- Mặc định
- Lớn hơn
Khởi nghiệp là công việc được nhiều bạn trẻ ngày nay lựa chọn để kiếm thêm thu nhập cũng như tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng cho bản thân, trong đó có học sinh cấp 2, cấp 3. Những ý tưởng khởi nghiệp cho học sinh không ít nhưng khởi nghiệp theo cách thức đơn giản, không cần quá nhiều vốn mà vẫn có thu nhập cao không nhiều. Vậy nên, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ kinh nghiệm cũng như ý tưởng khởi nghiệp hay dành cho các bạn!
Khởi nghiệp là gì?
Khởi nghiệp là quá trình tạo ra một lĩnh vực hoạt động mới cho riêng mình. Khi bạn ấp ủ một công việc kinh doanh riêng, thì bạn sẽ thành lập doanh nghiệp và khởi nghiệp. Quá trình này được thực hiện bằng cách cung cấp một sản phẩm/ kinh doanh mới hoặc sản phẩm/ dịch vụ chưa có mặt trên thị trường cho những đối tượng khách hàng có nhu cầu.
Đối với các bạn học sinh, khái niệm khởi nghiệp có thể hiểu đơn giản là xây dựng, khởi dậy sự nghiệp của mình, tức là tự xây dựng công việc để kiếm thêm thu nhập. Hiện nay, các công việc được nhiều người chọn để khởi nghiệp nhất chính là kinh doanh bằng hình thức online và offline với các sản phẩm và dịch vụ như quần áo, đồ ăn vặt, mỹ phẩm,…
12 ý tưởng khởi nghiệp cho học sinh, sinh viên tiềm năng, dễ thành công
Đối với học sinh, bạn chưa có nhiều kinh nghiệm, kỹ năng lẫn kiến thức để khởi nghiệp với các công việc phức tạp. Vậy đâu là ý tưởng khởi nghiệp khả thi dành cho học sinh cấp 2 và cấp 3? Nếu bạn đang tìm kiếm những ý tưởng khởi nghiệp tiềm năng, dễ thành công, dưới đây là danh sách gợi ý cho bạn:
- Kinh doanh văn phòng phẩm
- Kinh doanh quần áo online
- Kinh doanh đồ ăn vặt
- Kinh doanh mỹ phẩm online
- Kinh doanh sản phẩm handmade
- Reviewer
- Vlogger
- Xây dựng blog
- Freelancer về content hoặc design
- Dịch vụ giới thiệu việc làm
- Dịch vụ xây dựng các kênh mạng xã hội
- Dịch vụ giao hàng
Kinh doanh văn phòng phẩm
Ở lứa tuổi học sinh, nhóm đối tượng khách hàng của bạn chủ yếu là học sinh. Chính vì vậy, văn phòng phẩm, đồ dùng học tập, sách vở, bút thước,… là những sản phẩm không thể không nhắc đến khi muốn khởi nghiệp. Những sản phẩm này cũng không đòi hỏi quá nhiều vốn nên khởi nghiệp sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Bài toán ở đây là bạn chỉ cần tìm được nhà cung cấp giá cả hợp lý và chú trọng đầu tư vào dịch vụ marketing, phục vụ khách hàng.
Kinh doanh quần áo online
Kinh doanh quần áo online là lựa chọn hoàn hảo dành cho học sinh muốn khởi nghiệp nhưng vốn không quá cao. Bạn chỉ cần tìm đúng nguồn khách hàng phù hợp với các sản phẩm quần áo mà mình lựa chọn. Hiện nay, các bạn trẻ thường chọn áo phông, đầm váy đơn giản để khởi nghiệp ban đầu. Hơn nữa, với khởi nghiệp online thì bạn cũng không mất quá nhiều tiền bạc vào setup cửa hàng, thuê mặt bằng,…
Kinh doanh đồ ăn vặt
Một trong những ý tưởng khởi nghiệp cho học sinh hay, đơn giản, dễ thực hiện và có thể kiếm thu nhập chính là kinh doanh đồ ăn vặt. Đa phần học sinh đều có nhu cầu ăn vặt vào giờ ra chơi, nghỉ giải lao,… Nắm bắt được tâm lý này, bạn có thể kinh doanh các mặt hàng đóng gói về đồ ăn vặt như bánh tráng, bim bim, khô gà,… Nguồn cung cấp các loại đồ ăn vặt không quá cao, dễ tìm kiếm tại các chợ lớn, siêu thị hoặc có thể tự gia công tại nhà. Nên không cần vốn nhiều thì bạn cũng có thể kinh doanh đồ ăn vặt theo hình thức online hoặc offline.
Kinh doanh mỹ phẩm online
Chỉ cần vốn từ vài trăm đến 1-2 triệu, bạn có thể kinh doanh mỹ phẩm online. Bởi vì nhu cầu làm đẹp hiện nay đang ngày càng tăng cao, không phân biệt tuổi tác và độ tuổi. Với học sinh, nguồn khách hàng mua mỹ phẩm chủ yếu là các bạn nữ tuổi teen. Vì vậy, bạn có thể chọn lựa các mặt hàng nội địa trung với giá chỉ từ vài chục đến 1-2 trăm nghìn.
Tham khảo: Top 10 mặt hàng bán dễ kiếm lời cho học sinh bán hàng online chưa biết bán gì
Kinh doanh sản phẩm handmade
Những bạn khéo tay, đặc biệt là học sinh nữ thì có thể tự làm các mặt hàng handmade ở nhà và kinh doanh. Một số sản phẩm handmade có thể kinh doanh đang hot hiện nay chính là đồ đan bằng len, móc khoá, custom áo thun, giày, đồ dùng decor nhà cửa,… Ban đầu, bạn có thể tự làm, tự đóng gói, giao hàng nhưng nếu có lượng khách ổn định, bạn cần thuê thêm nhân sự để mở rộng kinh doanh.
Reviewer
Reviewer được hiểu là người sử dụng sản phẩm/ dịch vụ nào đó mà đưa ra nhận xét, đánh giá cá nhân để người đọc, người xem tham khảo trước khi mua sản phẩm/ dịch vụ. Đây là một trong những ý tưởng khởi nghiệp cho học sinh mà bài viết muốn gợi ý cho bạn. Nếu “hướng nội”, bạn có thể chọn cách viết các bài review trên blog, fanpage,… Ngược lại, nếu bạn tự tin, “hướng ngoại” thì bạn có thể quay video và đăng lên các nền tảng như youtube, tiktok, facebook,…
Vlogger
Vlogger là công việc mà học sinh vừa có thể đi học, vừa có thể theo đuổi, lâu dài có thể kiếm được thu nhập “khủng”. Vlogger là người quay video với các chủ đề phong phú như đời sống, du lịch, ăn uống, thời trang, làm đẹp, học tập, tài chính,… Nếu chủ đề của bạn hấp dẫn, thu hút được lượt xem, theo dõi và đăng ký kênh nhiều thì bạn sẽ được bật kênh kiếm tiền.
Xây dựng blog
Nếu như công việc của reviewer hay vlogger cần sự năng động, hoạt bát hơn thì xây dựng blog rất phù hợp với các bạn “hướng nội” hoặc thích viết lách. Học sinh có thể tự xây dựng blog theo chủ đề về thế mạnh của bản thân với đa dạng nội dung như du lịch, review, làm đẹp, học tập, ăn uống,… Khi blog của bạn phát triển, bạn có thể nhận quảng cáo, kiếm tiền từ việc đăng bài hoặc đặt banner lên blog của mình.
Gới ý những việc làm cho học sinh cấp 3 tại nhà mang thu nhập ổn định
Freelancer về content hoặc design
Nếu như bạn là học sinh, sinh viên, chắc hẳn bạn đã nghe đến từ freelancer, hay còn gọi là người làm việc tự do. Công việc này chỉ những người làm việc tự do, nhận task, nhiệm vụ và thực hiện ngay tại nhà mà không cần đến công ty.
Đối với freelancer, bạn không cần đạt đủ yêu cầu về bằng cấp hay tuổi tác mới được làm, mà bạn chỉ cần có kinh nghiệm, năng lực cũng như sự uy tín khi hoàn thành đầy đủ công việc được giao. Công việc làm tự do sẽ phù hợp với các bạn học sinh cấp 3 với một số vị trí như viết content, design banner, poster,…
Dịch vụ giới thiệu việc làm
Dịch vụ giới thiệu việc làm là cơ hội tốt dành cho các bạn học sinh và sinh viên muốn khởi nghiệp. Nhiệm vụ của bạn sẽ là người trung gian, đứng ra để tìm kiếm ứng viên cho các công ty, doanh nghiệp,…
Công việc này cũng giống như bạn là cộng tác viên của công ty đó. Tuy nhiên, nếu bạn làm tốt, giới thiệu được nhiều ứng viên giỏi cho những doanh nghiệp thì bạn có thể thành lập văn phòng hay thậm chí là công ty riêng cho mình trong tương lai.
Dịch vụ giao hàng
Hiện nay, nhu cầu mua sắm trực tuyến đang ngày càng tăng cao. Kéo theo đó là nhu cầu tuyển dụng nhân sự về dịch vụ giao hàng tận nhà. Nếu có hứng thú với lĩnh vực này, các bạn có thể tuyển một đội ngũ shipper để kịp thời đáp ứng nhu cầu thị trường. Nguồn khách hàng của bạn chính là những cửa hàng kinh doanh quần áo, cửa hàng đồ ăn, thức uống,… trong khu vực. Bạn có thể xây dựng thêm trang website, trang facebook để quảng cáo cho dịch vụ của mình.
Dịch vụ xây dựng các kênh mạng xã hội
Với những bạn có tính sáng tạo cao, đặc biệt quan tâm chủ đề, lĩnh vực, nhân vật nào đó, bạn có thể xây dựng các kênh mạng xã hội như facebook, instagram, tik tok hay youtube và tự quản lý. Khi kênh của bạn có nhiều lượt theo dõi, yêu thích hay đăng ký, bạn có thể nhận quảng cáo từ những nhãn hàng gửi đến hoặc tự liên kết với các đơn vị khác để quảng cáo.
Lợi ích và rủi ro đến từ khởi nghiệp của học sinh
Việc khởi nghiệp từ sớm sẽ giúp các bạn học sinh tự lập sớm hơn, có thêm thu nhập cũng như học được nhiều bài học hay từ thực tế. Chính vì vậy, nhiều bạn tìm kiếm những ý tưởng khởi nghiệp cho học sinh đơn giản. Tuy nhiên, khởi nghiệp cũng mang lại nhiều rủi ro từ việc thất bại, vất vả,…
Để quyết định có nên khởi nghiệp hay khởi nghiệp những gì, bạn có thể tham khảo lợi ích và rủi ro đến từ khởi nghiệp của học sinh:
Lợi ích đến từ việc khởi nghiệp của học sinh
Khởi nghiệp là “con dao 2 mặt”, có mặt lợi ích và có cả mặt rủi ro. Với cái nhìn tích cực, học sinh sẽ nhận thấy được nhiều lợi ích từ việc khởi nghiệp như sau:
- Có thêm thu nhập: Tất nhiên lợi ích đầu tiên và dễ nhận thấy nhất từ việc khởi nghiệp thành công chính là có thêm thu nhập. Học sinh có thể tự trang trải học phí hoặc các chi phí sinh hoạt của mình mà không phụ thuộc vào phụ cấp của phụ huynh.
- Rèn luyện tính tự lập, cứng cỏi: Khởi nghiệp không phải đơn giản, có nhiều rủi ro và khó khăn trong thời gian đầu. Chính điều này sẽ giúp bạn cứng rắn hơn cũng như rèn luyện cho bản thân tính tự lập từ sớm.
- Tích lũy nhiều bài học từ thực tế: Khởi nghiệp của học sinh khác rất nhiều với khởi nghiệp của những người đã trưởng thành, có kinh nghiệm. Các bạn có thể tự “lăn lộn” với các vị trí như bán hàng, marketing, tìm nguồn cung cấp, nguồn khách hàng,… Tuy có khó khăn nhưng bạn dễ dàng học được nhiều bài học thực tế từ công việc khởi nghiệp.
- Mở rộng mối quan hệ cá nhân: Khởi nghiệp hay kinh doanh là công việc giúp bạn thiết lập nhiều mối quan hệ mới, trong đó có đối tác, nhà cung cấp hay khách hàng,… Đôi khi, bạn sẽ tìm được bạn đồng hành trong việc khởi nghiệp, cùng giúp đỡ nhau trong việc làm ăn.
Rủi ro đến từ việc khởi nghiệp của học sinh
Bên cạnh những những ý tưởng khởi nghiệp cho học sinh cùng lợi ích đáng có thì học sinh khởi nghiệp cũng có nhiều rủi ro tiềm ẩn. Nếu không tìm hiểu ngay từ ban đầu, bạn dễ bị “sốc” và bỏ cuộc.
- Khởi đầu có nhiều vất vả, khó khăn: Đa phần học sinh khởi nghiệp đều tự tay làm hết mọi việc vì không có nhân viên, chưa có hoặc ít kinh nghiệm, không có lượng khách hàng,… Do đó, giai đoạn bắt đầu có nhiều khó khăn, vất vả, dễ bỏ cuộc. Vậy nên khi chuẩn bị khởi nghiệp, bạn phải xác định tư tưởng này ngay từ ban đầu.
- 50% rủi ro thất bại: Thực tế là khởi nghiệp có đến 50% rủi ro thất bại. Bởi vì có rất nhiều yếu tố tác động đến việc khởi nghiệp của bạn như sản phẩm, chất lượng phục vụ, kinh nghiệm thực tế, môi trường,… Và học sinh là những người còn quá trẻ để tính toán và kiểm soát hết các yếu tố tác động đến khởi nghiệp.
- Dễ chán nản, không duy trì được lâu dài: Trong trường hợp giai đoạn ban đầu khởi nghiệp có nhiều thuận lợi, có thu nhập tốt nhưng chưa chắc việc khởi nghiệp sẽ suôn sẻ sau 2-3 tháng trở đi. Có thể ban đầu là bạn bè, gia đình, người thân ủng hộ nhưng bạn không thể tìm kiếm khách hàng ngoài. Điều này làm việc khởi nghiệp không duy trì được lâu dài.
Xem thêm: Nên làm gì khi đối mặt với thất bại?
Học sinh cần yếu tố gì để khởi nghiệp thành công?
Khi tham khảo những ý tưởng khởi nghiệp cho học sinh, các bạn sẽ có thêm gợi ý cũng như dễ dàng nhận thấy mình hợp với ý tưởng nào. Tuy nhiên, có rất nhiều yếu tố tác động đến việc thành công trong giai đoạn xây dựng sự nghiệp thời học sinh. Dưới đây là 5 yếu tố không thể thiếu:
Năng lực sáng tạo
Đầu tiên, tính sáng tạo là yếu tố không thể thiếu khi bất kỳ ai khởi nghiệp, kể cả học sinh. Nhưng hơn hết, sự sáng tạo làm nên sự khác biệt là tạo nên thành công cho việc khởi nghiệp. Càng khác biệt khóa sản phẩm/ dịch vụ bằng sự sáng tạo thì bạn càng có nhiều khách hàng hơn, tăng cao năng lực cạnh tranh của bản thân với đối thủ trên thị trường.
Nắm bắt xu hướng
Nắm bắt xu hướng và chạy theo thị hiếu của khách hàng là yếu tố tiếp theo để học sinh khởi nghiệp thành công. Trước khi khởi nghiệp hay trong giai đoạn khởi nghiệp, các bạn cần nghiên cứu và đánh giá thị trường liên tục để nâng cao sản phẩm/ dịch vụ của mình. Như vậy, thương hiệu riêng của bạn mới có “chỗ đứng” trong thị trường.
Kiên trì và chịu được áp lực
Không có sự thành công nào đến với bạn mà không có khó khăn và rủi ro phía trước. Do đó, bạn phải là người kiên trì, luôn nỗ lực cố gắng mỗi ngày. Song song với đó, chịu được áp lực cao cũng là yếu tố cần thiết. Với những yếu tố này thì những ý tưởng khởi nghiệp cho học sinh mới thu về “quả ngọt”.
Kỹ năng quản lý thời gian, quản lý nhân sự
Vừa đi học vừa khởi nghiệp không phải là công việc đơn giản. Bạn cần có khả năng quản lý thời gian để cân bằng và sắp xếp được lịch trình, công việc cụ thể của mình. Đừng để việc kinh doanh làm ảnh hưởng đến học tập và ngược lại.
Trong trường hợp bạn đã có lượng khách hàng nhất định, cần thuê thêm nhân sự, nhân viên, khả năng quản lý nhân sự của các bạn học sinh phải chắc. Như vậy thì bạn mới có thể quản lý được nhân viên của mình.
Huy động nguồn vốn
Cuối cùng, yếu tố quan trọng trong vấn đề khởi nghiệp chính là nguồn vốn. Đối với lứa tuổi học sinh, khởi nghiệp đa phần không cần nguồn vốn quá lớn, chỉ cần mấy trăm hoặc 1-2 triệu là bạn đã có thể khởi nghiệp. Tuy nhiên, số tiền này đôi khi quá lớn với học sinh cấp 2 hay cấp 3. Lúc này, bạn cần có khả năng huy động nguồn vốn cho việc kinh doanh của mình.
Lưu ý dành cho học sinh muốn khởi nghiệp thành công
Sau khi tham khảo những ý tưởng khởi nghiệp cho học sinh ở phần trên, chắc hẳn các bạn đã cân nhắc nghề ngành phù hợp với mình. Tuy nhiên, trước khi “bắt tay vào việc”, bạn cần lưu ý một số điều sau để có thể tăng tỷ lệ khởi nghiệp thành công:
- Hãy xác định rõ ràng mục tiêu trước khi bắt đầu: Nếu bắt đầu với sự mông lung, không biết nên làm gì, nên chuẩn bị những gì thì chắc hẳn bạn chưa sẵn sàng để khởi nghiệp. Vậy nên, sau khi nghĩ đến ý tưởng khởi nghiệp, bạn hãy xác định rõ ràng mục tiêu của bản thân. Từ đó, bạn có động lực phấn đấu cũng như biết mình nên làm gì tiếp theo.
- Tìm hiểu và xây dựng chiến lược khởi nghiệp phù hợp: Sau khi thực hiện xác định mục tiêu, hãy bắt đầu cho việc tìm kiếm chiến lược phù hợp và lập kế hoạch cho từng bước. Giai đoạn này giúp bạn biết các bước nên làm, làm cái nào trước cái nào sau cũng như tiết kiệm được nhiều chi phí, không mất nhiều thời gian khi khởi nghiệp.
- Tin tưởng vào năng lực của bản thân sẽ thành công: Nếu tin tưởng vào năng lực của mình, tin rằng mình sẽ làm được, sẽ thành công thì bạn sẽ vững tin và khó bỏ cuộc hơn. Đây là lời khuyên dành cho học sinh kể cả trong việc học hay khởi nghiệp.
Như vậy, Seoul Academy đã tổng hợp những ý tưởng khởi nghiệp cho học sinh đơn giản, dễ thành công, kiếm thu nhập cao. Các bạn hoàn toàn có thể tham khảo các gợi ý trên cũng như lưu ý bí quyết để khởi nghiệp dễ thành công hơn dành cho học sinh. Và đừng quên cân bằng việc học và khởi nghiệp nhé! Seoul Academy chúc các bạn thành công!