưng trước đó, hãy chuẩn bị cho bản thân đầy đủ yếu tố cần thiết để khởi nghiệp diễn ra thuận lợi. Hy vọng qua bài viết, mọi người đã hiểu thêm những khó khăn và điểm mạnh của sinh viên khi tự kinh doanh và có giải đáp cho thắc mắc sinh viên có nên khởi nghiệp hay không. Seoul Academy chúc các bạn thành công!
Hãy để Seoul Academy hỗ trợ giải đáp mọi thắc mắc của bạn một cách nhanh nhất