- Mặc định
- Lớn hơn
Trong nhiều năm gần đây, nhiều người tự đặt ra câu hỏi liệu cách ứng xử của học sinh với thầy cô giáo có đang dần bị thay đổi và có chiều hướng lệch lạc. Điều này là vấn đề rất đáng lo ngại và cần được người lớn, bậc phụ huynh quan tâm, chỉ bảo con em mình. Cùng đọc bài viết để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh có cách ứng xử chưa đúng mực
Không thể phủ nhận rằng học sinh Việt Nam vẫn đang giữ được nét văn hóa ứng xử vô cùng đáng quý. Tuy nhiên, một bộ phận nhỏ nào đó đã vô tình đánh mất đi điều này. Đã bao giờ bạn tự hỏi rằng vì đâu mà dần dần chúng lại quên đi cách ứng xử của học sinh với thầy cô giáo của mình?
Điều này xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân. Từ gia đình, nhà trường và ngay cả bản thân của học sinh đó.
- Gia đình ít quan tâm và dạy dỗ cách cư xử, giao tiếp của trẻ nhỏ đối với người lớn. Một bộ phận cha mẹ vì quá bận bịu và vô tâm với con cái của mình nên đã dẫn đến tình trạng này.
- Ngoài ra, một giáo viên với cách ứng xử chưa thực sự đúng chuẩn mực đã vô tình để lại hình ảnh xấu cho học sinh. Dẫn đến việc chúng học theo và nghĩ rằng đó là đúng, là hợp lý.
- Đồng thời, cũng sẽ có những đứa trẻ vốn dĩ đã ngỗ ngược, cộng thêm việc tiếp xúc với những nội dung lệch lạc về suy nghĩ, hành động trên các trang mạng xã hội ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực thậm chí là bạo lực.
Cách xây dựng mối quan hệ giữa thầy cô giáo với học sinh, học sinh với học sinh
Là học sinh, sinh viên, khi đến trường lớp cần phải có thái độ học tập và cư xử đúng đắn. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng tự mình ý thức được điều đó mà cần phải có sự quan tâm, hỗ trợ sát sao từ cha mẹ, thầy cô, mọi người xung quanh bằng những phương pháp hiệu quả.
Cha mẹ có thái độ nghiêm túc trong vấn đề quy tắc ứng xử của con cái
Trước hết, mỗi người cha, người mẹ cần phải xác định đúng nhiệm vụ và vai trò của mình đối với cuộc đời của con cái. Họ phải có trách nhiệm dạy bảo, hướng dẫn và bước đi cùng chúng trên mọi chặng đường.
Ngay từ nhỏ, hãy ở cạnh con, chỉ bảo con những cách cư xử xã hội, với người lớn thế nào là đúng, là chuẩn mực. Điều này phải được thực hiện ngay từ khi con còn nhỏ. Với cách trò chuyện, trao đổi này thì đứa trẻ không những được hình thành tính cách tốt mà còn giúp tăng mối gắn kết giữa cha mẹ và con cái.
Cha mẹ cần phải giải thích rõ tại sao chúng cần phải tôn trọng thầy cô giáo của mình. Nói cho chúng những hành động nào là nên và không nên với giáo viên. Ngoài ra, hãy dành thời gian lắng nghe những câu chuyện của con khi ở trường để kịp thời nhận ra những vấn đề.
Thầy cô giáo là người bạn đồng hành nhưng phải đúng chuẩn mực giao tiếp
Tiêu chí của giáo dục hiện nay không phải là thầy cô phải luôn dạy dỗ, chỉ bảo học trò. Họ cũng không thể ép những đứa trẻ răm rắp nghe theo những ý kiến của mình. Ngược lại, thầy cô hãy trở thành những người bạn đồng hành, người hỗ trợ để những đứa trẻ lớn lên và trường thành. Chính vì vậy, họ cũng phải có cách ứng xử đúng đắn.
Giữa thầy cô và học trò không nhất thiết phải có một ranh giới quá rõ ràng nhưng vẫn phải đảm bảo đúng chuẩn mực. Điều này thực chất khá khó khăn và cũng có thể xem là một áp lực đối với các thầy cô giáo.
Bởi lẽ nếu quá rạch ròi thì vô tình tạo nên khoảng cách đối với học sinh của mình. Nhưng nếu quá thân thiết lại vô tình khiến chúng trở nên không có quy tắc, xưng hô và hành động không đúng với cương vị là học trò.
Tổ chức xây dựng các chương trình về văn hóa ứng xử
Một trong những hình thức giáo dục mang hiệu quả cao và cách thức rất tự nhiên chính là tổ chức các chương trình về văn hóa ứng xử. Đó có thể là các cuộc tọa đàm, các cuộc thi, hội thảo, chuyên đề hoặc thậm chí chỉ là một talk show nhỏ về chủ đề cách ứng xử của học sinh với thầy cô giáo.
Tại đây, nhà trường có thể lồng ghép các tấm gương tiêu biểu về cư xử đúng mực, những câu chuyện gần gũi với đời sống… Nhằm mục đích lồng ghép các bài học để học sinh có thể hiểu rõ và từ đó nhận thức được mình nên làm những gì.
Ngoài ra, các cuộc thi hay chương trình này còn mang lại những kiến thức bổ ích cùng cơ hội để học sinh và thầy cô gần gũi, hiểu nhau hơn. Từ đó có thể dễ dàng trò chuyện, trao đổi, lắng nghe những tâm sự và giúp đỡ chúng vượt qua những vấn đề khó khăn.
Cách học sinh ứng xử với thầy cô giáo đúng chuẩn nhất
Đối với mỗi học sinh, bên cạnh nhận thức, các bạn cũng cần rèn luyện cho mình thói quen ứng xử với giáo viên một cách đúng chuẩn, tôn sư trọng đạo. Và đây cũng là một đức tính tốt, giúp cho môi trường học tập, chất lượng học của mỗi chúng ta ngày càng được nâng cao, tránh rất nhiều sự việc đáng tiếc xảy ra.
Dưới đây là một số ứng xử mà các bạn học sinh cần lưu ý:
Hãy luôn là một học sinh ngoan
Việc trở thành một học sinh ngoan chính là điều rất cần thiết ở mọi đối tượng học sinh. Bạn chỉ cần vào lớp chăm chỉ nghe giảng, vân lời thầy cô, tuân thủ đúng các quy định của lớp, của trường học là đủ, không cần phải thực hiện những điều quá khó khăn hay cố gắng tạo ấn tượng mạnh đến thầy cô.
Hãy thoải mái một cách chừng mực, bạn sẽ dễ dàng tiếp cận cũng như tâm sự với giáo viên của mình hơn rất nhiều. Điều này sẽ giúp giáo viên cảm nhận được sự yên mến và tôn trọng từ học sinh, từ đó cả 2 sẽ hiểu nhau hơn.
Học tập một cách chăm chỉ
Không chỉ đối với thầy cô, học tập chăm chỉ còn là một ứng xử tốt với cả ba mẹ và người thân. Bạn hãy học hết khả năng của mình, thầy cô hay ba mẹ sẽ nhìn thấy được nỗ lực từ bạn. Hãy rèn luyện thói quen học tập của mình bằng cách chăm chỉ nghe giảng bài, làm đầy đủ bài tập trước khi đến lớn, có tinh thần học hỏi, hạn chế vắng mặt trong tiết học, … một học sinh ngoan, cố gắng học tập sẽ là một học sinh tốt và được nhiều người yêu thương.
Việc cố gắng học tập cũng là cách thể hiện sự tôn sự trọng đạo, và sự đền đáp công ơn dưỡng dục của cha mẹ. Đây là một cách ứng xử mà mọi học sinh đều nên có.
Tôn trọng môn học, cư xử tôn trọng thầy cô
Mỗi một tiết học, thầy cô đều dành cả tâm huyết và sự nhiệt tình của mình vào từng câu chữ, để thể hiện sự tôn trọng của bản thân,học sinh cần ý thức rằng mỗi tiết học đều phải thật sự hiệu quả, không mang tâm trạng chán nản, mệt mỏi vào tiết học.
Việc tôn trọng tiết học, tôn trọng giáo viên sẽ giúp bạn nhận ra được rất nhiều bài học quý giá mà cha mẹ không dạy. Kết quả dễ thấy nhất chính là năng lực học tập của bạn ngày càng tăng cao.
Quan tâm đến môi trường học
Môi trường học tập ở đây bạn có thể hiểu là môi trường sạch sẽ, thoáng mát. Mỗi học sinh đều được phân công trực nhật các ngày trong tuần, hãy hoàn thành thật tốt nhiệm vụ của mình và cố gắng tạo không khí lớp học trong lành nhất. Nhờ đó, tinh thần học tập và đứng lớp của cả học sinh và giáo viên sẽ vui vẻ, thoải mái hẳn lên.
Lễ phép, ăn nói kính trọng thầy cô
Từ ngày xưa, cô giáo được ví như mẹ hiền, người mà bạn có thể tin tưởng mà tâm sự cũng như tìm đến để được đưa ra lời khuyên, hướng giải quyết các vấn đề khó khăn mà bạn không thể nói với ba mẹ.
“Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”, hãy cẩn thận khi nói chuyện với giáo viên, lựa lời, không lớn tiếng hay đùa giỡn quá trớn với giáo viên vì dù sao thầy cô cũng là người lớn. Luôn lễ phép và ngoan ngoãn để ba mẹ và thầy cô tự hào.
Hãy thông cảm cho giáo viên của mình
Thầy cô giáo là người luôn chịu áp lực từ nhiều phía, do đó bản thân mỗi học sinh cần suy nghĩ và thấu hiểu giáo viên của mình, từ đó cư xử đúng chuẩn mực, lời nói cần đúng lúc, đúng thời điểm để mối quan hệ giữa thầy và trò trở nên vui vẻ. Nếu trong trường hợp thầy cô làm sai, thay vì cộc cằn và cư xử cá biệt, bạn cần nói để thầy cô hiểu.
Thầy cô là người từng trải, cũng từng là học sinh như chúng ta, do đó thầy cô cũng sẽ hiểu tâm tư, tình cảm của bạn.
Xem thêm: Cách viết bản kiểm điểm cho học sinh
Với cách ứng xử của học sinh với thầy cô giáo đúng chuẩn mực sẽ xây dựng nên mối quan hệ thầy trò tốt đẹp hơn. Điều này cũng chính là văn hóa và lối sống của con người phương Đông. Vì vậy, người lớn, cha mẹ hãy quan tâm và kịp thời can thiệp để con em mình không mắc phải những sai lầm trong cách ứng xử không những với thầy cô mà còn với tất cả mọi người nhé! Trên đây là bài viết được chia sẻ bởi Hệ Thống Đào Tạo Thẩm Mỹ Quốc Tế Seoul Academy.