Làm thế nào để lắng nghe có hiệu quả? 6 cách rèn luyện hữu ích

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

Giao tiếp là cách giúp kết nối con người đến gần nhau hơn. Trong đó, kỹ năng lắng nghe sẽ giúp bạn dễ dàng trao đổi với mọi người và giao tiếp thành công. Vậy, làm thế nào để lắng nghe có hiệu quả và nắm bắt thông tin thật tốt? Cùng điểm qua 6 phương pháp được chia sẻ cụ thể qua bài viết sau.

Kỹ năng lắng nghe hiệu quả là gì?

Thông qua việc nói chuyện, trao đổi, bàn bạc hay thảo luận, bạn sẽ đạt được những mục đích mà mình mong muốn ở trong công việc và cuộc sống. Do đó, có thể nói, việc giao tiếp là hoạt động không thể thiếu đối với mỗi người trong xã hội. 

Làm thế nào để lắng nghe có hiệu quả?
Làm thế nào để lắng nghe có hiệu quả?

Trong một cuộc đối thoại, kỹ năng trình bày và kỹ năng lắng nghe hiệu quả là hai kỹ năng chính, đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Kỹ năng trình bày được hiểu chính là việc một người có thể thoải mái và trình bày rõ ràng những vấn đề mà cần làm rõ. Kỹ năng này sẽ được chú trọng nhiều hơn trong các cuộc giao tiếp liên quan đến công việc,…

Thế nào là lắng nghe hiệu quả? Kỹ năng lắng nghe hiệu quả chính là việc bạn hiểu được mọi thông tin mà đối phương của mình trình bày một cách chính xác nhất. Kỹ năng này đòi hỏi sự tập trung khi lắng nghe, đồng thời khi xử lý các thông tin mà bạn tiếp nhận được.

Kỹ năng lắng nghe cần thiết trong mọi tình huống, kể cả là đối với đối tác hay trong các tình huống nói chuyện hằng ngày với những người thân yêu. Nhưng nhiều người lại không biết làm thế nào để lắng nghe có hiệu quả? 

Tầm quan trọng của kỹ năng lắng nghe hiệu quả?

Kỹ năng lắng nghe người khác trong các cuộc giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng đối với tất cả chúng ta. Tính hiệu quả này được thể hiện ở hầu hết các khía cạnh và được nhiều chuyên gia công nhận qua các nghiên cứu khoa học. 

  • Giúp bạn ghi được ấn tượng tốt trong mắt người đối diện
  • Giúp duy trì và phát triển mối quan hệ của các bên
  • Giúp bạn nhanh chóng nắm bắt công việc hoặc các vấn đề một cách hiệu quả

Yếu tố này sẽ giúp bạn được sếp đánh giá là nhanh nhạy hơn khi làm việc, bạn nổi bật hơn so với đám đông và từ đó mà sẽ trọng dụng hơn. Con đường thăng tiến sự nghiệp nhờ vậy cũng mở rộng hơn.

Làm thế nào để lắng nghe có hiệu quả?

Hiểu được tầm quan trọng của việc lắng nghe có hiệu quả, chắc hẳn ai cũng sẽ thắc mắc làm thế nào để lắng nghe có hiệu quả. Kỹ năng này cần được rèn luyện trong một khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, bạn cũng có thể áp dụng những nguyên tắc sau đây để có thể giúp bản thân thay đổi dần và tập quen với cách thức lắng nghe người khác mỗi ngày. 

Để nghe một cách hiệu quả thì chúng ta nên:

  • Tập trung hơn vào đối tượng giao tiếp
  • Lưu ý đến ngôn ngữ cơ thể
  • Đồng cảm với người nói
  • Không ngắt lời của người nói
  • Đặt câu hỏi khi cần thiết
  • Trao đổi để cùng nhau thấu hiểu

Tập trung hơn vào đối tượng giao tiếp

Một trong những điều bạn cần làm đầu tiên để giúp học hỏi kỹ năng lắng nghe hiệu quả của mình chính là việc tập trung hơn vào đối tượng giao tiếp. Sự tập trung này có thể được thể hiện thông qua ánh mắt, nét mặt,… Điều này sẽ giúp bạn nhanh chóng nắm bắt và hiểu được những điều mà đối phương đang chia sẻ, hiểu được những cảm xúc mà đối phương muốn chia sẻ,..

Tập trung vào đối tượng giao tiếp của mình sẽ giúp bạn lắng nghe hiệu quảTập trung vào đối tượng giao tiếp của mình sẽ giúp bạn lắng nghe hiệu quả

Từ sự hiểu biết chính xác về câu chuyện, bạn sẽ có thể thấu hiểu được người bạn giao tiếp của mình, đưa ra được những lời khuyên có ích, đúng thời điểm. Nhờ vậy mà đối phương cũng dễ dàng cảm nhận được sự tôn trọng mà bạn dành cho họ, từ đó câu chuyện và mối liên kết của hai người cũng được bền chặt hơn. 

Lưu ý đến ngôn ngữ cơ thể

Đây là những yếu tố được người đối diện để ý xuyên suốt quá trình hai bạn trao đổi, thảo luận và bàn bạc câu chuyện với nhau. Ngôn ngữ cơ thể sẽ là chất xúc tác thích hợp nhất để đối tác hoặc người bạn của bạn có thể thấy được liệu rằng bạn có đang thật sự lắng nghe những gì mà họ chia sẻ hay không. Những dấu hiệu này thường được thể hiện trong vô thức nên độ tin cậy là rất lớn.

Lưu ý đến các dấu hiệu ngôn ngữ của cơ thể
Lưu ý đến các dấu hiệu ngôn ngữ của cơ thể

Nếu thật sự chú ý đến cuộc hội thoại của hai người, bạn cơ thể của bạn sẽ có những dấu hiệu như chăm chú lắng nghe, mắt bạn luôn nhìn vào đối phương, gật đầu nhẹ,… Ngược lại, nếu bạn sử dụng điện thoại hoặc làm những công việc riêng khác trong suốt khoảng thời gian nói chuyện, dấu hiệu này chứng tỏ cho việc bạn không có hứng thú gì với những gì hai người đang trao đổi. 

Đồng cảm với người nói

Thêm một cách làm thế nào để lắng nghe thành công chính là hãy bạn chủ động tiếp nhận câu chuyện của của người khác, có sự phân tích về mặt nội dung,… Việc đồng cảm với người nói có thể hiểu chính là việc bạn đặt bản thân mình vào câu chuyện của họ với lối suy nghĩ của chính người kể.

Có như vậy thì bạn mới có thể hiểu thấu được lý do vì sao họ lại có quyết định hoặc hành động như vậy. 

Lắng nghe và đặt mình vào vị trí của người nói
Lắng nghe và đặt mình vào vị trí của người nói

Việc đồng cảm với người chia sẻ sẽ giúp bạn đưa ra được những lời khuyên thật sự phù hợp cả về tình và về lý. Mối quan hệ của hai bên nhờ vậy mới có thể duy trì và phát triển lâu dài. Suy cho cùng, mối quan hệ của hai người hoặc một nhóm người đều xuất phát điểm từ việc có chung hệ tư tưởng. Do đó, đồng cảm là nền tảng rất cần thiết để giữ mối quan hệ được ổn định, cũng là cách làm thế nào để lắng nghe có hiệu quả.

Không ngắt lời của người nói

Trong các phép lịch sự khi con người giao tiếp với nhau, việc ngắt lời nói của người khác được xem là hành vi rất không nên làm. Do đó, trong các cuộc hội thoại, trao đổi và bàn bạc công việc với nhau, bạn cũng không nên ngắt lời của người nói, người đang trình bày. Thay vào đó, bạn hãy cố gắng lắng nghe đầy đủ từ đầu đến cuối để có những ý kiến trao đổi lại khi có thể. 

Việc không ngắt lời người nói cũng là một dấu hiệu thể hiện cho kỹ năng lắng nghe hiệu quả, khi bạn đang đặt bản thân mình vào câu chuyện của họ. Người nói sẽ cảm thấy mình rất được tôn trọng và từ đó giúp cuộc hội thoại trở nên thoải mái, cởi mở hơn. Các mục tiêu ban đầu của cuộc trò chuyện nhờ vậy cũng đạt được rất dễ dàng.  

Đặt câu hỏi khi cần thiết

Khi thật sự tập trung và lắng nghe những gì người khác chia sẻ, chắc hẳn bạn sẽ có rất nhiều câu hỏi và thắc mắc khác nhau. Nhưng thay vì cắt ngang lời nói của họ và đặt câu hỏi, bạn hãy để người nói kết thúc câu chuyện hoặc vấn đề mà họ đang trình bày, rồi mới đưa ra những thắc mắc.

Đặt câu hỏi khi người trình bày ngừng nói
Đặt câu hỏi khi người trình bày ngừng nói

Điều này không chỉ là một dấu hiệu giúp người khác nhận thấy bạn là một người có kỹ năng lắng nghe hiệu quả. Mà bên cạnh đó còn thể hiện sự lịch sự và rất tôn trọng đối với người nói. Đây cũng là một điểm cộng rất lớn, giúp bạn gây được ấn tượng tốt trong mắt đối tác, khách hàng và những người thân yêu của mình.  

Trao đổi để cùng nhau thấu hiểu

Trao đổi để cùng nhau thấu hiểu cũng là một trong những nguyên tắc được áp dụng rất nhiều trong quá trình giao tiếp. Mục đích của một cuộc hội thoại hay giao tiếp chỉ thật sự đạt được khi cả bên đều hiểu được mong muốn của đối phương và cùng xác lập được một mục tiêu cụ thể. Do đó, để giúp đối phương cùng thấu hiểu, trao đổi hai bên là điều rất cần thiết. 

Hãy cùng nhau trao đổi và thấu hiểu
Hãy cùng nhau trao đổi và thấu hiểu

Sau khi tập trung lắng nghe người khác trao đổi, bạn cũng nên đưa ra những ý kiến, quan điểm của bản thân một cách ngắn gọn và xúc tích nhất. Sau đó, hãy cố gắng bằng khả năng ngôn ngữ vốn có của mình, diễn đạt nội dung thật dễ hiểu nhất. Từ đó, sẽ giúp việc giao tiếp giữa các bên trở nên dễ dàng hơn.

Kỹ năng lắng nghe hiệu quả là một kỹ năng cần thiết đối với mọi cuộc giao tiếp. Kỹ năng này đòi hỏi sự luyện tập và thay đổi dần theo thời gian. Hy vọng qua bài viết này, các bạn đã có được cho mình câu trả lời cho thắc mắc làm thế nào để lắng nghe có hiệu quả. Chúc bạn sẽ thật thành công trong cuộc sống và duy trì, phát triển được các mối quan hệ tốt! 

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

author-mobile
co-hang

Nguyễn Thúy Hằng

Trưởng Nhóm Giảng Viên, Chăm Sóc Da - Spa tại Seoul Academy – Hệ thống Đào tạo Thẩm mỹ Quốc tế với hơn 12 năm kinh nghiệm Ngành Chăm Sóc Da, chứng chỉ thẩm mỹ Cidesco Thụy Sỹ 2011, chứng chỉ chuyên sâu Body Cibtac Singapore, ban giám khảo Hiệp hội ngành làm đẹp Asian.

BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN