Keo nối mi có hại cho mắt không? Cẩn thận những hậu quả khôn lường

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

Keo nối mi là sản phẩm quan trọng, quyết định đến kết quả nối mi. Không những vậy, hầu hết mắt có vấn đề hay không sau khi nối mi phần lớn đều phụ thuộc vào chất lượng của keo nối mi. Do đó, nhiều người đã tự hỏi rằng, keo nối mi có hại cho mắt hay không? Và làm thế nào để quá trình nối mi diễn ra an toàn nhất. 

Thành phần chính có trong các loại keo nối mi 

Để có thể lý giải được keo nối mi có hại cho mắt không? Nếu có thì có hại như thế nào. Trước tiên, chúng ta cần nắm được thành phần có trong các loại keo nối mi bao gồm những chất nào. 

Cụ thể, trong keo nối mi có một số thành phần chính là 90 – 95% Cyanoacrylate và 5 – 10% các chất ổn định, làm đặc, chất tạo màu, chất tăng tốc cứng: formaldehyde, propylene glycol, geraniol… 

Keo nối mi có chưa nhiều thành phần hóa học
Keo nối mi có chưa nhiều thành phần hóa học

Có thể thấy, Cyanoacrylate là thành phần chủ đạo, trong thành phần này, chúng ta sẽ phân thành 5 loại khác nhau: 

Methyl – Cyanoacrylate

Thực tế đây là một chất độc hại và chỉ được quy định sử dụng trong công nghiệp trước sự kiểm định, quản lý nghiêm ngặt về định lượng sử dụng. Loại Methyl có tính chất hóa học là hòa tan được protein và cực kỳ nguy hiểm khi tiếp xúc trên da người. Chất này được cấm trong các phương pháp làm đẹp. 

Ethyl – Cyanoacrylate

Chất này có công dụng thúc đẩy quá trình nhanh khô của keo nối mi cũng như tăng độ bám dính. Tuy nhiên nó lại có mùi và độ kích ứng trên da cao. 

Alkoxy – Cyanoacrylate 

Loại này tương tự như Ethyl – Cyanoacrylate tuy nhiên lại ít gây dị ứng và ít có mùi hơn. Vậy nên, giá thành của chất này đắt hơn gấp 8 lần so với Ethyl – Cyanoacrylate. 

Keo nối mi chứa Alkoxy Cyanoacrylate thường ít gây kích ứng
Keo nối mi chứa Alkoxy Cyanoacrylate thường ít gây kích ứng

Butyl – Cyanoacrylate

Butyl có chức năng tăng kết dính của sản phẩm, nhanh khô, an toàn, không gây dị ứng và ít mùi, được sử dụng rộng rãi trong y tế và thú y. Tuy nhiên, so với Ethyl thì chất này lại lâu khô và có độ kết dính thấp hơn rất nhiều.  

Methoxy – Cyanoacrylate 

Trong tất cả các loại Cyanoacrylate, thì Methoxy lại là chất không mùi, và hạn chế kích ứng ở mức thấp nhất. Chất này được tạo ra với mục đích có thể thay thế Ethyl  và Butyl. Nhưng tính đến nay, vì độ kéo dính vẫn chưa tốt bằng nên nhiều sản phẩm keo nối mi cân nhắc khi sử dụng Methoxy – Cyanoacrylate. 

Cyanoacrylate trong keo nối mi có hại cho mắt không? 

Không phải tự nhiên mà nhiều người lo sợ về keo nối mi có hại cho mắt không. Thực tế, nhiều khuyến cáo cho thấy rằng Cyanoacrylate có hại đối với làn da, và đặc biệt là da nhạy cảm ở vùng mắt. 

Đối với mắt

Theo các nghiên cứu cho thấy, Cyanoacrylate có hại sức khỏe của chúng ta. Cụ thể như ảnh hưởng đến đường hô hấp và kích ứng vùng mắt. Đối với những đối tượng thường xuyên nối mi và nối liên tục trong tháng, thì hiện tượng hen suyễn và dị ứng có thể xảy ra.

Keo dán mi dính vào mắt có sao không? Trường hợp kéo dính vào mắt thì mắt sẽ bị sưng, gây nhiễm khuẩn, thậm chí là viêm kết giác mạc. Việc chúng ta cần làm là rửa với nước ấm trực tiếp vào mắt liên tục trong 15 phút, sau đó chuyển đến cấp cứu ngay lập tức. 

Keo nối mi dính vào mắt khiến mắt bị sưng
Keo nối mi dính vào mắt khiến mắt bị sưng

Đối với da

Đối với vùng da, khi da tiếp xúc với Cyanoacrylate, chất này khiến vùng tiếp xúc bị mẩn đỏ và thậm chí da quá mỏng sẽ gây hiện tượng bỏng. 

Đối với hệ hô hấp 

Cyanoacrylate có phản ứng mạnh đối với các vật liệu như vải, len và vải da. Phản ứng xảy ra là khiến các chất liệu đó bị cháy, tỏa nhiệt và sinh ra khí. Khi cơ thể hít phải khí này, đường hô hấp sẽ bị ảnh hưởng. 

Học nghề nối mi với giáo trình chuyên sâu

Đăng ký ngay

Vậy keo nối mi có hại cho mắt không? 

Sau những phân tích trên, chúng ta có thể thấy được tác hại của Cyanoacrylate và chất này lại là thành phần chính có trong các sản phẩm keo nối mi. Vậy sử dụng keo nối mi có hại cho mắt không? 

Đáp án là CÓ, khi keo nối mi vô tình rơi vào mắt sẽ gây ra tình trạng như viêm mí mắt, nhiễm trùng, viêm giác mạc. Do đó cần sự khéo léo của kỹ thuật viên nối mi cũng như sự chăm sóc kỹ lưỡng của khách hàng sau khi nối mi.

Nếu tay nghề người nối mi cao, keo nối mi sẽ không đính vào da hay các chất liệu bông, vải, da khiến khí độc được sinh ra. Nếu mọi quy trình đều được tuân thủ nghiêm ngặt thì tác hại của keo nối mi sẽ không xuất hiện. 

Keo nối mi không hoàn toàn gây hại cho mắt
Keo nối mi không hoàn toàn gây hại cho mắt

Làm thế nào để nối mi được an toàn?

Sau khi giải đáp Keo nối mi có hại cho mắt không? thì không thể phủ nhận được những tác hại mà thành phần có trong keo nối mi mang lại. Do đó, để an toàn khi nối mi, trước hết mỗi chúng ta cần cân nhắc xem liệu việc nối mi có thật sự thích hợp với mình hay không. 

Cẩn thận khi chọn cơ sở thẩm mỹ
Cẩn thận khi chọn cơ sở thẩm mỹ

Một số yếu tố đánh giá và giúp bạn đưa ra quyết định từ bỏ dễ dàng hơn khi:

  • Da bạn dễ bị kích ứng hoặc có tiền sử bị bỏng, bị kích ứng với một số sản phẩm trang điểm khác mắt, thuốc nhỏ mặt, cao su hoặc bất kỳ thành phần nào có trong keo dán mi. 
  • Mắt dễ bị tổn thương bởi các mùi hoặc những thành phần hóa học lạ. 
  • Có tiền sử bị rụng tóc. 

Một số lưu ý cần đặc biệt quan tâm trong quá trình nối mi 

Quá trình nối mi cũng như tay nghề của kỹ thuật viên ảnh hưởng rất nhiều đến việc keo nối mi có gây hại đến mắt của bạn hay không. Do đó, hãy ngưng thực hiện nối mi ngay lập tức khi trong quá trình thực hiện xuất hiện một số vấn đề như sau: 

  • Cảm giá miếng dán mi dưới bị lệch hoặc không che hết phần da cùng phần mi dưới. 
  • Ngưng ngay nếu quá trình  nối mi khiến bạn cảm thấy khó chịu như: ngứa, nước mắt bị chảy trong hoặc chảy ra ngoài, mắt bị rát. 
  • Tay nghề kỹ thuật viên bị rung, không đảm bảo chất lượng, không đảm bảo môi trường thực hiện nối mi sạch sẽ. 
  • Kiểm tra và đọc những đánh giá, nếu thấy điều gì đó không ổn, ngưng và loại bỏ địa chỉ nối mi đó ra khỏi danh sách của mình. 
  • Ngưng thực hiện nếu kỹ thuật viên không chuẩn bị mắt cho bạn theo đúng quy trình và chuẩn xác nhất. 
Ngưng nối mi ngay nếu mi có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường
Ngưng nối mi ngay nếu mi có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường

Xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng dưỡng mi FEG ngày và đêm

Khi nào nên gặp chuyên gia/ bác sĩ nếu nối mi bị kích ứng?

Sau khi nối mi, nếu có bất kỳ dấu hiệu nào khiến bạn cảm thấy khó chịu kéo dài từ 24 – 48 tiếng đồng hồ như sưng, ngứa, rát, chảy nước mắt liên tục… bạn cần đến ngay bác sĩ, chuyên gia để có phương pháp điều trị phù hợp nhất. 

Cả 2 trường hợp viêm nhiễm trùng hay dị ứng kéo dài đều cần đến lời khuyên của bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý điều trị hay tự ý xử lý từ những thông tin trên mạnh. 

Nếu đôi mắt bị khó chịu hoặc dị ứng, bạn cần tiến hành tháo mi ngay lập tức và loại bỏ chúng dưới bàn tay của kỹ thuật viên chuyên nghiệp. Tiếp đến mi và mắt cần được chăm sóc, dưỡng trong thời gian ít nhất 1 tháng trước khi bạn có thể trang điểm hay tiếp tục thực hiện nối mi. 

Nối mi là hình thức cải thiện đôi mi, giúp mắt to tròn và ấn tượng hơn trên khuôn mặt thay thế các phương pháp mi dán hay dùng mascara. Tuy nhiên, Nối mi lại mang nhiều rủi ro khi thực hiện dịch vụ tại địa chỉ kém chất lượng, dùng keo nối mi không an toàn, tay nghề kỹ thuật viên yếu, kém…

Vậy nên, hy vọng với những chia sẻ về vấn đề keo nối mi có hại cho mắt không ở trên, bạn đã có cái nhìn tổng quan về phương pháp này và biết cách giúp bản thân nối mi an toàn. Ngoài ra, nếu bạn đang tìm kiếm thông tin về khóa học nối mi cấp tốc hãy tham khảo ngay tại seoulacademy.edu.vn, hoặc liên hệ 1800 0084 để được giải đáp mọi thắc mắc của mình.

Mọi thắc mắc về khóa học nối mi, vui lòng để lại thông tin

Đăng ký ngay

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

()

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!


BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN