Nguyên nhân mụn gạo ở mũi và cách trị mụn gạo trên mặt
Mụn gạo là nỗi ám ảnh của chị em phụ nữ. Mụn gạo thường mọc ở quanh vùng mắt, môi hoặc trán nhưng có nhiều người xuất hiện mụn gạo ở mũi. Mụn gạo khó trị dứt điểm do nhân mụn nằm sâu dưới da. Hãy cùng Seoul Academy tìm hiểu nguyên nhân và cách trị mụn gạo trên mặt cũng như trên cánh mũi qua bài viết này.
Mụn gạo là gì?
Nhiều người nghe tên mụn gạo thấy rất xa lạ nhưng ít ai biết mụn gạo chính là mụn thịt, đây là các u nang lành tính có kích thước khá nhỏ. Chúng có thể thấy được bằng mắt thường dưới dạng có đốm nhỏ li ti màu trắng ở quanh mắt, cổ, trán, ngực và còn cả trên mũi nữa.
Mụn gạo có đặc điểm là không gây đau nhức, không sưng tấy đỏ và đôi khi chúng trùng với màu da tự nhiên của chúng ta nên rất khó nhìn thấy, chỉ có thể dùng tay chạm vào sẽ cảm giác được các hạt nhỏ nổi cộm trên bề mặt da.
Nguyên nhân gây ra mụn gạo ở mũi
Mụn gạo được hình thành khi keratin bị giữ lại ở bên dưới bề mặt da, đây là một loại protein có trong mô da, tóc, móng tay, móng chân…và chúng hoạt động khá mạnh mẽ. Các nguyên nhân gây ra mụn gạo ở mũi thường gặp ở người lớn là:
Do cơ địa và nội tiết tố
Một số người có cơ địa dễ bị mụn gạo hơn nhiều người khác, và ngoài ra khi nội tiết tố trong cơ thể thay đổi (như trong giai đoạn dậy thì, phụ nữ khi tới chu kỳ kinh nguyệt, đang mang thai hoặc dùng thuốc tránh thai) cũng có thể bị mụn gạo nhiều hơn bình thường.
Do viêm da cơ địa
Với những làn da có tuyến bã nhờn hoạt động quá mạnh, các tế bào da liên tục sản sinh và tạo ra rất nhiều lớp tế bào chết cũ kết hợp với bụi bẩn ô nhiễm từ không khí sẽ làm tắc nghẽn lỗ chân lông, từ đó phát sinh ra mụn gạo ở mũi, ở mắt và trên trái. Đây là 3 vị trí thường gặp vì tuyến dầu hoạt động mạnh ở vùng chữ T.
Do sử dụng mỹ phẩm không phù hợp với làn da
Nhiều sản phẩm không phù hợp với da khiến da không thể thẩm thấu được do đó lượng dưỡng chất dư thừa trên bề mặt lại tạo ra môi trường thuận lợi cho những vi khuẩn sinh mụn hoạt động, kéo theo tuyến nhờn cũng hoạt động mạnh hơn.
Do những tổn thương bên ngoài tác động lên da
Các tổn thương như chấn thương do phồng rộp, bị bỏng, tác hại của ánh nắng mặt trời, da bị bào mòn qua các tác động can thiệp như laser…
Xem thêm: Gội đầu bằng nước vo gạo có tác dụng gì?
Cách trị mụn gạo trên mặt
Vì có kết cấu nang có gốc sâu hơn so với các loại mụn thông thường nên việc điều trị mụn gạo ở mũi cũng không hề đơn giản. Phương pháp điều trị nhanh và dứt điểm nhất vẫn là nhờ sự can thiệp của những công nghệ hiện đại dưới sự điều trị của các bác sĩ hay chuyên gia về da liễu.
Phương pháp chiếu tia laser
Với các nốt mụn gạo khá to và nổi lên khá gồ ghề trên vùng da ở mũi thì phải nhờ đến sự can thiệp của tia laser. Dưới các tần số bước sóng phù hợp, tia laser sẽ tiêu diệt tận gốc sự phát triển của mụn. Phương pháp này dù tỉ lệ thành công cao nhưng vẫn có khả năng để lại sẹo sau điều trị.
Vi phẫu
Phương pháp này dùng dao điện để đốt các nốt mụn gạo ở mũi, tuy có tác dụng triệt để trong điều trị nhưng phương pháp này cũng có thể để lại sẹo. Do đó mọi người hãy thật cân nhắc khi chọn phương pháp này để trị mụn gạo ở mũi nhé.
Áp lạnh (Nitơ lỏng)
Ở phương pháp này các bác sĩ sẽ phun nitơ lỏng vào mụn gạo ở mũi, hơi lạnh sẽ làm phỏng quanh nốt mụn và sẽ làm chết mô mụn bên trong. Sau một thời gian ngắn sau điều trị thì các tế bào mô chết sẽ tự bong ra.
Cách trị mụn gạo trên mặt bằng lá tía tô
Đây là cách trị mụn gạo trên mặt tại nhà đơn giản nhưng hiệu quả. Trong lá tía tô có nhiều thành phần kháng viêm, tiêu nhân mụn và phục hồi da nhanh chóng. Bạn chỉ cần giã nát lá tía tô và đắp vào vùng có nhiều mụn gạo trong 15 phút và rửa mặt lại với nước sạch. Bạn cần thực hiện thường xuyên để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Trị mụn gạo trên mặt bằng bột nghệ
Có thể nói bột nghệ là thần dược trong việc điều trị mụn gạo. Bạn có thể kết hợp bột nghệ cùng mật ong để mang lại hiệu quả cao. Kiên trì đắp mặt nạ bột nghệ lên vùng da bị mụn gạo khoảng 2-3 lần một tuần sẽ mang lại hiệu quả tối ưu nhất cho bạn.
Lưu ý sau điều trị thì mọi người cần có quy trình làm sạch da tối ưu với các bước như rửa mặt đúng cách, thường xuyên tẩy tế bào chết định kỳ, có thể dùng thêm các sản phẩm tẩy da chết hoá học như AHA hay BHA trong các bước dưỡng da để da luôn sạch sâu, lỗ chân lông được thông thoáng.
Ngoài ra cần kết hợp thêm chế độ ăn uống lành mạnh như hạn chế ăn đồ cay nóng để không kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh, ăn nhiều rau xanh và trái cây để bổ sung các dưỡng chất tự nhiên, uống đủ nước để thanh lọc cơ thể v.v…sẽ giúp các vết thương nhanh lành, hạn chế để lại sẹo và ngăn ngừa mụn gạo ở mũi tát phát.
Mụn gạo có nặn được không?
Mụn gạo là đốm thịt nhỏ có gốc nằm sâu bên dưới da. Mụn gạo có thể lan sang các vùng da khác rất khó trị dứt điểm. Mụn gạo gây mất thẩm mỹ cho phái đẹp nên các chị em có xu hướng muốn nặn mụn gạo để tránh tình trạng mụn lan sang các vùng da khác trên khuôn mặt.
Tuy nhiên, bạn không nên nặn mụn gạo ở cánh mũi hay trên mặt vì rất dễ để lại sẹo thâm vĩnh viễn. Việc nặn mụn gạo đôi khi còn khiến mụn trở nên nặng hơn và lan qua nhiều vùng da khác như cằm, cổ, trán.
Mụn gạo có tự hết không?
Thông thường, mụn gạo xuất hiện trên mặt hoặc ở mũi trong khoảng 2-3 năm sẽ tự biến mất nếu bạn không tiếp xúc quá nhiều với các tác nhân gây mụn. Tuy nhiên, mụn gạo lây lan rất nhanh và dễ tái phát nếu bạn không có biện pháp xử lý dứt điểm. Do đó, bạn nên cân nhắc lựa chọn các phương pháp điều trị mụn gạo thích hợp tránh tình trạng mụn trở nên nặng hơn.
Ngoài mũi thì mụn gạo có thể mọc ở đâu?
Mụn gạo còn được gọi là tuyến mồ hôi lành tính. Mụn gạo thường mọc ở những nơi tiết ra nhiều bã nhờn như cánh mũi, vùng chữ T, trán, quanh vùng mắt. Bên cạnh đó, mụn gạo còn có thể mọc ở vùng cổ, vai, lưng,…
Có nhiều trường hợp mụn gạo có thể lan rộng toàn khuôn mặt. Mụn gạo rất dễ lan từ vùng này sang vùng khác trong thời gian ngắn nên cần có những biện pháp xử lý kịp thời.
Lời kết
Hy vọng qua bài viết của Trường đào tạo thẩm mỹ hàng đầu Việt Nam Seoul Academy, bạn có thể hiểu hơn về nguyên nhân gây ra mụn gạo và những cách điều trị mụn gạo hiệu quả nhất. Tham khảo bài viết này để chọn cách điều trị mụn gạo hợp lý và xây dựng chế độ chăm sóc da ngăn ngừa mụn tái phát sẽ trả lại cho bạn làn da đẹp tràn đầy sức sống.