Tẩy tóc có hại da đầu không? Cách chăm sóc da đầu sau khi tẩy tóc

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

Tẩy tóc là phương pháp làm đẹp được nhiều người lựa chọn nhằm sở hữu màu nhuộm nổi bật, ưng ý. Tuy nhiên, hóa chất trong thuốc tẩy tóc có thể khiến da đầu bị khô, ngứa, gãy rụng. Do đó tham khảo những cách chăm sóc da đầu sau khi tẩy tóc được chia sẻ dưới đây giúp bạn lấy lại mái tóc mềm mượt, chắc khỏe.

Tẩy tóc có hại da đầu không?

Tẩy tóc mặc dù có thể giúp bạn có được màu tóc ưng ý nhưng chắc chắn có thể gây hại cho da đầu. Quá trình tẩy tóc sử dụng các hóa chất mạnh nhằm loại bỏ các sắc tố tự nhiên của tóc. Điều này có thể gây ra rất nhiều vấn đề cho da đầu, đặc biệt là những da đầu nhạy cảm.

Tẩy tóc mặc dù có thể mang đến màu tóc ưng ý nhưng tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho da đầu
Tẩy tóc mặc dù có thể mang đến màu tóc ưng ý nhưng tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho da đầu

Một số tác hại thường gặp khi tẩy tóc cho da đầu có thể kể đến như:

  • Kích ứng và bỏng da đầu khi tẩy tóc: Các chất tẩy mạnh có trong thuốc tẩy có thể gây kích ứng, mẩn đỏ, ngứa ngáy, thậm chí gây bỏng rát da đầu, đặc biệt là da đầu đang bị tổn thương.
  • Gây khô da đầu: Quá trình sử dụng thuốc tẩy tóc có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da đầu khiến da đầu trở nên khô căng, bong tróc da đầu sau khi tẩy tóc và gây ra cảm giác khó chịu cho da đầu.
  • Rụng tóc: Nhiều trường hợp khi tẩy tóc khiến chân tóc bị yếu đi và gãy rụng nhiều khiến tóc mỏng đi trông thấy.
  • Viêm da: Một số trường hợp bị dị ứng với các thành phần có trong thuốc tẩy tóc có thể dẫn đến các triệu chứng như nổi mẩn đỏ, ngứa, phồng rộp da đầu.

Xem thêm: Cách chăm sóc da đầu yếu với những cách đơn giản

Nguyên nhân gây ra các tác hại khi tẩy tóc

Nhìn chung, tác hại của tẩy tóc xuất phát từ nguyên nhân chính là thành phần hóa học mạnh có trong thuốc tẩy kết hợp với quá trình tác động của thuốc tẩy lên cấu trúc tóc. Cụ thể các nguyên nhân gây hại cho tóc khi sử dụng thuốc tẩy có thể kể đến như:

Tẩy tóc xong bị tróc da đầu là dấu hiệu tác hại của tẩy tóc quá thường xuyên
Tẩy tóc xong bị tróc da đầu là dấu hiệu tác hại của tẩy tóc quá thường xuyên
  • Các thành phần hóa học có trong thuốc tẩy tóc như hydrogen peroxide, amoniac cùng các chất phụ gia khác có tác dụng phá vỡ các melanin sắc tố tạo màu cho tóc. Tóc càng tẩy sáng thì tổn thương cho tóc và da đầu cũng nhiều hơn và tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây kích ứng, bỏng rát cho da đầu.
  • Quá trình các chất hóa học tác động lên tóc làm phá vỡ lớp biểu bì bảo vệ ngoài của tóc, làm suy yếu liên kết protein khiến tóc mất đi độ ẩm tự nhiên trở nên khô xơ, dễ gãy rụng, chẻ ngọn.
  • Tẩy tóc quá thường xuyên khiến tóc và da đầu đều bị tổn thương nặng nề.
  • Để thuốc tẩy trên tóc quá lâu cũng làm tăng mức độ tổn thương.
  • Thực hiện tẩy tóc không đúng kỹ thuật có thể gây ra những tác hại không mong muốn như bỏng da đầu, tóc gãy rụng.
  • Nhiều người có làn da nhạy cảm sẽ dễ bị kích ứng và dị ứng với thuốc tẩy tóc cũng có thể làm tăng các tổn thương của tóc.

Tẩy tóc bị bỏng da đầu phải làm sao? Cách chăm sóc da đầu khi tẩy tóc

Bỏng da đầu sau khi tẩy tóc là tình trạng khá nguy hiểm có thể gây đau rát, viêm nhiễm thậm chí gây nhiễm trùng và để lại sẹo. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, bạn cần bình tĩnh xử lý theo quy trình như sau:

Làm sạch da đầu

Việc đầu tiên bạn cần làm sau khi tẩy tóc bị bỏng đó là làm sạch da đầu, việc làm này giúp tránh nguy cơ kích ứng và nhiễm trùng da đầu. Bạn hãy sử dụng nước mát xả tóc giúp làm dịu da, giảm đau rát và loại bỏ hoàn toàn phần thuốc gẩy tẩy, giảm các tác động lên da đầu. Tránh dùng nước nóng vì có thể làm tổn thương thêm da đầu đang bị bỏng rát.

Tẩy tóc bị tróc da đầu phải làm sao? Làm sạch da đầu bằng nước mát hoặc nước muối sinh lý
Tẩy tóc bị tróc da đầu phải làm sao? Làm sạch da đầu bằng nước mát hoặc nước muối sinh lý

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý có tính sát khuẩn nhẹ, giúp làm sạch da đầu an toàn rừa hoặc xịt trực tiếp lên da đầu giúp sát khuẩn. Đối với da đầu bị bỏng sau khi tẩy tóc, bạn nên xịt nước muối sinh lý ít nhất 1 lần mỗi ngày để làm sạch bụi bẩn, tạp chất, đồng thời giúp da đầu mau lành hơn.

Trong những ngày đầu sau khi bị bỏng, bạn nên hạn chế gội đầu, chỉ nên gội khi thực sự cần thiết. Cho đến khi da đầu bắt đầu hồi phục lại, bạn có thể tăng tần suất gội đầu, tuy nhiên chỉ nên sử dụng các sản phẩm dầu gội dịu nhẹ, không chứa sulfate, paraben…

Loại bỏ các tác nhân gây nhiễm trùng

Bên cạnh việc làm sạch da đầu, loại bỏ các tác nhân tăng nguy cơ gây nhiễm trùng. Trong thời gian phục hồi da sau tẩy tóc, bạn cần tránh để da đầu tiếp xúc da đầu với hóa chất từ dầu gội đầu, dầu xả. Điều này giúp thời gian phục hồi mà không ảnh hưởng đến các tác động tiêu cực từ hóa chất.

Tránh để tóc và da đầu tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng da đầu
Tránh để tóc và da đầu tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng da đầu

Trong quá trình chăm sóc vết bỏng, bạn cũng tuyệt đối không chạm, gãi hoặc cạy vết bỏng để tránh gây trầy xước da, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập. Đồng thời che chắn vết thương tránh khỏi bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập. Giữ gìn vệ sinh cá nhân và không gian sống để da đầu nhanh chóng phục hồi.

Tìm hiểu: Tóc tẩy có phục hồi được không? Cách phục hồi tóc sau khi tẩy

Theo dõi và điều trị bỏng da đầu tại nhà

Đối với tình trạng bỏng da đầu sau khi tẩy tóc, bạn có thể theo dõi và điều trị vết bỏng tại nhà. Tuy nhiên, chỉ áp dụng đối với những trường hợp bỏng nhẹ, không xuất hiện các triệu chứng phồng rộp. Trường hợp bỏng nặng, vết bỏng lan rộng và có dấu hiệu nhiễm trùng, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn điều trị đúng cách.

Theo dõi điều trị bỏng da đầu tại nhà để phục hồi da đầu nhanh chóng
Theo dõi điều trị bỏng da đầu tại nhà để phục hồi da đầu nhanh chóng

Đối với những vết bỏng nhẹ, bạn có thể áp dụng các biện pháp làm sạch nhẹ nhàng bằng nước mát và nước muối sinh lý 2 lần/ 1 ngày. Đồng thời kết hợp các biện pháp dưỡng ẩm, chườm lạnh, bổ sung dinh dưỡng giúp vết bỏng do tẩy tóc nhanh chóng hồi phục.

Ngoài ra, bạn cần theo dõi, kiểm tra vết bỏng hằng ngày, nếu có các dấu hiệu bất thường như sưng đỏ, đau ngày càng nhiều kết hợp với chảy mủ, phồng rộp, thậm chí sốt, vết bỏng không có dấu hiệu lành lại sau 2 tuần… có thể là dấu hiệu cơ thể đang bị viêm nhiễm cần thăm khám với bác sĩ.

Việc chăm sóc da đầu sau khi tẩy tóc đóng vai trò vô cùng quan trọng giúp bạn duy trì mái tóc khỏe mạnh, hạn chế các tổn thương do hóa chất trong thuốc tẩy tóc gây ra. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây đã giúp bạn có cách chăm sóc da đầu sau khi tẩy tóc tại nhà. Hãy lựa chọn các sản phẩm phù hợp, áp dụng đúng cách để có được mái tóc khỏe mạnh, mềm mượt.

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

()
author-mobile
Seoul academy

Seoul academy

Hệ Thống Đào Tạo Thẩm Mỹ Quốc Tế Seoul Academy luôn tự hào về chất lượng đào tạo, chất lượng giảng viên cũng như nuôi dưỡng niềm say mê học tập làm đẹp của học viên, giúp học viên phát huy tối đa tiềm năng của mình.

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!


BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN