- Mặc định
- Lớn hơn
Mụn mọc ở trán gần chân tóc là nỗi lo của hầu hết các chị em vì rất khó điều trị dứt điểm. Những chiếc mụn nhọt trên trán vừa làm mất thẩm mỹ lại gây khó chịu khi tạo kiểu tóc hay đội mũ. Hơn nữa, vùng da này dễ tiết dầu nhờn lại khiến mụn có môi trường phát triển nhanh. Cần phải tìm hiểu nguyên nhân cụ thể để có cách khắc phục cũng như phòng tránh hiệu quả về mụn ở trán.
Nguyên nhân mọc mụn ở trán gần chân tóc?
Mụn là tình trạng xuất hiện các nốt có kích thước đa dạng kèm theo những dấu hiệu khác nhau. Nhẹ sẽ nổi cộm trên da, không đau đớn hoặc ít, sưng tấy đỏ, nghiêm trọng nhất là có bọc mủ và rất đau.
Tìm hiểu 11 nguyên nhân mọc mụn chân tóc ở vùng trán để có phương án điều trị chuẩn nhất.
Do cơ địa da mặt dễ nổi mụn
Sở hữu da dầu hoặc da hỗn hợp thiên dầu sẽ rất dễ bị nổi mụn, nhất là vùng chữ T, bao gồm trán. Nếu không có biện pháp làm thông thoáng phù hợp, lỗ chân lông sẽ bị dầu nhờn làm bít tắc. Vì thế, mụn mọc ở trán gần chân tóc, phát triển rất nhanh chóng và khó điều trị.
Rối loạn, mất cân bằng hormone (nội tiết tố) trong cơ thể
Cả nam và nữ giới khi bước vào độ tuổi dậy thì đều mất cân bằng nội tiết tố. Trong chu kỳ kinh nguyệt, mang thai hoặc cho con bú, phụ nữ thường sẽ bị rối loạn nội tiết tố. Việc mất cần bằng, rối loạn hormone sẽ kích thích tuyến bã nhờn hoạt động mạnh hơn. Từ đó tiết ra dầu nhờn dư thừa trên da, kết hợp với bụi bẩn, tế bào chết,… gây bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn.
Do các vấn đề về sức khỏe
Thường mụn sẽ xuất hiện ở nhiều nơi, nhưng nếu chỉ tập trung ở một vùng duy nhất đó là cảnh báo vấn đề sức khỏe. Mụn mọc ở trán gần chân tóc có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý như sau:
- Bệnh về gan: Nếu gan không tốt hoặc bị tích tụ quá nhiều độc tố sẽ không thể hoạt động như bình thường được. Bên cạnh việc bài tiết ra ngoài, da còn phải tiết nhiều dầu nhờn hơn để loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Vì thế, các nốt mụn li ti xuất hiện trên trán và tệ hơn là mụn bọc xuất hiện ở gần chân tóc.
- Rối loạn hệ tiêu hóa: Khi đường ruột hoạt động không tốt, bị rối loạn, độc tố sẽ không được đào thải như thông thường. Tương tự với khi gan có vấn đề, da cũng sẽ làm nhiệm vụ đào thải độc tố bằng cách tiết bã nhờn. Vì thế, vùng trán, gần chân tóc sẽ nổi mụn, độc tố cần đào thải càng lớn, mụn càng nhiều.
- Bị stress, căng thẳng thường xuyên.
Thói quen sinh hoạt không tốt
Một số thói quen hàng ngày có thể khiến mụn mọc ở trán gần chân tóc nhiều hơn. Nếu muốn tìm hiểu vấn đề nổi mụn ở trán và cách khắc phục, cần phải bỏ nhưng thói quen không tốt cho da như không thường xuyên giặt chăn gối, ga mền, thường xuyên sử dụng mỹ phẩm trang điểm,…
Để tóc mái
Nếu sở hữu làn da dầu, để tóc mái là một điều khá bất tiện, dễ mất thẩm mỹ và gây hại cho da. Tóc mái sẽ dễ bị bết dính bởi dầu nhờn, gây mất thẩm mỹ, khiến nàng trông luộm thuộm. Cạnh đó, nếu tóc mái không vệ sinh thường xuyên và kỹ lưỡng sẽ vô tình tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển. Các lỗ chân lông không thông thoáng sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho mụn mọc trên trán.
Mũ bảo hiểm bẩn và không vệ sinh kỹ lưỡng
Mũ bảo hiểm cũng tương tự như tóc mái, có thể khiến tạo môi trường cho mụn sinh sôi nếu bẩn. Cần vệ sinh thường xuyên để lỗ chân lông để đảm bảo sức khỏe cho cơ thể, mái tóc và cả làn da.
Thường xuyên sờ tay lên mặt
Đôi tay tiếp xúc với rất nhiều thứ hàng ngày, rất dễ tích tụ vi khuẩn với số lượng lớn. Việc thường xuyên sờ tay lên mặt sẽ mang lượng vi khuẩn để lên da, gây ra nhiều vấn đề như mụn, kích ứng, viêm nhiễm,…
Không giặt chăn gối thường xuyên
Chăn, gối,… là nơi tích tụ rất nhiều vi khuẩn, đặc biệt là khi không giặt giũ thường xuyên. Lúc ngủ, cơ thể sẽ nghỉ ngơi hoàn toàn và vi khuẩn càng dễ tấn công làn da, gây mụn hơn.
Nặn mụn không đúng cách
Nặn mụn sẽ làm tổn thương da, dịch mụn khi lan ra những vùng khác còn dễ khiến tình trạng mụn nặng hơn. Vi khuẩn sẽ có thể tấn công lan rộng ra khắp toàn mặt, càng gây khó khăn hơn cho việc điều trị. Cạnh đó, việc nặn mụn không đúng cách còn dễ gây nhiễm trùng hay thâm sẹo,…
Sử dụng sản phẩm chăm sóc tóc, mỹ phẩm không phù hợp
Nguyên nhân của mụn mọc ở trán gần chân tóc còn có thể do sản phẩm chăm sóc tóc và mỹ phẩm. Hầu hết các sản phẩm chăm sóc tóc, tạo kiểu và mỹ phẩm đều làm từ chất hóa học. Những thành phần này dễ dàng gây bít tắc lỗ chân lông, khiến trán dễ nổi mụn.
Dị ứng mỹ phẩm cũng sẽ gây mụn, đặc biệt là khi sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc. Làn da sẽ phản ứng lại nổi các vùng mụn li ti không nhân, cần ngừng dùng mỹ phẩm và điều trị sớm.
Vấn đề vệ sinh da mặt
Không sạch sẽ là nguyên nhân khiến nổi mụn ở trán và cách khắc phục là cần vệ sinh kỹ lưỡng. Nếu không được làm sạch cẩn thân, tế bào chết, bụi bẩn, bã nhờn, cặn trang điểm,… sẽ bịt kín lỗ chân lông và gây mụn.
Ngược lại, việc vệ sinh da mặt quá sạch sẽ cũng có thể trở thành nguyên nhân khiến da bị nổi mụn. Da được vệ sinh quá sạch sẽ bị khô và cơ thể sẽ tự tiết ra nhiều dầu hơn để tạo ra lớp màng ẩm tự nhiên. Cơ chế giúp cân bằng da này nếu diễn ra liên tục sẽ gây thừa dầu nhờn và gây mụn.
Các loại mụn thường nổi ở trên trán, gần chân tóc
Mụn mọc ở trán gần chân tóc có thể là bất kỳ loại mụn nào như mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn cám, mụn bọc, mụn mủ,… Tuy nhiên phổ biến nhất sẽ là mụn trứng cá do nội tiết, vi khuẩn hoặc mụn li ti do độc tố trong cơ thể.
Nổi mụn ở trán và cách khắc phục, ngăn ngừa
Tùy theo từng nguyên nhân mà sẽ có cách khắc phục mụn mọc ở trán khác nhau. Ngăn ngừa khả năng sinh mụn sẽ giúp khắc phục tình trạng này hiệu quả về lâu về dài. Cụ thể cần làm những biện pháp như sau:
Sử dụng mỹ phẩm đúng loại da
Sử dụng mỹ phẩm phù hợp, trước khi ra ngoài cần thoa kem chống nắng là cách bảo vệ da. Mỹ phẩm cần có nguồn gốc rõ ràng, thương hiệu rõ ràng, khả năng thẩm thấu nhanh và không gây nhờn rít. Nếu thấy sử dụng không hợp cần ngừng ngay lập tức, để da nghỉ và sau đó đổi sản phẩm khác.
Nên ưu tiên chọn lựa sản phẩm có thành phần lành tính, chiết xuất từ thiên nhiên. Sản phẩm chứa kẽm và magie sẽ giúp cân bằng lượng dầu, làm sạch và thu nhỏ lỗ chân lông. Các thành phần lá hương thảo, hoa oải hương cũng làm dịu da bị kích ứng, ngăn chặn tình trạng lỗ chân lông giãn nở. Sản phẩm chứa axit salicylic, retinol hoặc retinoid cũng giúp lỗ chân lông thông thoáng.
Thực hiện thói quen sinh hoạt lành mạnh
Loại bỏ tất cả các thói quen có thể khiến mụn dễ dàng hình thành và phát triển là điều đầu tiên cần thực hiện. Mọi người cần lưu ý một số điều như sau trong vấn đề nổi mụn ở trán và cách khắc phục:
- Không sờ tay lên trán.
- Không nặn mụn.
- Không nuôi tóc mái nếu có da dầu, hỗn hợp thiên dầu hay trong thời gian bị mụn. Nếu nuôi tóc mái cần cẩn thận, không để tóc bị bết dầu, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển.
- Vệ sinh mũ bảo hiểm, chăn gối,… cẩn thận và thường xuyên.
- Hạn chế để trán tiếp xúc với mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da và tóc, sản phẩm tạo kiểu tóc,…
- Hạn chế thức khuya, stress, giữ tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc để hormone luôn cân bằng.
- Không ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất béo, đường,…
- Không hút thuốc lá, uống rượu bia, đồ uống có gas,…
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng, ăn uống hợp lý, lành mạnh, khoa học để cơ thể luôn khỏe mạnh. Tăng cường ăn thực phẩm từ tự nhiên, không chất bảo quản và ít béo như rau củ quả, trái cây tươi,…
- Uống đủ 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày để cơ thể đào thải độc tố một cách tự nhiên.
Chỉ nặn mụn khi nhân đã chín
Nặn mụn mọc ở trán gần chân tóc sai cách sẽ khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn. Chỉ nặn mụn đúng cách khi nhân mụn đã chín già và phải lấy hết nhân để không tái phát trở lại.
Vệ sinh da mặt đúng cách
Tẩy trang cẩn thận cả khi trang điểm hay không vào mỗi buổi tối là bước quan trọng không thể bỏ qua. Sản phẩm tẩy trang sẽ loại bỏ hầu hết bụi bẩn và bã nhờn, giúp lỗ chân lông thông thoáng sau một ngày dài.
Ngoài tẩy trang, sữa rửa mặt cũng là bước làm sạch da mỗi sáng và tối cần thiết. Sữa rửa mặt sẽ lấy đi bụi bẩn, tế bào chết và cân bằng pH cho làn da một cách nhẹ nhàng. Mọi người nên chọn sữa rửa mặt dạng sữa hoặc gel, chứa các thành phần thiên nhiên lành tính. Hạn chế các sản phẩm chứa xà phòng, paraben, hương liệu, chất tạo màu, cồn,… vì dễ khiến da bị kích ứng.
Tẩy tế bào chết thường xuyên
Tẩy tế bào chết đều đặn 1 – 2 lần mỗi tuần để làm sạch sâu lỗ chân lông. Điều này sẽ giúp hạn chế tình trạng mụn mọc ở trán gần chân tóc và toàn gương mặt. Cạnh đó, da sạch cũng sẽ được tạo điều kiện để tái tạo tế bào tốt hơn, luôn tươi trẻ, khỏe khoắn. Mọi người có thể sử dụng các nguyên liệu như than hoạt tính, bã cà phê, đường, muối… hoặc chọn các sản phẩm lành tính để tẩy da chết.
Xông hơi da mặt
Nếu trên trán xuất hiện mụn cám hoặc mụn đầu đen, nên áp dụng phương pháp xông hơi trị mụn. Hơi nước nóng sẽ làm nở lỗ chân lông và giúp đẩy nhân mụn lên nhanh hơn. Sau khi xông hơi, mọi người sẽ dễ dàng nặn những nhân mụn đã chín mà không sợ sẹo thâm.
Chuẩn bị các loại thảo dược có khả năng sát khuẩn tốt như chanh, sả,… để tạo nên nước xông tốt. Tiếp theo làm sạch da, phủ một chiếc khăn lớn qua đầu và để mặt cách bát nước xông khoảng 20 – 30cm. Tiến hành xông hơi khoảng 20 phút hoặc cho đến nước nguội hoàn toàn. Cuối cùng để rửa mặt bằng nước mát để se khít lỗ chân lông, lau khô và thoa kem dưỡng ẩm là hoàn thành.
Đắp mặt nạ trị mụn
Mỗi tuần đắp mặt nạ 1 – 2 lần là phương pháp khắc phục mụn hiệu quả cho gương mặt. Hãy chọn các loại mặt nạ tốt cho da mụn như mặt nạ dưa chuột, cà chua, sữa chua không đường, yến mạch,…
Thực hiện các phương pháp trị mụn
Mụn mọc ở trán gần chân tóc có thể được điều trị bằng cách sử dụng thuốc bôi mụn. Nên chọn các loại thuốc có thành phần kháng viêm không steroid và kết hợp dùng kháng sinh dạng gel hoặc dạng uống. Lưu ý chỉ dùng các loại thuốc có công dụng điều trị mụn và ngăn ngừa viêm nhiễm theo chỉ định bác sĩ.
Với mụn cám hay mụn đầu đen, có thể thực hiện nhiều phương pháp khác mà không cần dùng đến thuốc. Ví dụ như xông mặt với nước rau mùi, tẩy tế bào chết bằng acid citric, dùng serum trị mụn, máy rửa mặt, mặt nạ tinh than tre,…
Xem thêm: Thay áo cho da bằng quy trình chăm sóc da trong 1 tuần
Hy vọng qua những thông tin mà Seoul Academy đưa ra, mọi người đã hiểu hơn về vấn đề mụn mọc ở trán gần chân tóc. Nổi mụn ở trán và cách khắc phục khá nhiều, đơn giản, chỉ cần chú ý một số thói quen hàng ngày là được. Hãy duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, ăn uống khoa học và tập thể dục, thể thao. Điều này sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, hạn chế việc tích tụ độc tố gây mụn.