- Mặc định
- Lớn hơn
Tư thế cắt tóc chuẩn xác là điều mà rất nhiều người thợ chuyên nghiệp nào cũng phải chú ý đến. Nó không chỉ thể hiện sự chuyên nghiệp cần có mà còn có ảnh hưởng rất lớn đến việc áp dụng chính xác các kỹ thuật cắt, tạo kiểu. Theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu rõ hơn về những tư thế này, để trở nên chuyên nghiệp hơn khi hành nghề.
Các tư thế đứng khi cắt tóc theo vị trí
Có rất nhiều tư thế cắt tóc mà người thợ phải học. Mỗi vị trí cắt sẽ cần một thế đứng khác nhau. Điều này giúp thao tác tạo kiểu dễ dàng và đơn giản hơn. Vừa chuyên nghiệp lại không làm ảnh hưởng đến hệ xương, cột sống, đôi chân,…
- Tư thế cơ bản
- Tư thế đứng cắt bên hông
- Tư thế đứng cắt đằng sau
Tư thế cơ bản
Tư thế cơ bản là hành động đứng một cách thoải mái, thả lỏng cả 2 vai với một chân trước và một chân sau tạo ra một góc 2 giờ. Đầu ngẩng cao, phần trọng lượng sẽ được giữ cân bằng ở giữa hai bàn chân.
Tư thế đứng khi cắt tóc cơ bản là tư thế chuẩn bị trước khi cắt tóc. Bất kỳ một người thợ tóc nào cũng cần phải thực hiện đầu tiên. Cách đứng này giúp các chuyên viên cắt tóc dễ dàng hơn trong việc chuyển đổi sang các tư thế khác nhau.
Tư thế đứng cắt bên hông
Ở tư thế này, người thợ sẽ đứng ở một bên của khách hàng, có thể là trái hoặc phải. Việc này giúp thao tác dễ dàng hơn khi cắt tóc ở một bên. Họ sẽ giữ cơ thể thẳng đứng, hướng phần mắt và hướng kéo về vị trí cần cắt bất kỳ. Có thể chuyển động cơ thể theo chiều ngang từ trái qua phải hoặc ngược lại.
Tư thế đứng cắt đằng sau
Với tư thế đứng ở đằng sau, người thợ sẽ phải đứng và thực hiện các kỹ thuật cắt ở phía sau lưng khách hàng. Chân trụ sẽ chuyển đổi linh hoạt từ sau ra trước hoặc từ trước ra sau tùy thuộc vào tình huống chồm đến trước hay ngã ra sau.
Tham khảo thêm: Hướng dẫn cách cầm kéo cắt tóc và cách chọn kéo cắt phù hợp
Tư thế đứng cắt tóc theo cách cắt
Ngoài ra, mỗi cách cắt tóc cũng cần một tư thế đứng khác nhau. Người thợ cần phải đứng đúng tư thế để dễ dàng thực hiện kỹ thuật cắt tóc điêu luyện của bản thân.
- Tư thế cắt bằng thẳng 1 bên từ dưới lên
- Tư thế đứng cắt bằng ngang với đường kéo song song tóc
- Tư thế cắt bằng thẳng 1 bên từ trên xuống
- Tư thế cắt bằng ngang với đường kéo vuông góc tóc
- Tư thế cắt ngược
- Tư thế khụy chân cắt úp
Tư thế cắt bằng thẳng 1 bên từ dưới lên
Chân phải của người thợ sẽ bước về phía trước đồng thời hạ thấp trọng tâm của cả cơ thể. Tay trái đưa lên phía trước sao cho cả cánh tay chếch một chút xuống dưới, các ngón tay sẽ cùng mặt đất một góc vuông 90 độ. Lược sẽ được cố định ở giữa ngón cái và ngón trỏ, phần mũi kéo được đưa vào để thực hiện bước mở kéo.
Tư thế đứng cắt bằng ngang với đường kéo song song tóc
Với tư thế cắt này, đôi chân sẽ được mở rộng ngang bằng vai, tay trái đưa về phía trước sao cho cổ tay và cánh tay vuông góc. Lược sẽ nằm giữa ngón cái và ngón trỏ đồng thời thực hiện động tác mở, di chuyển kéo với tốt thứ 1 và thứ 2.
Tư thế cắt bằng thẳng 1 bên từ trên xuống
Chân trái của người thợ sẽ bước lên trước, phần trọng tâm sẽ được hạ thấp, hai cánh tay áp sát vào cơ thể. Cùng với đó, lòng bàn tay sẽ nằm ngửa lên trên sao cho các ngón tay vuông góc với mặt đất. Lược sẽ vẫn được đặt giữa ngón cái cùng ngón trỏ, phương pháp mở kéo cũng sẽ tương tự như những tư thế đứng phía trên.
Tư thế cắt bằng ngang với đường kéo vuông góc tóc
Chân sẽ được giữ ngang bằng vai, lòng bàn tay sẽ quay về phía dưới, cổ tay và cánh tay sẽ vuông góc với nhau. Lưỡi kéo được đặt trên ngón tay và thực hiện phương pháp mở kéo như những bước trên.
Tư thế cắt ngược
Tư thế đứng khi cắt tóc ngược này sẽ được tương tự như động tác cắt bằng ngang ở phía trên. Tuy nhiên, chiếc lược sẽ nằm ở trên ngón giữa và ngón trỏ. tay kéo quay xuống dưới, đồng thời mũi kéo vuông góc với mặt đất để mở kéo góc 90 độ.
Tư thế khụy chân cắt úp
Khi thực hiện tư thế đứng này, mặc dù vẫn sẽ có nét tương đồng với các phương pháp phía trên. Thế nhưng, lưỡi kéo giờ đây sẽ nằm ở đốt thứ 2 của ngón áp út, ngón trỏ được đặt úp xuống trên thân kéo và được dùng ngón cái để mở.
Một số tư thế đứng sai khi cắt tóc
Tư thế đứng sai mà bạn cần tránh như:
- Các phần cơ thể không được giữ thẳng
- Cố gắng tiếp cận phần đang cắt gây mất cân bằng
- Luôn thấy chật chội khi đang cắt
- Thường xuyên cúi mình hay cúi xuống
Các phần cơ thể không được giữ thẳng
Để nhận ra bản thân có đang đứng sai với tư thế chuẩn hay không, nên đặt ra nhiều câu hỏi khác nhau như: Đầu và vai có đang thẳng hàng hay không? Vai có nằm thẳng với phần hông hay không? Hoặc là phần hông liệu của ngay hàng thẳng lối với bàn chân?
Trong thực tế, những người thợ không chuyên sẽ có tư thế đứng khi cắt tóc cúi đầu thật xa về phía trước nhằm đến gần hơn với khách hàng. Tuy nhiên, tư thế đứng này rất dễ khiến cơ thể bị mất thăng bằng gây nguy hiểm khi thực hiện các kỹ thuật cắt tóc.
Cố gắng tiếp cận phần đang cắt gây mất cân bằng
Cơ thể được đặt ở vị trí đối diện hay song song với phần tóc chuẩn bị hoặc đang cắt, người thợ sẽ không cần nghiêng người, vươn tay quá dài khi cắt. Tuy nhiên, với tư thế này người thợ rất dễ mắc sai lầm khi để 2 chân chạm vào nhau. Điều này làm cơ thể mất đi sự cân bằng trong quá trình cắt tóc.
Xem thêm: Lý do học nghề tóc nữ đang trở thành xu hướng HOT nhất
Luôn thấy chật chội khi đang cắt
Khi đang thực hiện các kỹ thuật cắt tóc, người thợ thường cố gắng tạo nên một không gian có quyền kiểm soát cũng như thân cận với khách hàng hơn. Điều này khiến cánh tay bị co lại gần, vai nhức mỏi vì quá căng. Đồng thời cổ tay sẽ dễ gặp những cơn đau bất chợt vì bị cong không hợp lý.
Thường xuyên cúi mình hay cúi xuống
Việc thường xuyên cúi mình quá thấp là tư thế đứng khi cắt tóc không chuẩn xác. Bởi khi thực hiện các kỹ thuật cắt tóc cho khách hàng, người thợ đôi khi cần tập trung vào một chi tiết nào đó. Điều này khiến họ phải cúi mình xuống gần phần tóc đang cắt để quan sát kỹ hơn. Khiến trọng tâm cơ thể đổ dồn về phía trước, xương sống bị cong vẹo.
Tư thế đứng tiêu chuẩn khi cắt tóc là điều mà bất kỳ một thợ tóc nào cũng sẽ phải nắm rõ trước khi hành nghề. Những điều này thông thường người thợ sẽ được nhận ở một khóa học nghề tóc chuyên nghiệp như ở Seoul Academy. Một tư thế đứng chuẩn xác giúp người thở thể hiện được tính chuyên nghiệp trong công việc của mình.