Gắn móng giả có hại không? Những lưu ý quan trọng

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

Dán móng tay giả là phương pháp làm đẹp rất được ưa chuộng khi nó có thể cải thiện được hoàn toàn các khuyết điểm của bộ móng. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng việc đắp móng giả sẽ gây ảnh hưởng xấu đến móng thật do keo dán móng chứa nhiều thành phần gây hại. Vậy gắn móng giả có hại không? Và có cách nào bảo vệ tốt móng giả khi dùng hay không? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây. 

Chất liệu làm nên móng giả

Các loại móng tay giả phổ biến hiện nay trên thị trường thường được làm từ 3 chất liệu khác nhau. Đó là lụa, gel và acrylic. Trong đó, gel và acrylic là loại móng đắp trong thời gian dài và lụa chỉ dùng trong thời gian ngắn. 

Đắp móng giúp móng dài nhanh chóng
Đắp móng giúp móng dài nhanh chóng

Móng tay giả làm từ lụa 

Móng tay giả làm từ lụa thường có tuổi thọ ngắn, nên thời gian sử dụng cũng ngắn. Từ đó người dùng có thể chăm sóc móng hoặc chữa tình trạng hư móng nhanh chóng. Tuy nhiên, chính thời gian này cũng khiến nhiều chị em lăn tăn vì sẽ khá tốn thời gian khi cứ thay đổi móng liên tục. 

Đúng như tên gọi của nóng, nguyên liệu chính tạo nên móng tay lụa là từ sợi tơ tằm tổng hợp hoặc sợi thủy tinh. Vì móng tay lụa có độ mềm và rũ, không cứng như các loại móng tay khác, nên khi thực hiện dán móng, thợ Nail sẽ dùng một loại keo dán chuyên dụng có thể hoà tan trong nước, phủ lên toàn bộ mặt sau của móng để tạo độ cứng. Vì được làm từ lụa, nên loại móng tay giả này trông rất tự nhiên, có độ sắc nét và quan trọng là ngăn chặn được các tác nhân vi khuẩn, nấm, … gây hại cho móng.

Móng tay lụa
Móng tay lụa

Móng tay gel 

Móng gel giả được nhiều người lựa chọn bởi giúp lên màu đẹp và bền, có thể tùy ý căn chỉnh độ dàng, dáng móng, giúp bàn tay trông thon thả hơn. Để đắp móng gel, thợ nail sẽ sơn lên một lớp primer, tiếp đến là lớp gel dẻo, tạo form và hơ khô dưới đèn chuyên dụng.

Móng gel khá cứng và có hạn sử dụng lên đến 1 tháng. Tuy nhiên móng gel lại dễ khiến tay bị bí, móng phát triển chậm và dễ gây các bệnh nấm móng tay. 

Móng gel 
Móng gel

Móng tay acrylic

Móng tay giả acrylic được tạo từ bột polymer và chất lỏng monomer. Móng acrylic cứng, khô tự nhiên mà không cần dùng đến đèn hơ chuyên dụng. Tuy nhiên, loại móng giả này có mùi rất hắc, khó chịu, và có nguy cơ gây hại cho móng tay thật. 

Móng tay acrylic còn có tên gọi thân thuộc là đắp móng tay bột. 

Đắp móng bột
Đắp móng bột

Móng nhựa có sẵn

Móng nhựa có sẵn là loại móng được thiết kế rời theo khuôn cố định. Khi dùng, thợ nail sẽ dùng keo dán chuyên dụng, dán móng giả lên móng thật và sử dụng dũa, dũa form móng theo sở thích. Loại móng này rất tiện dụng, không có mùi, dễ sử dụng. Nhưng nhiều người lại cho rằng keo dán móng chứa rất nhiều chất độc gây hại đến móng thật. 

Đắp móng nhựa
Đắp móng nhựa

Xem thêm: Hướng dẫn học vẽ móng cho người mới học

Gắn móng giả có hại không?

Móng giả mang lại rất nhiều tiện dụng cho các cô nàng muốn bàn tay của mình xinh đẹp nhanh chóng. Có rất nhiều người cho rằng việc sử dụng móng giả sẽ hạn chế được việc sử dụng sơn móng trực tiếp lên móng thật và giảm tải rủi ro cho móng. Tuy nhiên, với vấn đề “dán móng giả có hại không” theo nhiều chuyên gia, bác sĩ cho rằng suy nghĩ này hoàn toàn không chính xác. Cả việc sơn móng hay dùng móng giả đều có hại cho móng. 

Khi gắn móng, dù từ bất kỳ chất liệu nào, thì móng thật cũng bị bít nguồn thở, ảnh hưởng đến sự dài ra của móng thật. Bên cạnh đó, do lớp dán móng và sơn móng dày, sẽ che đi các vấn đề tiềm ẩn dưới móng mà mắt thường không nhìn thấy được cho đến khi tình trạng trở nặng. Hoặc đơn giản hơn là chúng ta không thể vệ sinh được móng một cách sạch nhất… Với những tác hại này, việc dán móng luôn được các chuyên gia sức khỏe khuyên là không nên thực hiện. 

Đắp móng giả có hại cho móng
Đắp móng giả có hại cho móng

Một số tác hại của dán móng 

Sau khi giải đáp keo móng tay giả có hại không? Có thể hiểu bạn cũng chưa hình dung rõ ràng được mức độ gây hại của phương pháp này. Do đó, dưới đây là một số tác hại phổ biến mà móng dán tác động lên tay của chúng ta: 

Ảnh hưởng đến sinh sản 

Theo các nghiên cứu cho thấy rằng, keo dán móng chứa các thành phần cực kỳ nguy hiểm cho sức khỏe của chúng ta. Đáng chú ý nhất là tăng nguy cơ vô sinh ở cả nam và nữ. Trong keo dán móng thường chứa các thành phần là chất kết dính như: acetone, hexamethylene, methyl – ethyl ketone và dibutyl phthalate…  Tất cả các thành phần này đều được viết trên mục thành phần của sản phẩm. 

Gây sảy thai, tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường 

Một số sản phẩm sơn móng tay chứa toluene, dibutyl phthalate và formaldehyde có nguy cơ gây sảy thai hoặc mắc bệnh tiểu đường. Đây cũng chính là lý do các chuyên gia, bác sĩ nghiêm túc trong việc không cho mẹ bầu sơn móng tay dù là đơn giản nhất. 

Đắp móng có hại cho thai nhi 
Đắp móng có hại cho thai nhi

Xem thêm: Phụ nữ mang bầu sơn móng tay có được không?

Bệnh hô hấp 

Các móng tay giả gel hay bột thường chứa sản phẩm dẻo công nghiệp, có thể gây nên các rối loạn về bệnh hô hấp, nội tiết, gây thiểu năng đối với bé nhỏ tuổi. Tình trạng mắc bệnh có diễn ra từ từ và chúng ta sẽ không thể nhận ra được cho đến khi bệnh trở nặng và bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu bất thường từ cơ thể. 

Nhiễm trùng, các bệnh về móng 

Đây có lẽ là trường hợp nhiều người gặp phải nhất khi thực hiện các dịch vụ móng tay tại địa chỉ kém chất lượng, sản phẩm móng không tốt, tay nghề thợ Nail không chuyên và là câu trả lời phổ biến của thắc mắc “Gắn móng giả có hại không?”. Khi thực hiện, chỉ cần một số thao tác không chuẩn, phạm vào da, dù là nhỏ nhất thì nguy cơ vết thương bị nhiễm trùng hay lỡ loét rất dễ xảy ra. 

Bên cạnh đó, các chất độc hại có trong sơn móng, keo dán móng, chất liệu móng giả dễ dàng len lỏi vào cơ thể thông qua vết thương, thấm vào móng, nhẹ nhất là dị ứng, cảm giác khó chịu, nhức ngón tay… Nặng là nhiễm trùng, hoặc gây các bệnh tai biến khác. 

Đắp móng nhiều dẫn đến vàng móng
Đắp móng nhiều dẫn đến vàng móng

Khiến móng thật bị yếu đi

Mỗi lần đắp móng hay sơn móng, móng tay đều phải trải qua quá trình mài móng để tạo độ ma sát cho sơn móng và tăng tính kết dính của móng giả. Chính vì vậy, móng thật sẽ ngày càng mỏng, yếu đi và mất đi hoàn toàn lớp bảo vệ tự nhiên của móng. Không những vậy, khi tháo móng, thợ nail sẽ sử dụng sản phẩm chuyên dụng chứa các thành phần hóa học. Từ đó, móng lại tiếp tục bị tác động và trở nên mỏng, dễ gãy, vàng móng… 

Một số lưu ý khi gắn móng giả để giảm tác hại 

Dù phương pháp đắp móng giả gây hại nhiều đến móng và cơ thể, nhưng thực tế tỷ lệ gặp rủi ro không cao (trừ các mẹ bầu và mẹ đang cho con bú). Do đó, dịch vụ thiết kế, gắn móng vẫn phổ biến và chiếm nhiều cảm tình của người dùng. Tuy nhiên, tỷ lệ thấp không đồng nghĩa với việc móng tay và sức khỏe không bị ảnh hưởng. 

Thế nên, khi thực hiện gắn móng hay sơn móng, hãy lưu ý một số vấn đề sau đây: 

Lựa chọn salon Nail uy tín, chất lượng

Trước hết, bạn cần lựa chọn địa chỉ làm Nail uy tín, chất lượng để đảm bảo về yếu tố tay nghề của thợ làm móng, chất liệu sử dụng, nguyên liệu, dụng cụ… tránh các trường hợp hàng kém chất lượng, quy trình thực hiện mất vệ sinh, da bị tổn thương…

Xin đừng ngần ngại, hãy đăng ký thông tin để được hỗ trợ thông tin khóa học nail.

Đăng ký ngay

Sử dụng dụng cụ làm móng của riêng mình 

Khi đắp móng, bạn cần cắt da, tỉa móng cũ. Bước này sẽ dẫn gây ra các bệnh truyền nhiễm nếu sử dụng bộ kềm chung. Vậy nên, tốt nhất hãy mang theo bộ kềm của riêng mình và yêu cầu thợ Nail sử dụng chúng khi thực hiện. 

Lựa chọn địa chỉ làm móng uy tín
Lựa chọn địa chỉ làm móng uy tín

Dưỡng móng đầy đủ trước khi đắp móng

Trước khi đắp móng, hãy dưỡng móng trước đó một cách thường xuyên để móng đạt được độ khỏe mạnh nhất, dễ dàng chống chọi lại các tác nhân gây hại tự keo dán móng, móng và sơn móng.

Không đắp móng liên tục 

Thời gian lần cuối cùng tháo móng đến khi gắn móng mới lý tưởng là 2 tháng. Trong thời gian này, móng cần được bổ sung dưỡng chất, chăm sóc cẩn thận để phục hồi và khỏe mạnh, đủ sức để tiếp tục chống chọi với bộ móng mới sắp tới. 

Trong trường hợp gắn móng liên tục, móng thật sẽ yếu dần cho đến khi không thể nào tự phát triển được nữa. Từ đó, mỏng sẽ mỏng, yếu, dễ gãy và nghiên trọng hơn là không thể mọc dài ra được nữa. 

Quan sát kỹ sức khỏe của bàn tay sau khi đắp móng

Dù gắn móng giả có hại không, thì sau khi đắp móng bạn cũng nên quan sát, theo dõi móng của mình thường xuyên. Trong trường hợp móng bị yếu, đổi màu xanh hoặc vàng, hoặc đau, nhức, thì lúc nào móng có thể đã bị nhiễm nấm hoặc nhiễm trùng… Hãy đến ngay bác sĩ để được tư vấn xử lý phù hợp. 

Thường xuyên theo dõi móng của mình
Thường xuyên theo dõi móng của mình

Các câu hỏi liên quan 

Ngoài vấn đề dán móng tay giả có hại không được chia sẻ trên bài viết, thì dưới đây sẽ là một số thắc mắc liên quan bạn cũng cần nắm để bảo vệ tốt hơn cho bản thân mình: 

Có bầu có nên dán móng giả không? 

Theo bác sĩ, mang thai không nên gắn móng giả. Các thành phần có trong keo dán móng có thể mang lại nhiều rủi ro cho cả mẹ và thai nhi. Không những vậy, mẹ bầu ngồi quá lâu 1 chỗ sẽ gây ra tình trạng mỏi, mệt, đau lưng. Chưa kể môi trường tiệm nail thật sự không thích hợp với mẹ bầu khi phải hít mùi sơn móng, hay các loại hóa chất hỗ trợ trong việc làm nail. 

Nếu là cô nàng điệu đà muốn tạo điểm nhấn cho bộ móng của mình, bạn có thể lựa chọn móng box, bộ móng giả được thiết kế sẵn. Việc của bạn là mang về nhà và tự dán lên móng bằng keo 2 mặt chuyên dụng, có thể tháo và dán một cách linh hoạt, an toàn, và rất xinh xắn với hàng trăm mẫu mã khác nhau. 

Mẹ bầu muốn điệu đà có thể tham khảo thêm nail box an toàn và tiện lợi
Mẹ bầu muốn điệu đà có thể tham khảo thêm nail box an toàn và tiện lợi

Úp móng giả có hại không, có hư móng thật không?

Tùy vào phương pháp dán móng của bạn. Nếu thực hiện dán móng cố định thông qua keo dán móng, hay thực hiện dán móng bột, thì kiểu dán móng này sẽ ảnh hưởng đến móng thật. Bởi lẽ, trong keo dán móng, hay bột đắp móng chứa rất nhiều chất có hại, tác động trực tiếp lên móng, khiến móng ngày càng kém sắc, vàng hoặc thậm chí thực hiện dán móng quá nhiều lần sẽ gây nên tình trạng giòn móng, dễ gãy, xước. 

Gắn móng giả thường xuyên, móng sẽ yếu và nhanh gẫy
Gắn móng giả thường xuyên, móng sẽ yếu và nhanh gẫy

Xem thêm: Nên làm móng úp hay đắp gel? Loại nào bền, đẹp hơn?

Gắn móng giả bị xanh móng là bị gì? Cách khắc phục 

Gắn móng giả bị xanh móng là dấu hiệu cảnh báo móng đang bị nhiễm trùng và có vi khuẩn xâm nhập vào bên trong của móng. Nếu không xử lý tốt, tình trạng móng xanh có thể chuyển thành mưng mủ, đau nhức và vi khuẩn xâm nhập sâu hơn, trực tiếp vào da dưới móng. 

Trong trường hợp thấy móng thật bị xanh sau khi tháo móng giả, bạn cần vệ sinh móng thật sạch, sau đó cắt móng, dũa móng gọn gàng. Sau đó tập cho mình thói quen dưỡng móng thông qua các sản phẩm dưỡng có nguồn gốc rõ ràng. Các sản phẩm này thường được dùng bất kỳ thời gian nào trong ngày, do đó bạn có thể linh động dưỡng bộ móng của mình cho đén khi móng trở lại hồng hào. 

Trong trường hợp tình trạng xanh móng kết hợp cảm giác đau, nhức và có mủ, bạn cần đến ngay bác sĩ để được tư vấn và xử lý đúng cách. 

Lời kết

Ai cũng muốn có một bộ móng lung linh, tự tin hơn với bản thân mình. Nhưng phương pháp làm đẹp này lại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro gây hại với các thành phần hóa học. Tuy nhiên, nếu quyết định thực hiện và mong muốn giảm thiểu rủi ro, hãy cố gắng chăm sóc móc và thực hiện những lưu ý trên. 

Trên đây là bài viết xoay quanh vấn đề gắn móng giả có hại không. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ, bạn đã có cái nhìn rõ hơn về vấn đề này cũng như bỏ túi cho mình các kiến thức quan trọng. 

Cùng xem video hướng dẫn kỹ thuật dán móng giả đúng cách:

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

author-mobile
co-hang

Nguyễn Thuý Hằng

Trưởng Nhóm Giảng Viên, Chăm Sóc Da - Spa tại Seoul Academy – Trường Đào tạo Thẩm mỹ Quốc tế với hơn 12 năm kinh nghiệm Ngành Chăm Sóc Da, chứng chỉ thẩm mỹ Cidesco Thụy Sỹ 2011, chứng chỉ chuyên sâu Body Cibtac Singapore, ban giám khảo Hiệp hội ngành làm đẹp Asian.

BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN