- Mặc định
- Lớn hơn
Bỏng bô xe là một trường hợp rất thường gặp phải. Không chỉ người lớn mà cả các bé vì không cẩn thận cũng có thể bị bỏng. Lúc này mọi người cần phải đặc biệt chú ý chế độ dinh dưỡng để vết thương nhanh lành hơn. Bên cạnh đó cũng sẽ hạn chế sẹo gây mất thẩm mỹ về sau. Vấn đề bị bỏng bô xe máy nên kiêng ăn gì sẽ được giải đáp rõ hơn qua các thông tin dưới đây.
Bỏng bô xe máy là gì?
Ống bô xe máy là bộ phận xả khí của xe máy. Khi xe hoạt động bô sẽ vô cùng nóng. Bỏng bô là khi mọi người vì sơ ý mà chạm vào vùng bô. Thông thường nhất chính là bắp chân của mọi người rất dễ bị bỏng.
Bỏng bô xe máy thường không gây nên vết thương hở. Da sẽ bị ửng đỏ sau đó là phồng rộp lên. Mọi người nếu tiếp xúc bô ngay lúc xe đang hoạt động sẽ bỏng nặng hơn. Khi xe ngưng hoạt động và bô hạ nhiệt thì tổn thương cũng sẽ ít đi.
Bị bỏng bô xe máy nên kiêng ăn gì để nhanh lành vết thương?
Sau khi bỏng bô xe máy nếu muốn nhanh lành cần đặc biệt chú ý chế độ dinh dưỡng. Thông thường sẽ có những món mà mọi người nên hạn chế ăn để tránh tình trạng viêm nhiễm và gây sẹo. Dưới đây là các thực phẩm mà người bỏng xe nên kiêng tuyệt đối.
Kiêng ăn rau muống
Khi bị bỏng bô mọi người cần kiêng ăn rau muống. Rau muống mặc dù chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ nhưng người bị thương nên tránh xa. Bị bỏng hay vết thương hở khi ăn rau muống sẽ khiến vết thương lâu lành hơn. Bên cạnh đó cũng dễ để lại sẹo lồi nên vô cùng ảnh hưởng không tốt. Ngoài người bị bỏng thì người mới làm đẹp như phun xăm, nặn mụn, lăn kim… cũng cần tránh ăn rau muống.
Kiêng ăn gạo nếp
Bị bỏng bô xe máy nên kiêng ăn gì còn có thể kể đến gạo nếp. Gạo nếp tính dẻo được dùng nhiều trong chế biến các món xôi, chè… Tuy nhiên nếu bị bỏng mọi người cần tránh ăn gạo nếp. Chúng mặc dù có thể giúp vết thương nhanh lành hơn nhưng lại dễ tạo sẹo lồi. Người bị bỏng bô sau đó vết thương khó trở lại bình thường, gây mất thẩm mỹ.
Kiêng ăn thịt gà
Thịt gà chứa nhiều dinh dưỡng và là thực phẩm quen thuộc với mọi người. Tuy nhiên khi bị bỏng và vết thương hở nói chung cần kiêng ăn thịt gà. Loại thịt này có tính hàn nên sẽ ảnh hưởng đến quá trình lành lại của vết thương. Dù ăn nhiều hay ít đều rất dễ sinh các vết sẹo lồi. Do đó mọi người bị bỏng bô xe máy tốt nhất hãy đợi vết thương lành hẳn rồi mới ăn thịt gà.
Kiêng ăn thịt bò
Bị bỏng bô xe máy nên kiêng ăn gì chắc chắn phải kể đến thịt bò. Giống như thịt gà, thịt bò cũng khiến vết thương hình thành sẹo lồi. Vùng bỏng của mọi người rất mất thẩm mỹ, dễ dàng nhìn thấy sẹo từ việc ăn thịt bò. Do đó dù loại thịt này nhiều dinh dưỡng nhưng tốt nhất là nên kiêng khi bị bỏng hoặc vết thương hở.
Kiêng ăn tôm, cua
Tôm, cua các loại cũng nằm trong nhóm thực phẩm phải kiêng khi bị bỏng bô xe máy. Tôm, cua cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sẹo lồi. Bên cạnh đó, các loại thịt này còn khá độc, dễ gây viêm nhiễm ở vùng bị thương. Mọi người bị bỏng xe máy cần tránh ăn tôm, cua và một vài loại hải sản khác là tốt nhất.
Xem thêm: Phun môi có được ăn tôm không? Kiêng trong bao lâu?
Kiêng ăn mắm
Mắm là món ăn quen thuộc với người Việt Nam. Tuy nhiên chúng lại vô cùng độc, nhất là với người bị bỏng bô xe máy hay vết thương hở. Ăn mắm sẽ khiến các vết thương do bị bỏng khó lành. Đặc biệt còn có thể gây viêm nhiễm, mưng mủ nguy hiểm. Vết thương nhỏ sau khi lành thì bị lồi sẹo thiếu thẩm mỹ. Do đó tốt nhất mọi người không nên ăn mắm khi bị bỏng nói riêng và bị thương nói chung.
Kiêng ăn cà tím
Bị bỏng bô xe máy nên kiêng ăn gì còn có cà tím. Theo Đông y, cà tím có tính hàn và hơi độc. Những người vết thương hở, vết bỏng hoặc vết thương đang lành ăn cà tím là rất không tốt. Chúng có thể gây viêm nhiễm, ngứa ngáy vùng vết thương. Bên cạnh đó loại quả này cũng có thể tạo nên sẹo lồi. Do đó khi bị bỏng tốt nhất mọi người nên loại bỏ cà tím trong thực đơn.
Kiêng rượu bia
Bị bỏng bô xe máy để vết thương nhanh lành mọi người cũng nên kiêng rượu bia. Rượu bia thường được làm từ nguyên liệu chính là lên men gạo nếp. Chính vì vậy nên khi bị bỏng hay vết thương hở mọi người nên tránh uống rượu bia. Uống rượu bia trong giai đoạn này sẽ khiến vết thương lâu lành hơn và cũng gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Do đó tốt nhất là nên kiêng cử cho đến khi lành hẳn.
Kiêng ăn thịt chó
Người bị bỏng bô xe máy nên kiêng ăn gì còn có thịt chó. Những ai thích ăn loại thích này mà đang bị bỏng thì tốt nhất nên tránh xa. Thịt chó là loại thích có tính hàn. Mặc dù chúng nhiều dinh dưỡng tốt, hương vị thơm ngon nhưng lại không tốt cho vết thương. Quá trình lành lại của các vết bỏng sẽ bị chậm, dễ hình thành sẹo lồi nên tốt nhất không nên ăn.
Kiêng ăn bánh kẹo
Cuối cùng khi bị bỏng bô xe thì mọi người không nên ăn bánh kẹo. Đặc biệt là các bé hoặc chị em lại càng phải tránh xa. Bánh kẹo nóng và ảnh hưởng rất không tốt cho vết thương. Chúng còn làm hao hụt nhiều khoáng chất, vitamin trong cơ thể nên quá trình lành lại bị ảnh hưởng rất nhiều. Nếu có ăn mọi người cũng chỉ nên ăn lượng ít, không nên ăn quá nhiều.
Nên ăn gì khi bị bỏng bô xe máy?
Bên cạnh các thực phẩm không tốt thì cũng có nhiều món giúp vết thương nhanh lành hơn. Bị bỏng bô xe máy mọi người nên lưu ý bổ xung các thực phẩm sau:
- Nhiều rau xanh màu đậm: Các loại rau xanh màu đậm như xà lách, rau má, rau ngót, súp lơ, bông cải… rất tốt cho quá trình lành lại của vết thương nên bổ sung nhiều.
- Cá thu, cá hồi: Những loại cá chứa nhiều omega 3 sẽ giúp vết thương nhanh lành và hạn chế sẹo.
- Thực phẩm giàu vitamin C: Phổ biến là các loại trái cây như cam, bưởi, cà rốt, dâu tây, ổi, táo…
- Các loại hạt, ngũ cốc: Nên có trong khẩu phần của người bị bỏng vì sẽ giúp da nhanh phục hồi hơn.
- Thịt heo: Là loại thịt tính lành, ít các kích ứng và giàu đạm nên sẽ rất tốt để thúc đẩy làm lành vết bỏng.
- Uống nhiều nước: Thúc đẩy quá trình trao đổi chất, kích thích da bị bỏng nhanh lành hơn.
Trên đây là một vài giải đáp cho vấn đề bị bỏng bô xe máy nên kiêng ăn gì. Mặc dù thường các trường hợp bỏng bô là không quá nặng nhưng để an toàn và vết thương nhanh lành việc ăn uống vẫn cần rất chú ý. Seoul Academy hy vọng với những thông tin trên mọi người sẽ lên được thực đơn khoa học nhất cho mình.
Tham khảo thêm những kiến thức hữu ích về chăm sóc sức khỏe: Người bị bệnh máu nhiễm mỡ có uống được mật ong không?