Ngành Khoa học cây trồng là gì? Chương trình đào tạo, điểm chuẩn ngành

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

Ngành Khoa học cây trồng ngày nay được sự yêu thích của nhiều sinh viên bởi ngành có tính chất đặc thù về các loại cây trồng và chăm sóc cây trồng. Ngành học  sinh viên sẽ được trang bị nhiều kiến thức chuyên ngành và có thể dễ dàng áp dụng vào cuộc sống thực tế. 

Ngành Khoa học cây trồng là gì? 

Với sự phát triển của hệ thống giáo dục nước nhà, hiện nay có rất nhiều ngành nghề cho sinh viên lựa chọn để phù hợp với khả năng và đam mê riêng. Ngoài những ngành đang hot và tạo nên xu hướng ngành Khoa học cây trồng cũng dần dần được nhiều sinh viên lựa chọn theo học. 

Ngành Khoa học cây trồng được nhiều sinh viên lựa chọn
Ngành Khoa học cây trồng được nhiều sinh viên lựa chọn

Ngành Khoa học cây trồng tên tiếng anh: Crop Science, mã ngành: 7620110. Là ngành cung cấp kiến thức để sinh viên nghiên cứu về cây trồng. Những kiến thức chuyên ngành xung quanh các yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của cây trồng như: đất, không khí, nước, ánh sáng, nhiệt độ, sự di truyền, phân bón vật lý, phân bón hóa học,… Ngoài ra, ngành này còn nghiên cứu về các điều kiện ức chế sự phát triển của cây trồng như: côn trùng, các loại bệnh và cỏ dại. 

Tổng quan chương trình đào tạo ngành Khoa học cây trồng

Ngành Khoa học cây trồng được nhiều sinh viên thích thú chính vì sự song song giữa lý thuyết và thực hành. Sinh viên không chỉ đơn giản được cung cấp hệ thống lý thuyết mà còn được tham gia các chương trình thực tế tại các vườn cây để có thể tiếp xúc được môi trường thực tế. 

Sinh viên được tiếp xúc với thực tế
Sinh viên được tiếp xúc với thực tế

Trong quá trình tham gia chương trình đào tạo, sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức tổng quan về sinh học, hóa học, sinh hóa và tất cả những vấn đề liên quan đến quá trình cây trồng phát triển. Từ đó giúp sinh viên có thể dễ dàng nắm bắt được kỹ thuật lựa chọn giống tốt, chăm sóc cây trồng toàn diện và giải quyết các vấn đề xảy ra với cây trồng. 

Ngành học cây trồng giúp giải quyết các vấn đề xoay quanh cây trồng
Ngành học cây trồng giúp giải quyết các vấn đề xoay quanh cây trồng

Giải quyết những vấn đề xoay quanh cây trồng như cung cấp dinh dưỡng để cây phát triển, nhận diện và tiêu diệt sâu bệnh hay cỏ dại gây hại cho cây trồng. Mục đích cuối cùng của chương trình đào tạo chính là giúp sinh viên trở thành những Kỹ sư cây trồng có chuyên môn và giúp cây trồng có năng suất tốt, tạo nên lợi ích kinh tế. 

Một số chuyên ngành tiêu biểu trong hệ thống các học phần của ngành Khoa học cây trồng: 

  • Sinh lý và dinh dưỡng cây trồng
  • Dịch hại và biện pháp phòng trừ
  • Kỹ thuật canh tác các loại cây trồng
  • Nông hóa, thổ nhưỡng

Mức lương ngành Khoa học cây trồng bao nhiêu?

Sự cần thiết của các Kỹ sư cây trồng ngày càng trở nên quan trọng bởi cây trồng chất lượng cao và phát triển tốt mới mang lại lợi ích kinh tế cao cho người trồng. Chính vì nhu cầu cao nên ngày nay có nhiều sinh viên theo học ngành này với mong muốn có mức lương ổn định. 

Mức lương ngành Khoa học cây trồng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố mà yếu tố chủ chốt chính là khả năng của các sinh viên sau khi ra trường. Muốn có một mức lương cao cần có sự chăm chỉ trong học tập và không ngừng tích lũy kinh nghiệm trong quá trình đi học. Nếu trở thành Kỹ sư cây trồng thì mức lương sẽ khá cao và tương ứng với khả năng cũng như công sức bỏ ra. 

Mức lương kỹ sư cây trồng chuyên ngành dao động 8-15 triệu
Mức lương kỹ sư cây trồng chuyên ngành dao động 8-15 triệu

Ngành Khoa học cây trồng được xem là ngành có mức lương đứng top đầu trong nhóm các khối ngành Nông nghiệp. Mức lương sẽ dao động trong khoảng từ 8 – 15 triệu tùy thuộc vào vị trí và quy mô của doanh nghiệp. Nói chung đây là mức lương khá lý tưởng cho những ai đam mê ngành nghề này với ưu điểm là sự cạnh tranh trong nghề không cao. 

Xem thêm: Công nghệ sinh học là gì? Lương ngành công nghệ sinh học bao nhiêu?

Khoa học cây trồng thi khối nào?

Ngành Khoa học cây trồng trên hệ thống giáo dục toàn quốc tuyển sinh với các khối thi sau: 

  • A00: Toán, Vật Lý, Hóa
  • A01: Toán, Vật Lý, Tiếng Anh
  • A02: Toán, Vật Lý, Sinh Học
  • B00: Toán, Hóa Học, Sinh Học
  • B02: Toán, Sinh Học, Địa Lý
  • B03: Toán, Sinh Học, Ngữ Văn
  • C02: Toán, Ngữ văn, Hóa Học
  • D01: Toán, Ngữ Văn, Tiếng Anh
  • D07: Toán, Hóa Học, Tiếng Anh

Tùy thuộc vào khả năng cũng như khối ngành mà mỗi người yêu thích để lựa chọn khối thi và trường phù hợp để có thể theo đuổi đam mê riêng. 

Điểm chuẩn ngành Khoa học cây trồng

Điểm chuẩn ngành Khoa học cây trồng sẽ có dao động qua từng năm, nhưng tỉ lệ dao động đó sẽ không đáng kể. Mỗi trường hay tùy thuộc vào hệ đào tạo mà điểm chuẩn sẽ có sự khác biệt. Điểm chuẩn ngành nằm trong khoảng 15 – 18 điểm là phổ biến, ngoài ra có nhiều trường còn phương thức xét tuyển học bạ cho sinh viên lựa chọn. 

Cụ thể, điểm chuẩn ngành khoa học cây trồng vào năm 2023 dao động từ 14 – 23,5 điểm. Trong đó, trường Đại học An Giang xét khối A00, B00, A01, A18, XDHB có số điểm xét tuyển cao nhất trong cả nước với 23,5 điểm. Ngành học khoa học cây trồng trường Đại học Kiên Giang có điểm chuẩn khá thấp, chỉ 14 điểm. 

Điểm chuẩn của ngành khoa học cây trồng năm 2023 khoảng 14 - 23 điểm
Điểm chuẩn của ngành khoa học cây trồng năm 2023 khoảng 14 – 23 điểm

Bảng so sánh điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành học khoa học cây trồng – cập nhập 2023:

Tên trường Tổ hợp môn Điểm chuẩn
Đại Học An Giang A00, B00, A01, A18, XDHB 23.5
Đại Học Cần Thơ B00, B08, D07, A02, XDHB 20
Đại Học Lâm Nghiệp (Cơ sở 2) – Phân hiệu Đồng Nai A00, B00, A01, D01, XDHB 18
Đại Học Lâm Nghiệp ( Cơ sở 1 ) A00, B00, D01, A16, XDHB 18
Đại Học Nông Lâm – Đại Học Huế A00, B00, D08, B04, XDHB 18
Đại Học Lâm Nghiệp (Cơ sở 3) – Phân hiệu Gia Lai A00, B00, A01, D01, XDHB 18
Đại Học Nông Lâm – Đại Học Huế A00, B00, D08, B04 15
Đại học Kiên Giang A00, A02, B04, C13, XDHB 15

Ngành Khoa học cây trồng phù hợp với ai? 

Ngành Khoa học cây trồng phù hợp với tất cả những ai đủ đam mê và khả năng để đạt được nguyện vọng của cơ sở giáo dục. Ngoài ra dưới đây sẽ là những tố chất phù hợp với ngành học bạn có thể tham khảo: 

  • Có tình yêu với cây trồng, thiên nhiên
  • Thích chăm sóc, quan tâm đến tình trạng cây trồng
  • Biết cách quan sát môi trường, thời tiết
  • Có khả năng học các môn như: toán, hóa, sinh học
  • Yêu tự do, muốn khám phá và không ngại nắng gió
  • Không ngại gian khó đi thực tế giữa thời tiết gay gắt
  • Thích đi tham quan, tham gia những hoạt động ngoài trời như: cắm trại, leo núi
  • Là người năng động, thích tìm tòi những thứ mới lạ
Ngành Khoa học cây trồng phù hợp với người thích tự do
Ngành Khoa học cây trồng phù hợp với người thích tự do

Các trường đào tạo ngành Khoa học cây trồng

So với các ngành kinh tế hay kỹ thuật thì ngành học khoa học cây trồng không có quá nhiều lượng chọn về trường đào tạo. Thế nhưng, các đơn vị đào tạo đều rất đầu tư về chất lượng giảng dạy. Dưới đây là 16 trường đại học có ngành học khoa học cây trồng:

Các trường đào tạo ngành khoa học cây trồng khu vực miền Nam:

  • Đại học Kiên Giang
  • Đại học Cần Thơ
  • Đại học An Giang
  • Đại học Tiền Giang
  • Đại học Lâm nghiệp (Phân hiệu tỉnh Đồng Nai)
Đại học Cần Thơ thu hút nhiều sinh viên xét tuyển ngành học khoa học cây trồng
Đại học Cần Thơ thu hút nhiều sinh viên xét tuyển ngành học khoa học cây trồng

Các trường đào tạo ngành học khoa học cây trồng khu vực miền Bắc: 

  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam
  • Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại Lào Cai
  • Đại học Hải Phòng
  • Đại học Nông lâm – Đại học Thái Nguyên
  • Đại học Nông lâm Bắc Giang
  • Đại học Lâm nghiệp
  • Đại học Hùng Vương

Các trường đào tạo ngành học khoa học cây trồng khu vực miền Trung:

  • Đại học Kinh tế Nghệ An
  • Đại học Hà Tĩnh
  • Đại học Nông lâm – Đại học Huế
  • Đại học Tây Nguyên

Ngành Khoa học cây trồng ra trường làm ở đâu? 

Ngành Khoa học cây trồng và cơ hội việc làm chính là vấn đề mà nhiều sinh viên theo học quan tâm. Kỹ sư cây trồng là vị trí mà nhiều cơ sở chăm sóc cây trồng và các doanh nghiệp đang tìm kiếm. Nếu sau khi ra trường sở hữu kinh nghiệm và kiến thức liên quan đến nghề dày dặn, chắc chắn cơ hội việc làm sẽ rộng mở.

Vậy ngành học khoa học cây trồng ra làm gì? Dưới đây là các vị trí mà các cử nhân thuộc ngành Khoa học cây trồng có thể đảm nhận sau khi ra trường: 

  • Phụ trách giảng dạy ở các cơ sở giáo dục nhằm mang đến kiến thức cho thế hệ sau: các trường cao đẳng, đại học, các trung tâm đào tạo nghề dạy Khoa học cây trồng
  • Sáng lập cơ sở kinh doanh dịch vụ và chăm sóc cây trồng, tự quản lý và phát triển cơ sở kinh doanh riêng 
  • Mở bán các cơ sở bán giống cây trồng, thuốc trị bệnh cây trồng, sản phẩm chăm sóc cây 
  • Thành lập công ty cung cấp các dịch vụ cây trồng, tuyển thêm các nhân lực để việc kinh doanh được mở rộng
  • Làm việc tại các trung tâm nghiên cứu cây trồng quy mô trên toàn cả nước
  • Làm việc tại những tổ chức nghiên cứu nông nghiệp nước ngoài
  • Làm việc tại các trung tâm nghiên cứu các loại thuốc trị dịch bệnh cây trồng, sản phẩm phân bón cho cây trồng
  • Làm các chức vụ liên quan đến quản lý nông nghiệp như Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, trạm khuyến nông
  • Làm việc tại trung tâm giống cây trồng, phòng nông nghiệp,…
Ngành có cơ hội việc làm hấp dẫn sau khi tốt nghiệp
Ngành có cơ hội việc làm hấp dẫn sau khi tốt nghiệp

Ngành Khoa học cây trồng dần trở thành ngành dẫn đầu trong các nhóm ngành Nông nghiệp và mang đến nhiều cơ hội việc làm trong tương lai. Nếu là một người yêu thích chăm sóc và nghiên cứu về lĩnh vực cây trồng thì hãy lựa chọn ngành Khoa học cây trồng nhé!

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

author-mobile
co-hang

Nguyễn Thuý Hằng

Trưởng Nhóm Giảng Viên, Chăm Sóc Da - Spa tại Seoul Academy – Trường Đào tạo Thẩm mỹ Quốc tế với hơn 12 năm kinh nghiệm Ngành Chăm Sóc Da, chứng chỉ thẩm mỹ Cidesco Thụy Sỹ 2011, chứng chỉ chuyên sâu Body Cibtac Singapore, ban giám khảo Hiệp hội ngành làm đẹp Asian.

BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN