- Mặc định
- Lớn hơn
Học viện khác gì với đại học là thắc mắc của rất nhiều học sinh đang trong thời gian định hướng cho bản thân sau khi tốt nghiệp cấp 3. Hai khái niệm này nghe rất quen thuộc, nhưng liệu bạn đã biết chính xác định quy mô và bằng cấp từ 2 hình thức học này không. Bài viết dưới đây Seoul Academy sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc về học viện và đại học.
Học viện là gì?
Theo khoản 2 điều 4 Luật Giáo dục Đại học năm 2012 được sửa đổi, bổ sung năm 2018, học viện là cơ sở giáo dục đại học đào tạo nhiều ngành nghề khác nhau được cơ cấu, tổ chức theo quy định của Luật Giáo dục Đại học. Học viện là cơ sở giáo dục đại học chuyên nghiên cứu và đào tạo một hoặc một số lĩnh vực cụ thể, mang tính chuyên môn nhằm thúc đẩy sự phát triển của xã hội.
Trong khi đó, đại học là cơ sở giáo dục đại học đào tạo, nghiên cứu nhiều lĩnh vực, các đơn vị cấu thành nên đại học cùng thống nhất thực hiện các mục tiêu, sứ mệnh và nhiệm vụ chung.
Chức năng của Học viện là gì?
Tùy theo từng lĩnh vực nghiên cứu mà các học viện sẽ đảm nhận các chức năng khác nhau. Theo quy định chung của pháp luật, chức năng của học viện sẽ bao gồm những yếu tố dưới đây:
Chức năng chính: Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở trình độ đại học, sau đại học trong nhiều ngành nghề khác nhau. Đồng thời học viên còn có chức năng nghiên cứu khoa học và công nghệ trong từng lĩnh vực chuyên sâu, góp phần phát triển tri thức và ứng dụng vào thực tiễn.
Các chức năng khác:
- Bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên môn, quản lý cho cán bộ, công chức, viên chức.
- Tư vấn chuyên môn trong các lĩnh vực hoạt động của học viện.
- Mở rộng hợp tác với các tổ chức giáo dục và nghiên cứu trong và ngoài nước để trao đổi kinh nghiệm, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu.
- Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và thực hiện các chế độ chính sách của học viện theo thẩm quyền được phân công.
Học viện khác đại học như thế nào?
Học viện và đại học có chương trình đào tạo khác nhau. Bên cạnh đó, hai đơn vị này cũng có các đặc điểm khác nhau có thể dễ phân biệt. Đi sâu hơn vào nghiên cứu sự khác nhau giữa học viện và đại học, ta có thể rút ra các yếu tố:
- Đại học là đơn vị đào tạo và nghiên cứu. Thế nhưng, đại học lại dành nhiều thời gian trong việc truyền tải kiến thức, giảng dạy. Trong khi đó, học viện lại là nơi sinh viên có nhiều thời gian để nghiên cứu chuyên sâu về lĩnh vực mà mình đang học. Đây cũng chính là lý do học viện có ít chuyên ngành hơn so với đại học. Và hầu hết những sinh viên tốt nghiệp học viện đều đi theo ngành nghiên cứu.
- Thời gian đào tạo giữa học viện và đại học cũng khác nhau. Học viện có thời gian đào tạo dài hơn so với đại học. Nhiều ngành nghề cần nghiên cứu sâu và buộc sinh viên phải học lên thạc sĩ, tiến sĩ. Một số ngành nghề thuộc học viện cần phải kéo dài thời gian học để đáp ứng nhu cầu về kiến thức và dài hơn so với đại học.
- Trong chương trình học, sinh viên đại học thường sẽ tiếp cận cả kiến thức và thực hành. Hầu hết các kiến thức thường sẽ không chuyên sâu và buộc sinh viên phải tìm hiểu thông qua các hoạt động, thực tập bên ngoài. Trong khi đó, tại học viện, sinh viên sẽ tiếp cận với lượng kiến thức rộng, sâu và rất nặng, mang tính lý thuyết cao hơn thực hành. Không dừng lại ở đó, sinh viên phải tự động đào sâu và phân tích lý thuyết theo học thuật.
Xem thêm: Sinh viên lên đại học học những môn gì? Những lưu ý cần nên biết
Để giúp bạn có thể hình dung rõ ràng hơn vấn đề học viện khác gì Đại học. Bạn có thể quan sát bảng tổng kết giữa 2 đơn vị này:
Đơn vị | Đại học | Học viện |
Phổ biến |
|
|
Nguồn gốc |
|
|
Chuyên môn |
|
|
Tính chất đào tạo |
|
|
Đa dạng |
|
|
Thời gian |
|
|
Danh sách các học viện chất lượng ở Việt Nam
Đối với nhiều bạn học sinh, có lẽ học viện là khái niệm rất ít ai biết đến và lựa chọn định hướng sau trung học phổ thông. Thế nhưng, ở nước ta có rất nhiều học viện có chất lượng tốt, chương trình đào tạo chuyên sâu, phong phú ngành nghề. Đặc biệt đầu vào khó như:
STT | Tên học viện | Ký hiệu | Tỉnh, Thành Phố | Đơn vị chủ quan |
1 | Học viện An ninh nhân dân | ANND | Hà Nội | Bộ Công An |
2 | Học viện Báo chí và tuyên truyền | HBT | Hà Nội | Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh |
3 | Học viện công nghệ bưu chính viễn thông | BVH | Hà Nội | Bộ Thông tin và truyền thông |
4 | Học viện hàng không Việt Nam | HHK | TPHCM | Bộ Giao thông vận tải |
5 | Học viện khoa học quân sự | Hà Nội | Bộ quốc phòng | |
6 | Học viện kỹ thuật quân sự | Hà Nội | Bộ Quốc phòng | |
7 | Học viện hậu cần | Hà Nội | Bộ Quốc phòng | |
8 | Học viện ngoại giao | HQT | Hà Nội | Bộ Ngoại giao |
9 | Học viện nông nghiệp Việt Nam | HVN | Hà Nội | Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
10 | Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam | HYD | Hà Nội | Bộ Y tế |
11 | Học viện múa Việt Nam | CMH | Hà Nội | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
12 | Học viện ngoại giao | HQT | Hà Nội | Bộ Ngoại giao |
13 | Học viện cán bộ TPHCM | HVC | TPHCM | Ủy ban nhân dân TPHCM |
14 | Học viện chính sách và Phát triển | HCP | Bộ kế hoạch và Đầu tư | |
15 | Học viện âm nhạc Huế | HVA | Thừa Thiên Huế | Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch |
16 | Học viện chính trị quốc gia hồ chí minh | HVH | Hà Nội | Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam |
17 | Học viện tài chính | HTC | Hà Nội | Bộ tài chính |
18 | Học viện quản lý giáo dục | HVQ | Hà Nội | Bộ Giáo dục và Đào tạo |
19 | Học viện thanh thiếu niên Việt Nam | HTN | Hà Nội | Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh |
20 | Học viện Tư Pháp | Hà Nội | Bộ Tư Pháp | |
21 | Học viện ngân hàng | NHH | Hà Nội | Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
22 | Học viện biên phòng | Hà Nội | Bộ quốc phòng | |
23 | Học viện hành chính quốc gia | HCH | Hà Nội | Bộ Nội Vụ |
Danh sách một số học viện tại Việt Nam hiện nay
Câu hỏi liên quan
Dưới đây là giải đáp một số câu hỏi liên quan về băn khoăn học viện khác gì với đại học.
Đại học và học viện, học tại đâu tốt hơn?
Việc lựa chọn học đại học hay học viện tốt hơn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm mục tiêu nghề nghiệp, sở thích cá nhân và khả năng của bạn. Bởi trên thực tế, cả hai hình thức đào tạo đều có những ưu điểm và hạn chế riêng.
Ưu điểm | Hạn chế |
Đại học | |
– Cung cấp kiến thức rộng, đa dạng trong nhiều lĩnh vực giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan và khả năng thích ứng cao.
– Có nhiều ngành học để lựa chọn, phù hợp với nhiều sở thích và đam mê khác nhau. – Môi trường học tập năng động, có nhiều các hoạt động ngoại khóa, cơ hội giao lưu, kết bạn. – Bằng cấp được công nhận rộng rãi, mở ra nhiều cơ hội việc làm trong nhiều lĩnh vực. |
– Chương trình học mang tính lý thuyết nhiều hơn, ít tập trung vào thực hành.
– Thời gian đào tạo dài hơn so với học viện. – Sinh viên ra trường có sự cạnh tranh cao. |
Học Viện | |
– Tập trung đào tạo chuyên sâu trong 1 lĩnh vực cụ thể giúp sinh viên có kiến thức và kỹ năng chuyên môn vững vàng.
– Chương trình học chú trọng tính thực hành, ứng dụng kiến thức vào thực tế. – Thời gian đào tạo ngắn hơn so với đại học. |
– Số lượng ngành học hạn chế, chỉ tập trung vào các lĩnh vực cụ thể.
– Môi trường học tập ít năng động hơn so với đại học. – Bằng cấp có thể không được công nhận rộng rãi như bằng đại học. |
Một số ưu điểm và hạn chế của học viện so với đại học
Nhìn chung, sự khác biệt giữa học viện và đại học không nằm ở giá trị bằng cấp mà ở định hướng đào tạo và mục tiêu nghề nghiệp. Học viện sẽ phù hợp với những ai mong muốn tập trung phát triển một lĩnh vực chuyên sâu, chú trọng thực hành và mong muốn đi làm nhanh chóng sau khi tốt nghiệp. Trong khi đó, đại học lại là lựa chọn tốt cho những người muốn có kiến thức rộng, khám phá nhiều lĩnh vực khác nhau và có khả năng thích ứng cao.
Việc lựa chọn học viện hay đại học là quyết định quan trọng, có thể ảnh hưởng đến tương lai của bạn. Vì vậy để đưa ra quyết định đúng đắn nên học đại học hay học viện, bên cạnh việc nắm vững học viện khác gì với đại học, bạn cần xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp, tìm hiểu kỹ các chương trình đào tạo của cả đại học và học viện, tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm và lắng nghe bản thân để đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với mong muốn phát triển của bản thân.
Bằng cấp của học viện khác gì với đại học?
Về cơ bản, không có sự khác biệt về giá trị pháp lý giữa bằng cấp của học viện và đại học tại Việt Nam. Bằng của cả học viện và đại học đều được cấp bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo, chúng có giá trị như nhau trên toàn quốc. Sinh viên khi tốt nghiệp cả học viện và đại học đều được gọi là cử nhân và đều có cơ hội học lên các bậc học cao hơn như thạc sĩ, tiến sĩ nếu có nhu cầu.
Tuy nhiên, bằng cấp của học viện và đại học vẫn có một số điểm khác biệt ở tên gọi bằng cấp. Bằng cấp học viện thường được ghi rõ tên của học viện, trong khi đó, bằng cấp đại học thường ghi tên ngành học và tên trường. Ngoài ra, mặc dù có giá trị pháp lý như nhau nhưng trong một số trường hợp, bằng đại học có thể được công nhận rộng rãi hơn, đặc biệt là đối với những công việc yêu cầu có kiến thức tổng quát và khả năng thích ứng cao.
Sau những thông tin chia sẻ về học viện khác gì với đại học, có lẽ bạn cũng rút ra được nhiều kiến thức trước khi lựa chọn học viện và đại học để bước tiếp con đường học vấn của mình. Học viện và đại học có môi trường học khác nhau, thế nhưng, nhìn chung cả 2 đều có giá trị về bằng cấp và chương trình đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. Tùy vào sở thích của mỗi người, hãy cân nhắc và lựa chọn cho mình đơn vị học tập phù hợp nhất.