- Mặc định
- Lớn hơn
Nghề nail hiện nay đang có sự phát triển vượt bậc thu hút đông đảo học viên theo học. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi cho cả học viên và trách nhiệm của cơ sở đào tạo, việc ký kết một hợp đồng đào tạo nghề nail rõ ràng là vô cùng quan trọng. Không chỉ là cơ sở pháp lý, hợp đồng còn là cam kết giữa hai bên, giúp quá trình học diễn ra thuận lợi và hiệu quả. Tìm hiểu hợp đồng đào tạo nghề nail chi tiết và những lưu ý quan trọng khi ký kết dưới đây.
Hợp đồng đào tạo nghề nail là gì?
Mẫu hợp đồng đào tạo nghề nail là một văn bản pháp lý được sử dụng nhằm thiết lập thỏa thuận giữa một cá nhân là học viên muốn học nghề nail và một tổ chức hoặc cá nhân khác là bên đào tạo. Mẫu hợp đồng đào tạo nghề nail sẽ cung cấp các điều khoản và điều kiện nhằm ràng buộc trách nhiệm, mối quan hệ giữa hai bên với nhau.
Về cơ bản, đơn đăng ký học nail sẽ bao gồm các thông tin cơ bản như: thông tin các bên, nội dung khóa học, học phí và phương thức thanh toán, quyền và nghĩa vụ của các bên, quy định chấm dứt hợp đồng, giải quyết tranh chấp…
Việc sử dụng mẫu hợp đồng chuẩn và tuân thủ các quy định pháp luật liên quan sẽ giúp cho quá trình đào tạo diễn ra suôn sẻ, hiệu quả, giảm thiểu các rủi ro phát sinh tranh chấp sau này.
Nội dung cơ bản trong hợp đồng dạy nghề nail
Như đã chia sẻ, tùy theo mong muốn của mỗi trung tâm đào tạo mà mẫu hợp đồng đào tạo nghề nail cũng có nhiều biến tấu. Tuy nhiên, nội dung cơ bản trong hợp đồng dạy nghề nail cũng cần đảm bảo có chung các yếu tố cơ bản như sau:
Thông tin chung
Trong hợp đồng đào tạo nghề nail không thể thiếu được thông tin của bên đào tạo và học viên. Thông tin cơ bản bao gồm họ tên số điện thoại, địa chỉ, thông tin liên lạc… Nếu bên đào tạo là tổ chức cần ghi rõ tên của tổ chức, mã số thuế, người đại diện pháp luật.
Bản cam kết đào tạo
Đây là nội dung không thể tách rời hoặc bỏ qua trong hợp đồng đào tạo nghề nail. Bản cam kết đào tạo thể hiện sự cam kết của bên đào tạo nhằm cung cấp đầy đủ các kỹ năng, kiến thức về nghề nail theo nội dung đã thỏa thuận. Đồng thời, bản cam kết cũng đảm bảo chất lượng giảng dạy, thời gian và lịch học theo đúng lịch trình đã thống nhất.
Bên cạnh đó, bản cam kết cũng thể hiện rằng bên đào tạo nghề cam kết cung cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học cho học viên sau khi học viên đạt yêu cầu. Chứng chỉ cần có giá trị và được công nhận theo quy định của pháp luật.
Ngoài ra, ở nội dung cam kết cũng có các điều khoản cho học viên nhằm đảm bảo học viên tham gia đầy đủ các buổi học, tôn trọng giáo viên, thực hiện nghiêm túc yêu cầu của giáo viên và tuân thủ nội quy, quy định của bên đào tạo. Đồng thời, học viên cũng cần cam kết đóng học phí đầy đủ, đúng hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng.
Hai bên cũng cần cam kết thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các điều khoản đã thỏa thuận trong hợp đồng. Nếu có tranh chấp sẽ thông qua thương lượng và hòa giải.
Trách nhiệm và nghĩa vụ của bên đào tạo
Trách nhiệm và nghĩa vụ của bên đào tạo trong hợp đồng đào tạo nghề nail bao gồm:
- Cung cấp chương trình đào tạo chất lượng, đầy đủ và cập nhật.
- Đảm bảo giáo viên có trình độ chuyên môn cao và kinh nghiệm.
- Tổ chức lớp học theo đúng lịch trình và thông báo thay đổi (nếu có).
- Cung cấp đầy đủ dụng cụ, thiết bị và nguyên vật liệu cần thiết (nếu có thỏa thuận).
- Đánh giá công bằng, khách quan và cấp chứng chỉ có giá trị cho học viên ra nghề.
- Hỗ trợ học viên trong suốt quá trình học tập và tìm kiếm việc làm (nếu có thỏa thuận).
- Tuân thủ pháp luật và đạo đức nghề nghiệp.
Trách nhiệm của học viên
Trách nhiệm của học viên tham gia trong hợp đồng đào tạo nghề nail bao gồm:
- Tham gia học tập đầy đủ và nghiêm túc.
- Đóng học phí đúng hạn và đầy đủ.
- Bảo quản tài sản và tuân thủ nội quy của bên đào tạo.
- Thông báo kịp thời các vấn đề ảnh hưởng đến việc học.
Hồ sơ cá nhân học viên (đính kèm mẫu hợp đồng học nghề nail)
Bên cạnh những thông tin kể trên, trong đơn đăng ký học nail cũng sẽ đính kèm với hồ sơ cá nhân học viên. Hồ sơ cá nhân của học viên bao gồm:
- 2 ảnh 3×4,
- Sơ yếu lý lịch có chứng thực,
- Hợp đồng hoặc phiếu đăng ký đào tạo nghề nail,
- Căn cước công dân có sao y công chứng,
- Biên lai xác nhận thanh toán học phí
- Bản sao có chứng thực cam kết thỏa thuận đào tạo.
Mẫu hợp đồng dạy nghề nail mới nhất
Thông thường, mẫu hợp đồng dạy nghề nail được sử dụng phổ biến nhất có thiết kế khá đơn giản. Dưới đây là mẫu hợp đồng được sử dụng thịnh hành:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
HỢP ĐỒNG ĐÀO TẠO NGHỀ NAIL
SỐ:
Hôm nay, ngày….. tháng….. năm….., tại….., chúng tôi gồm:
Bên A (Bên dạy nghề):
Đại diện:
Địa chỉ:
Số điện thoại:
Chức vụ:
Bên B (Học viên):
Họ và tên:
Ngày sinh:
Số CMND/CCCD:
Địa chỉ thường trú:
Nơi ở hiện tại:
Số điện thoại:
Hai bên cùng nhau thỏa thuận ký kết Hợp đồng đào tạo nghề Nail với các điều khoản sau:
Điều 1. Nội dung đào tạo
Bên A sẽ đào tạo cho Bên B về nghề Nail, bao gồm các nội dung sau:
Thời gian đào tạo: Từ ngày….. tháng….. năm….. đến ngày….. tháng….. năm…..
Lịch học:
- Sáng:
- Chiều:
- Tối:
Địa điểm đào tạo:
Điều 2. Chi phí đào tạo và phương thức thanh toán
Tổng học phí của khóa học là: ….. đồng (Bằng chữ: …..)
Bên B sẽ thanh toán học phí cho Bên A theo các đợt sau: (Ghi rõ số tiền và thời gian thanh toán cho từng đợt)
Hình thức thanh toán: Tiền mặt/Chuyển khoản
Điều 3: Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo
Trường hợp bên dạy nghề vi phạm các nghĩa vụ theo hợp đồng sẽ có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ chi phí đào tạo cho bên học nghề.
Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của các bên
4.1. Quyền và nghĩa vụ của Bên A
Cung cấp đầy đủ kiến thức và kỹ năng về nghề Nail theo nội dung đào tạo đã thỏa thuận.
Tổ chức lớp học theo đúng lịch trình và đảm bảo chất lượng giảng dạy.
Cung cấp đầy đủ dụng cụ, thiết bị và nguyên vật liệu cần thiết cho quá trình học tập (nếu có thỏa thuận).
Cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học cho Bên B sau khi Bên B hoàn thành khóa học và đạt yêu cầu.
4.2. Quyền và nghĩa vụ của Bên B
Đóng học phí đầy đủ và đúng hạn theo thỏa thuận.
Tham gia đầy đủ các buổi học và thực hiện nghiêm túc các yêu cầu của giáo viên.
Bảo quản và sử dụng đúng cách các dụng cụ, thiết bị và nguyên vật liệu được cung cấp (nếu có).
Tôn trọng nội quy và quy định của Bên A.
Điều 5. Chấm dứt hợp đồng
Hợp đồng có thể chấm dứt trong các trường hợp sau:
Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng.
Bên B vi phạm nghiêm trọng các quy định của khóa học hoặc không đóng học phí đúng hạn.
Bên A không thực hiện đúng các cam kết trong hợp đồng.
Điều 6. Giải quyết tranh chấp
Mọi tranh chấp phát sinh từ việc thực hiện hợp đồng này sẽ được giải quyết thông qua thương lượng và hòa giải. Nếu không thể giải quyết thông qua thương lượng và hòa giải, các bên sẽ đưa vụ việc ra Tòa án có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Điều khoản khác
Hợp đồng này được lập thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản và có giá trị như nhau.
Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký.
Mọi sửa đổi, bổ sung hợp đồng chỉ có giá trị khi được lập thành văn bản và có chữ ký của cả hai bên.
ĐẠI DIỆN BÊN A ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)
Ngoài ra, tùy theo sự biến tấu của từng địa chỉ đào tạo mà mẫu hợp đồng đào tạo nghề có thể có thêm nhiều điểm. Tuy nhiên, các nội dung quan trọng vẫn sẽ được đảm bảo trong hợp đồng. Bạn có thể tham khảo một số mẫu hợp đồng dạy nghề nail mới nhất dưới đây và lựa chọn hợp đồng phù hợp nhất:
Các lưu ý khi ký hợp đồng đào tạo nghề nail
Khi ký kết hợp đồng đào tạo nghề nail, bạn cần đảm bảo một số lưu ý quan trọng dưới đây để đảm bảo quyền lợi cho mình, tránh các rủi ro về pháp lý không mong muốn:
- Tìm hiểu kỹ bên đào tạo về độ uy tín và chất lượng. Bạn có thể tham khảo ý kiến của những người đã từng học tại cơ sở đó hoặc tìm kiếm thông tin trên mạng để có cái nhìn toàn diện. Kiểm tra xem địa chỉ đào tạo có giấy phép hoạt động hay không.
- Trước khi ký hợp đồng, bạn cần đọc kỹ từng điều khoản trong hợp đồng, đặc biệt là các phần liên quan đến nội dung đào tạo, học phí, thời gian đào tạo cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của cả hai bên.
- Kiểm tra xem nội dung đào tạo có đáp ứng được nhu cầu và mục tiêu học tập của bạn hay không. Nếu có thể hãy hỏi rõ các kỹ năng, kiến thức cụ thể sẽ được dạy cũng như thời lượng học tập cho từng nội dung…
- Xác nhận xem bên đào tạo có cấp chứng chỉ sau khi hoàn thành khóa học hay không. Đặc biệt xem xét chứng chỉ đó có được công nhận rộng rãi trong ngành nail hay không.
- Nếu có điều khoản nào không phù hợp hoặc cần điều chỉnh, bạn nên trao đổi và thương lượng với bên đào tạo để được sửa đổi hoặc bổ sung trước khi ký kết hợp đồng.
- Sau khi ký hợp đồng, hãy yêu cầu bên đào tạo cung cấp 1 bản sao hợp đồng để lưu trữ khi cần thiết.
Địa chỉ đào tạo nghề nail uy tín, cam kết việc làm và bằng quốc tế
Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ đào tạo nghề nail uy tín, cam kết việc làm và cung cấp bằng quốc tế thì Seoul Academy là lựa chọn đáng tin cậy. Hệ thống đào tạo Thẩm mỹ Quốc tế Seoul Academy là một trong những địa chỉ đào tạo nghề nail uy tín được đông đảo học viên đánh giá cao.
Với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, hệ thống cơ sở vật chất hiện đại, chương trình học chú trọng thực hành với thời lượng lên đến 90%, Seoul Academy cam kết mang đến cho học viên những kiến thức, kỹ năng cần thiết để trở thành chuyên gia hàng đầu trong ngành nail.
Ngoài ra, Seoul Academy còn cam kết việc làm cho học viên sau khi tốt nghiệp, được cấp chứng chỉ. Ngoài ra, Seoul Academy cũng là một trong số ít những địa chỉ đào tạo nghề nail tại Việt Nam có cung cấp bằng quốc tế, tạo điều kiện cho học viên có mục tiêu đi nước ngoài. Chứng chỉ nail quốc tế được cấp tại Seoul Academy có hiệu lực tại hơn 90 quốc gia trên toàn cầu.
Riêng đối với khóa học làm nail quốc tế, sau khi tốt nghiệp, học viên sẽ nhận được ngay chứng chỉ quốc tế, đủ điều kiện làm việc tại nước ngoài mà không cần học thêm bất kỳ khóa học nào trước khi xuất ngoại.
Có thể thấy, việc ký hợp đồng đào tạo nghề nail không chỉ đơn giản là thủ tục pháp lý cần thiết mà còn là sự đảm bảo quyền lợi cho cả học viên và bên đào tại. Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn tầm quan trọng của hợp đồng, các nội dung cần thiết cũng như lưu ý khi ký kết. Nếu bạn đang có mong muốn học tập nghề nail, hãy liên hệ Seoul Academy qua hotline 1800 0084 để được chuyên gia tư vấn khóa học phù hợp.