- Mặc định
- Lớn hơn
Kem dưỡng ẩm là sản phẩm không thể thiếu trong chu trình chăm sóc da hằng ngày. Kem dưỡng ẩm không đơn thuần cấp ẩm cho làn da mà còn giúp da ngăn ngừa tình trạng lão hoá cũng như bảo vệ da khỏi các tác nhân bên ngoài. Vậy nên thoa kem dưỡng ẩm bao nhiêu lần một ngày là đủ? Nếu muốn biết cụ thể bí quyết thoa kem dưỡng ẩm với từng loại da, hãy theo dõi bài viết sau đây!
Nên bôi kem dưỡng ẩm mấy lần 1 ngày?
Bạn nên thoa kem dưỡng ẩm là 2 lần/ ngày vào mỗi buổi sáng và buổi tối để cấp ẩm cho làn da. Bởi vì đa phần các loại kem dưỡng ẩm có công dụng trong vòng 8 tiếng. Tuy nhiên, tùy vào từng loại da cũng như thời tiết, môi trường, số lần cần thoa kem dưỡng ẩm trên da nên linh động và thay đổi để phù hợp.
Lưu ý, không nên bôi dùng quá nhiều lần trong 1 ngày vì sẽ làm da bị bí tắc, và gây lãng phí kem dưỡng.
Tần suất dùng kem dưỡng ẩm phù hợp với mỗi loại da cụ thể như sau:
- Da thường: Chỉ cần bôi 2 lần/ ngày vào buổi sáng và buổi tối
- Đối với da khô: thoa 2 – 3 lần/ ngày có thể chia ra sáng, trưa và tối.
- Da dầu: Chỉ nên bôi kem dưỡng 1 lần/ ngày với sản phẩm có kết cấu mỏng nhẹ, thành phần lành tính với da dầu.
- Da hỗn hợp: 2 lần/ ngày.
Trên thực tế, tùy vào tình trạng da mà bạn có thể cân chỉnh số lần cần thoa kem dưỡng ẩm trong 1 ngày. Quan trọng nhất là bạn phải hiểu về làn da của mình có thiếu ẩm hay không, từ đó mới bù đắp được sự thiếu hụt dưỡng chất cấp ẩm này.
Tìm hiểu thêm: Nước tẩy trang bị đục có xài được không?
Hướng dẫn bôi kem dưỡng ẩm đúng cách
Bên cạnh vấn đề một ngày nên thoa kem dưỡng ẩm mấy lần, bí quyết bôi kem dưỡng ẩm bao gồm thời điểm nên dưỡng ẩm, liều lượng, thao tác thoa kem,… cũng là những yếu tố giúp da trở nên khỏe mạnh hơn.
Thời điểm nên dùng kem dưỡng
Kem dưỡng ẩm cần được bôi vào buổi sáng và buổi tối. Đây là 2 khung thời gian nhất định phải thực hiện nếu bạn không muốn làn da của mình bị xấu đi. Thế nhưng, như được chia sẻ trên, tùy vào tình trạng da và thời tiết, số lần có thể tăng lên. Đối với thời tiết lạnh và khô, da khô cần cấp ẩm liên tục cho da (3 lần) và nếu là da dầu thì chỉ cần 2 lần sáng/ tối là đủ.
- Buổi sáng: Không nhất thiết làn da nào cũng nên dùng kem dưỡng ẩm vào buổi sáng. Nhưng với da khô, da thường hay da hỗn hợp, dưỡng ẩm buổi sáng giúp cấp ẩm và bảo vệ da khỏi những tác động từ môi trường như vi khuẩn, thời tiết, bụi bẩn hay mỹ phẩm,…
- Buổi tối: Trước khi đi ngủ, bôi kem dưỡng ẩm là thời điểm lý tưởng nhất. Lúc này, làn da đang trong quá trình tái tạo và phục hồi. Dùng kem dưỡng qua đêm để làn da có thời gian thẩm thấu kem dưỡng sâu hơn.
Liều lượng kem dưỡng
Nên bôi kem dưỡng ẩm bao nhiêu là đủ chính là câu hỏi khiến nhiều người thắc mắc. Nếu bôi kem dưỡng ẩm quá nhiều, da dễ bị tắc nghẽn lỗ chân lông và gây nên mụn. Chính điều này khiến chị em hoang mang khi sử dụng kem dưỡng ẩm.
Theo nhà sản xuất, bạn nên lấy lượng kem dưỡng bằng hạt đậu hay hạt ngô. Nhưng chính xác nhất, bạn nên ước lượng lượng kem dưỡng dựa trên diện tích da của mình.
- Bởi nếu lấy lượng kem dưỡng bằng hạt đậu nhưng không đủ để thoa hết mặt, công dụng của kem dưỡng sẽ không được như mong đợi của mọi người.
- Còn nếu lấy quá nhiều, da bạn không chỉ bị ảnh hưởng mà còn gây nên lãng phí tiền bạc.
Ngoài ra, các bạn có thể tham khảo ý kiến từ các bác sĩ da liễu. Điều này thật sự cần thiết đối với những bạn có làn da “khó chiều” như da mụn, da dầu hay da hỗn hợp.
Thứ tự thoa kem dưỡng trong chu trình chăm sóc da
Trong chu trình dưỡng da hằng ngày, kem dưỡng ẩm sẽ được thoa sau khi làm sạch da mặt. Thế nhưng thứ tự bôi sản phẩm này lại khác nhau trong quy trình chăm sóc da buổi sáng và buổi tối. Cụ thể là:
- Buổi sáng: Tẩy trang -> Sữa rửa mặt -> Toner (nước cân bằng da) -> Kem dưỡng ẩm (ưu tiên loại mỏng nhẹ) -> Kem chống nắng.
- Buổi tối: Tẩy trang -> Sữa rửa mặt -> Toner (nước cân bằng da) -> Kem dưỡng ẩm -> Kem mắt.
Lưu ý: Đây chỉ là chu trình chăm sóc da cơ bản cùng kem dưỡng ẩm. Bạn có thể linh động để thay đổi chu trình dưỡng đặc trị. Tuy nhiên, kem dưỡng ẩm vẫn là sản phẩm không thể thiếu nhé!
Các bước thoa kem dưỡng ẩm
Thoa kem dưỡng ẩm đúng cách giúp làn da căng mịn, chống tình trạng chảy xệ và lão hoá da sớm. Do đó, bạn nên tham khảo các thao tác thoa kem dưỡng ẩm chuẩn. Dưới đây là chia sẻ thực tế từ các chuyên gia làm đẹp về cách bôi kem dưỡng ẩm:
- Bước 1: Đầu tiên, các bạn lấy lượng kem vừa đủ để chấm lên 5 điểm trên khuôn mặt bao gồm trán, mũi, cằm và 2 bên má.
- Bước 2: Thoa kem dưỡng theo chiều xoắn ốc từ trong ra ngoài, hướng từ dưới lên. Sau khi hoàn thành, dùng lòng bàn tay vỗ nhẹ lên làn da để tăng khả năng hấp thụ dưỡng chất của da, cũng như giúp da nhanh chóng mềm mịn.
Lưu ý gì khi bôi kem dưỡng ẩm?
Với những thông tin trên, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ nên thoa kem dưỡng ẩm bao nhiêu lần một ngày cũng như cách bôi kem chuẩn như các beauty blogger. Ngoài ra, để đạt được hiệu quả cao nhất, dưới đây là một số vấn đề bạn cần lưu ý trong quá trình thực hiện:
- Tay cần được vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng trước khi tiếp xúc lên da mặt. Nếu tay không sạch, hành động thoa kem dưỡng ẩm sẽ vô tình để vi khuẩn, bụi bẩn trên tay bám qua da mặt, ẩn nấp ở các lỗ chân lông, dẫn đến tình trạng mụn hoặc một số bệnh lý khác về da.
- Bên cạnh dưỡng ẩm bằng sản phẩm kem dưỡng ẩm, chúng ta nên dưỡng ẩm từ sâu bên trong cơ thể để có làn da khỏe mạnh như: uống đủ nước mỗi ngày, ăn nhiều rau xanh, củ và trái cây để cung cấp Vitamin cần thiết cho da, cũng như cơ thể.
- Trong trường hợp không có thời gian dùng kem dưỡng ẩm, hoặc điều kiện không cho phép, hãy sử dụng xịt khoáng để thay thế, giúp da không bị mất nước.
- Chọn kem dưỡng ẩm phù hợp với loại da của mình và nên mua kem tại những địa chỉ uy tín.
- Nếu tình trạng khô da xảy ra nặng hay dưỡng ẩm thời gian dài không có tác dụng, bạn nên gặp bác sĩ để được tư vấn và tìm ra liệu pháp phù hợp.
Trên đây là bài viết giải thích cặn kẽ vấn đề nên thoa kem dưỡng ẩm bao nhiêu lần một ngày. Quan trọng nhất là mọi người phải hiểu về làn da của mình để tìm ra được cách dưỡng, thời điểm dưỡng và liều lượng phù hợp. Seoul Academy hy vọng những thông tin trên đã giúp các bạn hiểu thêm về cách chăm sóc da!
Học nghề spa – thẩm mỹ cam kết 100% có việc làm ngay: