- Mặc định
- Lớn hơn
Trong giai đoạn mang thai, nhiều mẹ bầu vẫn có mong muốn duy trì vẻ ngoài rạng rỡ, tự tin. Nhiều chị em thường đặt câu hỏi không biết bà bầu nối mi được không? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp băn khoăn cũng như những lưu ý quan trọng để quá trình làm đẹp của mẹ bầu diễn ra an toàn nhất.
Bà bầu có nối mi được không?
Câu trả lời là CÓ, nối mi là phương pháp làm đẹp an toàn cho phụ nữ mang thai. Nối mi không xâm lấn, không sử dụng các hóa chất độc hại, chỉ tác động đến vùng mí mắt bên ngoài. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả mẹ và bé, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định nối mi.
Tác hại khi mẹ bầu nối mi tại địa chỉ không uy tín
Mặc dù mẹ bầu vẫn có thể thực hiện nối mi trong thai kỳ, tuy nhiên nếu thực hiện nối mi tại những địa chỉ kém uy tín vẫn có thể tiềm ẩn nguy cơ gây ra các tác hại không mong muốn. Điển hình phải kể đến các tình trạng dị ứng, nhiễm trùng, tăng nguy cơ lây nhiễm bệnh hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Dị ứng và kích ứng
Mẹ bầu trong thai kỳ có hệ miễn dịch nhạy cảm hơn bình thường rất nhiều, do đó nguy cơ dị ứng sẽ cao hơn. Nếu thực hiện nối mi tại những địa chỉ kém chất lượng sử dụng keo dán mi có chứa các thành phần dễ gây kích ứng sẽ dẫn đến tình trạng dị ứng, sưng tấy, đỏ mắt, nổi mẩn đỏ ở khu vực mắt sau khi nối mi.
Nhiễm trùng
Quá trình nối mi cho mẹ bầu tại các địa chỉ kém uy tín sử dụng dụng cụ nối mi không được vệ sinh sạch sẽ hoặc quy trình thực hiện nối mi sai kỹ thuật dẫn đến vi khuẩn xâm nhập vào mắt gây ra nhiễm trùng và các bệnh về mắt như viêm kết mạc, lẹo mắt, thậm chí gây tổn thương giác mạc. Nhiễm trùng mắt có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Rụng lông mi thật
Nếu quá trình nối mi cho mẹ bầu thực hiện không đúng cách, không đúng kỹ thuật, tác động lực quá mạnh lên lông mi có thể làm tổn thương nang lông dẫn đến nguy cơ rụng lông mi thật. Khi mẹ bầu bị rụng lông mi thật không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến tâm lý nhạy cảm của mẹ bầu đang trong giai đoạn mang thai.
Gây ảnh hưởng đến thai nhi
Trong một số ít trường hợp hiếm gặp khi nối mi tại địa chỉ kém chất lượng, hóa chất trong keo dán mi kém chất lượng có thể hấp thụ qua da, đi vào máu và gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Mặc dù trường hợp này rất hiếm gặp nhưng mẹ bầu cũng nên đặc biệt cẩn trọng khi lựa chọn nối mi trong 3 tháng đầu thai kỳ, bởi giai đoạn này thai nhi đang có sự hình thành và phát triển của các cơ quan.
Có nguy cơ lây nhiễm bệnh
Nếu thực hiện nối mi tại những địa chỉ kém uy tín có dụng cụ nối mi không được vệ sinh và khử trùng đúng cách mẹ bầu cũng có nguy cơ lây nhiễm chéo nhiều bệnh như: Viêm gan B, HIV…
Bầu 3 tháng đầu có nối mi được không?
Mẹ bầu 3 tháng không nên vội nối mi bởi làm đẹp trong giai đoạn này có thể gây ra một số rủi ro như: dị ứng và kích ứng, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi do có tiếp xúc với hóa chất là keo dán mi.
Thời gian 3 tháng đầu là giai đoạn đặc biệt nhạy cảm, thai nhi đang trong quá trình hình thành các cơ quan quan trọng. Đồng thời, giai đoạn này cơ thể mẹ bầu cũng đang có nhiều sự thay đổi, dễ bị ốm nghén, mệt mỏi, hệ miễn dịch cũng yếu hơn bình thường. Do đó nối mi cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Vì vậy, tốt nhất mẹ bầu nên đợi sau 3 tháng đầu thai kỳ mới nên nối mi để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Nếu mẹ bầu vẫn quyết định nối mi trong 3 tháng đầu, tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện. Đồng thời lựa chọn cơ sở nối mi uy tín, sử dụng các sản phẩm chất lượng để đảm bảo an toàn. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi nối mi, bạn hãy tháo mi giả và gặp bác sĩ sản khoa để được thăm khám ngay lập tức.
Một số lưu ý khi nối mi mẹ bầu cần quan tâm
Để đảm bảo cảm giác thoải mái và độ an toàn trong lúc nối mi, mẹ bầu cần đảm bảo một số lưu ý quan trọng như sau:
- Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi nối mi, đặc biệt là trong 3 tháng đầu và những tháng cuối thai kỳ.
- Đảm bảo lựa chọn nối mi tại những cơ sở uy tín, có giấy phép hoạt động, sử dụng sản phẩm nối mi chất lượng và có đội ngũ kỹ thuật viên có tay nghề và chuyên môn.
- Trước khi nối mi nên thông báo tình trạng mang thai của mình để kỹ thuật viên điều chỉnh các tư thế, thời gian và sử dụng loại mi phù hợp.
- Nên kiểm tra thành phần các loại keo dán mi trước khi nối, nên tránh những loại keo có chứa formaldehyde, cyanoacrylate…
- Lựa chọn những loại mi có kết cấu nhẹ nhàng, tự nhiên, tránh sử dụng mi quá dày, quá dài gây nặng mí mắt và khó chịu cho mẹ bầu.
- Trong quá trình nối nên nằm tư thế nghiêng hoặc kê gối để giảm áp lực lên vùng lưng và bụng.
- Quá trình nối mi nếu gặp bất kỳ triệu chứng bất thường nào hoặc hành động nào khiến bạn cảm thấy khó chịu nên báo với kỹ thuật viên để được điều chỉnh phù hợp.
- Sau khi nối mi nên sử dụng nước muối sinh lý vệ sinh mi nhẹ nhàng, tránh dụi mắt hoặc chà xát mạnh vì có thể làm rụng mi thật và cả mi nối.
- Để tránh làm bít tắc lỗ chân lông của lông mi, bạn nên hạn chế trang điểm mắt đậm.
- Nếu sau khi nối mi xuất hiện các dấu hiệu bất thường như ngứa, đỏ, sưng… nên tháo mi giả ra.
- Đối với mẹ bầu, việc nối mi làm đẹp cùng rất quan trọng nhưng nên ưu tiên sức khỏe của mẹ và bé. Nếu có các lo lắng nào, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn chi tiết hơn.
Trên đây là những chia sẻ giải đáp băn khoăn bà bầu nối mi được không và những lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé. Bà bầu nối mi hoàn toàn có thể thực hiện được nếu bạn tuân thủ các nguyên tắc an toàn. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng, tham khảo ý kiến của bác sĩ và lựa chọn cho mình phương pháp làm đẹp phù hợp giúp mẹ bầu có thể tự tin duy trì vẻ ngoài rạng rỡ trong suốt thai kỳ của mình.
Xem thêm: Có Bầu Xăm Môi Được Không?