- Mặc định
- Lớn hơn
Cách nấu nước khổ qua tắm cho bé để trị rôm sảy hoặc giải nhiệt cơn nóng là công thức mà nhiều phụ huynh thường tìm kiếm. Từ thời ông bà ta, công thức nấu nước mướp đắng được truyền miệng là chủ yếu. Vậy nên, các mẹ khó có thể tìm được cách nấu nước khổ qua chuẩn cũng như cách tắm như thế nào cho đúng. Hãy cùng theo dõi Seoul Academy cùng bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu tác dụng của khổ qua/ mướp đắng
Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng, là loại cây có quả ăn được và vị của nó thuộc loại đắng nhất trong các loại rau quả. Tuy khó ăn nhưng khổ qua mang lại nhiều công dụng cực kỳ “thần kỳ” khi sử dụng, cụ thể như sau:
- Tăng miễn dịch, ngăn ngừa một số bệnh ung thư.
- Hỗ trợ điều trị đái tháo đường loại 2.
- Giúp làn da khỏe mạnh và trắng mịn.
- Giảm cân, kích thích tiêu hoá.
Khổ qua còn là thực phẩm có tính hàn, rất tốt cho sức khỏe. Không chỉ được chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon và bổ dưỡng, mà khổ qua còn chứa rất nhiều thành phần có lợi cho làn da. Từ trái, thân hay lá đều mang những công dụng thần kỳ để chăm sóc làn da. Đó là lý do vì sao có rất nhiều sản phẩm dưỡng da trên thị trường hiện nay được chiết xuất từ khổ qua. Đặc biệt, khổ qua còn được nhắc đến là có tác dụng trị mẩn ngứa, mụn nhọt, rôm sẩy,… cực kỳ hiệu quả.
Cách nấu nước khổ qua tắm cho bé trị rôm sảy hiệu quả
Theo kinh nghiệm của ông bà ta truyền lại, sử dụng khổ qua rừng, dây mướp đắng rừng hoặc quả lớn để nấu nước thì có lợi hơn. Cùng với đó, cách nấu nước khổ qua tắm cho bé rất đơn giản như sau.
Cách 1: Nấu nước khổ qua kết hợp với lý kinh giới
Chỉ cần 5-7 phút là bạn có thể thực hiện thành công cách nấu nước khổ qua (mướp đắng). Cụ thể như sau:
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Khổ qua: 2 trái (nếu là khổ qua rừng, bạn nên dùng cả trái, dây và lá để nấu nước tắm cho trẻ.
- Lý kinh giới: 1 nắm
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Sơ chế khổ qua sạch sẽ, tách bỏ hạt. Ngâm nước muối khoảng 10-15 phút. Chỉ nên lựa những quả xanh tươi đậm màu và non, không dùng quả bị dập hoặc vàng chín.
- Bước 2: Xay nhuyễn khổ qua và kinh giới, có thể thêm vào một ít nước lọc để dễ xay.
- Bước 3: Lọc phần nước và xác khổ qua bằng rây lọc. Dùng phần nước chắt được pha với nước ấm để tắm cho em bé.
Cách 2: Nấu nước khổ qua từ trái tươi
Ở cách khác, các bạn có thể nấu khổ qua mà không cần kinh giới. Thời gian nấu nước sẽ lâu hơn cách một nhưng tỷ lệ thành công thì không giảm.
Chuẩn bị nguyên liệu:
- Khổ qua: 2 trái (nếu là khổ qua rừng, bạn nên dùng cả trái, dây và lá để nấu nước tắm cho trẻ.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Sơ chế khổ qua sạch sẽ. Ngâm nước muối khoảng 10-15 phút. Chỉ nên lựa những quả xanh tươi đậm màu và non, không dùng quả bị dập hoặc vàng chín. Nếu có dây và lá thì bạn cũng phải rửa sạch và ngâm nước muối nhé.
- Bước 2: Cắt khổ qua theo từng lát mỏng.
- Bước 3: Tiếp đến, bạn dùng khổ qua đã sơ chế để nấu nước. Có thể thêm phần dây và lá khổ qua để cho vào nồi nấu cùng lúc.
- Bước 4: Sau khi nước chín, bạn chỉ dùng phần nước để tắm cho em bé và bỏ đi phần lá, quả và dây khổ qua nhé!
Tắm nước khổ qua cho bé như thế nào là đúng?
Sau khi chuẩn bị nước tắm cho trẻ được nấu theo cách nấu nước khổ qua tắm cho bé như trên. Bố mẹ cần thực hiện theo 4 bước đơn giản như sau để tắm cho con:
- Bước 1: Bố mẹ tiến hành pha nước ấm cho con. Đừng vội cho con tắm trực tiếp. Để chắc chắn là con không bị kích ứng, hãy dùng một ít nước để thử nghiệm trên vùng da tay hoặc chân của con. Nếu 1-2 giờ nhưng không thấy con bị gì, bố mẹ hãy tiến hành tắm nhé!
- Bước 2: Tắm cho con bằng nước khổ qua như tắm nước thông thường.
- Bước 3: Cho con tắm lại khoảng 1 phút với nước ấm hoặc chỉ cần tráng lại với nước ấm đêu được.
- Bước 4: Tiếp theo, bố mẹ lau người khô và cho con mặc quần áo. Mỗi tuần nên tắm khoảng 2-3 lần cho đến khi con dứt hẳn tình trạng bị rôm sảy.
Tìm hiểu thêm: Tác dụng của phấn rôm đối với mặt có tốt không?
Trường hợp nào không nên tắm nước khổ qua?
Mặc dù nước khổ qua lành tính và tốt cho em bé đang bị rôm sảy,… Thế nhưng, vẫn có một số bố mẹ không nên tắm cho con bằng nước khổ qua. Hãy theo dõi xem con bạn có phải là trường hợp nên tránh không nhé!
- Nếu con bạn bị rôm sảy nhưng ở mức độ năng, ngứa, sưng tấy thì tắm nước khổ qua không phải là cách hiệu quả. Lúc này, bạn cần đưa con đến gặp bác sĩ để được khám và chữa bệnh một cách chính xác nhất.
- Da em bé đang bị tổn thương và viêm nhiễm là trường hợp mà bố mẹ cần tránh tắm nước khổ qua. Khi con có vết thương, tiếp xúc với nước khổ qua khiến em bé dễ bị đau rát.
- Em bé có làn da nhạy cảm, dễ bị dị ứng cũng thuộc trường hợp không nên tắm nước khổ qua. Một số trường hợp mẹ đã thử nghiệm một ít nước khổ qua lên tay, chân con và thấy có dấu hiệu nổi mẩn đỏ, sưng tấy,… thì nên dừng tắm nước khổ qua.
Lưu ý khi nấu và tắm nước khổ qua cho bé
Khi thực hiện cách nấu nước khổ qua tắm cho bé, có một số lưu ý quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Dưới đây là một số hướng dẫn cơ bản:
- Làm sạch mướp đắng trước khi nấu cho con là lưu ý quan trọng. Bởi mướp đắng còn dính bụi bẩn, đất bùn,… sẽ khiến con dễ bị dị ứng và viêm da sau khi tắm. Ngoài ra, đôi khi khổ qua sẽ bị phun thuốc trừ sâu. Nên phụ huynh cần ngâm nước muối khoảng 10-15 phút để tránh ảnh hưởng xấu đến trẻ sơ sinh.
- Khi tắm, bạn phải dùng nước khổ qua pha loãng để cho con tắm. Tuyệt đối không tắm bằng hỗn hợp đặc nhé. Bởi da em bé rất mỏng manh, rất dễ bị kích khi tiếp xúc với nguyên liệu tắm đặc biệt như nước khổ qua.
- Không tắm cho con khi chưa lọc sạch cặn bã hoặc xác của nước khổ qua. Điều này khiến làn da của con dễ bị trầy xước.
- Thời gian tắm cho con bằng nước khổ qua không nên quá 10-15 phút các mẹ nhé! Điều này giúp bảo vệ con trong vùng an toàn, không bị kích ứng hay dị ứng.
- Trước khi tiến hành cho con, hãy tham vấn lời khuyên của bác sĩ để tránh tình trạng không tốt xảy đến với con nhé!
Tắm nước khổ qua cho em bé rất tốt nếu như bố mẹ nắm rõ cách nấu nước cũng như bí quyết tắm cho con một cách đúng đắn nhất. Như vậy, bài viết đã tổng hợp các cách nấu nước khổ qua tắm cho bé trị rôm sảy và giải độc rất hiệu quả. Bố mẹ hoàn toàn có thể tham khảo và thực hiện theo. Đừng quên theo dõi Seoul Academy để cập nhập những tips chăm con hay ho khác nhé!
Bạn có thể tham gia lớp học chứng chỉ tắm bé để nâng cao tay nghề hoặc thực hiện cách tắm bé đúng kỹ thuật và an toàn.