- Mặc định
- Lớn hơn
Mỗi năm nước ta luôn thực hiện các đợt nghĩa vụ quân sự như là một cách để đảm bảo cho lực lượng bảo vệ đất nước. Tuy nhiên cũng sẽ có những ngành nghề nhất định được miễn việc này. Và có khá nhiều người thắc mắc việc giáo viên có phải đi nghĩa vụ quân sự không. Trong bài viết sau Seoul Academy sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Nghĩa vụ quân sự dành cho ai?
Trước khi tìm hiểu giáo viên có phải đi nghĩa vụ quân sự không mọi người cần biết đâu là đối tượng đi nghĩa vụ. Theo quy định hiện hành, công dân Việt Nam từ đủ 18 đến 25 tuổi sẽ phải đi nghĩa vụ quân sự. Và trong các trường hợp tạm hoãn nghĩa vụ quân sự mọi người có thể dời tuổi đi nghĩa vụ lên 25 tuổi.
Bên cạnh đó, việc tham gia nghĩa cử cao đẹp này sẽ không phân biệt về dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, học vấn, nơi ở…. Bất kỳ ai trong độ tuổi được gọi nhập ngũ đều phải tham gia đúng như quy định. Nghĩa vụ quân sự là một nhiệm vụ cao đẹp của mọi công dân. Đây như là một cách để mọi người thể hiện tình yêu quê hương, đất nước. Bên cạnh đó trong suốt quá trình nhập ngũ sẽ có rất nhiều điều bổ ích, bài học quý báu mà quân nhân được hướng dẫn, đào tạo.
Nghĩa vụ quân sự có bắt buộc không?
Nghĩa vụ quân sự bắt buộc hay không có liên quan rất lớn đến việc giáo viên có phải đi nghĩa vụ quân sự không. Tại nước ta, nghĩa vụ quân sự là bắt buộc. Những ai nhận được giấy báo đều phải tham gia khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự. Và nếu đáp ứng đủ các điều kiện mọi người bắt buộc phải đi nghĩa vụ quân sự.
Pháp luật có quy định xử phạt cụ thể về việc không đi nghĩa vụ quân sự. Do đó mọi người cần phải đặc biệt lưu ý thực hiện đúng theo quy định.
Giáo viên có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
Với một vài thông tin trên hẳn mọi người cũng đã có giải đáp cho vấn đề giáo viên có phải đi nghĩa vụ quân sự không. Như vậy, giáo viên trong khoảng độ tuổi quy định vẫn phải đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự khi có yêu cầu. Và nếu các tiêu chí đều đảm bảo mọi người sẽ phải nhập ngũ.
Giáo viên khi có hợp đồng làm việc với nhà trường thì hợp đồng này sẽ được tạm ngưng khi mọi người nhập ngũ. Và sau khi hoàn thành thời gian nhập ngũ phía nhà trường có nhiệm vụ nhận giáo viên vào làm việc và đảm bảo duy trì hợp đồng như ban đầu.
Không chỉ riêng giáo viên mà với những ngành nghề khác quy định vẫn là tương tự. Người lao động khi đi nghĩa vụ quân sự hợp đồng sẽ được bảo lưu và mọi người được đi làm lại như bình thường sau khi hoàn tất nhiệm vụ với đất nước.
Trường hợp nào giáo viên được miễn nghĩa vụ quân sự
Mặc dù đi nghĩa vụ quân sự là bắt buộc nhưng cũng có các trường hợp được tạm hoãn hoặc miễn. Nếu đang làm giáo viên mọi người có thể được miễn nghĩa vụ trong các trường hợp sau:
- Giáo viên tại những vùng sâu, vùng xa, các trường dân tộc thiểu số được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.
- Giáo viên là lao động duy nhất trong gia đình khi người thân không còn khả năng lao động được tạm hoãn nghĩa vụ.
- Giáo viên là con của bệnh binh hoặc người bị nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động tạm hoãn nghĩa vụ.
- Là giáo viên nhưng có anh chị em đang phục vụ trong quân đội được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự.
- Bên cạnh đó nếu khám sức khoẻ không đảm bảo các tiêu chí mọi người cũng được miễn nhập ngũ cũng được tạm hoãn nghĩa vụ.
- Trường hợp giáo viên là con của liệt sĩ, thương binh hạng một được miễn nghĩa vụ quân sự.
- Giáo viên một anh hoặc một em trai của liệt sĩ miễn nghĩa vụ quân sự.
- Giáo viên tham gia các hoạt động công tác cơ yếu cũng được miễn nhập ngũ.
Có thể bạn quan tâm: Học sinh giỏi có được miễn nghĩa vụ quân sự không?
Các thắc mắc liên quan đến đi nghĩa vụ quân sự
Ngoài vấn đề giáo viên có phải đi nghĩa vụ quân sự không thì còn rất nhiều câu hỏi liên quan khác. Mọi người có thể tham khảo qua các thông tin dưới đây để hiểu rõ hơn.
Giáo viên đi nghĩa vụ quân sự bao lâu?
Thời gian đi nghĩa vụ quân sự luôn là điều mà nhiều người quan tâm. Theo đúng quy định, mọi người sẽ tiến hành đi nghĩa vụ trong 24 tháng, tức là 2 năm. Và với trường hợp là giáo viên mọi người cũng sẽ thực hiện giống như mọi công dân khác, không có sự phân biệt.
Giáo viên đi nghĩa vụ có được nhận phụ cấp hay không?
Phụ cấp thâm niên dành cho giáo viên là khoảng tiền chính đáng mà mọi người được nhận sau thời gian giảng dạy có đóng bảo hiểm ở các trường công lập. Và theo quy định pháp luật hiện nay, khi nhập ngũ giáo viên vẫn được tính thưởng phụ cấp thâm niên như bình thường. Do đó mọi người không phải lo lắng về quyền lợi của mình bị ảnh hưởng khi tham gia nghĩa vụ quân sự.
Giáo viên giáo dục quốc phòng có đi nghĩa vụ không?
Nhiều người cho rằng, giáo viên giáo dục quốc phòng không phải đi nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên quan niệm này là hoàn toàn sai lầm. Không phân biệt giáo viên giảng dạy môn gì mọi người vẫn phải đi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự khi được gọi. Do đó giáo viên quốc phòng vẫn phải thực hiện đúng theo quy định.
Đi nghĩa vụ có được về thăm nhà không?
Về cơ bản đi nghĩa vụ quân sự mọi người vẫn có thể về thăm nhà. Tuy nhiên theo đúng quy định, chỉ khi đi nghĩa vụ đủ 13 tháng thì quân nhân mới có thể xin nghỉ phép để về thăm nhà. Và thời gian nghỉ phép sẽ không quá 10 ngày. Ngoài ra cũng có các trường hợp đặc biệt như gia đình gặp thiên tai, bố mẹ, vợ chồng… của hạ sĩ quan mất tích, tử vong… Thì mọi người cũng được xem xét về thăm nhà.
Giáo viên nữ có phải đi nghĩa vụ quân sự không?
Trên thực tế, gọi nhập ngũ hàng năm thường sẽ chỉ hướng đến đối tượng nam. Do đó giáo viên nữ sẽ không phải đi nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên nếu có nhu cầu muốn nhập ngũ, muốn cống hiến cho quê hương, đất nước, các giáo viên nữ cũng hoàn toàn có thể tự nguyện nhập ngũ.
Đi nghĩa vụ về nhận được bao nhiêu tiền?
Theo quy định sau khi hoàn thành thời gian nghĩa vụ quân sự mọi người sẽ nhận được khoản tiền nhất định. Sau khi phục vụ 24 tháng trong quân đội mọi người có thể được nhận khoảng gần 6.000.0000 VNĐ. Ngoài ra, trong suốt quá trình đi nghĩa vụ các khoản chi phí như tàu, xe đi lại, bưu điện… mọi người sẽ hoàn toàn được hỗ trợ, không mất tiền.
Trên đây là một vài thông tin liên quan đến việc giáo viên có đi nghĩa vụ quân sự không. Tóm lại hiện pháp luật không hề có quy định nào về việc tạm hoãn hay miễn nghĩa vụ cho giáo viên. Do đó khi có giấy gọi mọi người vẫn phải thực hiện đúng quy định, tiến hành khám sức khỏe. Và nếu đủ tiêu chuẩn vẫn phải lên đường nhập ngũ.