Cách bảo quản khoai mì sống để tươi lâu

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

Khoai mì, hay còn được biết đến với cái tên củ sắn, là một loại lương thực phổ biến ở nước ta. Thế nhưng việc bảo quản khoai mì khiến nhiều chị em lo lắng vì loại thực phẩm này rất dễ bị hư. Nếu đang gặp trường hợp này, hãy theo dõi ngay một số cách bảo quản khoai mì sống trong bài viết dưới đây. 

Tại sao khoai mì lại khó bảo quản?

Tuy là một loại thực phẩm bổ dưỡng, nhưng trong khoai mì lại chứa rất nhiều chất tạo màu. Khi ra không khí (được nhổ), các chất tạo màu sẽ dễ dàng bị oxy hóa. Đây chính là nguyên nhân khiến khoai mì bị chuyển đen, hư và thối nhanh chóng. 

Trong khi đó, khoai mì có hình dạng dài, to nên khi đào rất dễ gãy, khó giữ được nguyên vẹn. Tại những chỗ bị gãy hay trầy xước, khoai mì sẽ bắt đầu chảy nhựa và thối bắt đầu từ những vị trí đó, theo thời gian, chỗ thối sẽ lan khắp cả củ. Đây chính là lý do vì sao khoai mì rất khó để bảo quản. 

Thế nhưng, vì là nguồn lương thực chính, và có thể thấy, nguyên nhân chính khiến khoai mì nhanh hư chính là do không khí. Vậy nên, rất nhiều người đã tìm ra cách để bảo quản khoai mì với nhiệt độ và độ ẩm lý tưởng. Hoặc cố gắng tạo điều kiện bảo quản giống như lúc khoai mì chưa được đào lên. 

Khoai mì rất dễ hỏng khi để ngoài không khí
Khoai mì rất dễ hỏng khi để ngoài không khí

Hướng dẫn cách bảo quản khoai mì giữ được lâu

Dưới đây là những cách bảo quản khoai mình giữ được lâu được tham khảo từ bí quyết vào bếp của nhà nông cũng như các chị em nội trợ bạn có thể tham khảo: 

Cách bảo quản khoai mì trong tủ lạnh 

Việc cho khoai mì vào tủ lạnh là cách nhiều chị em hay dùng. Thế nhưng, với cách này, chúng ta chỉ bảo quản khoai mì với số lượng ít từ 3-4 củ mà thôi. Nếu bảo quản số lượng lớn theo mùa thu hoạch, chi phí lại rất cao. Trong khi giá khoai mì ngoài thị trường lại rẻ. Vậy nên không được nhà nông áp dụng. 

Khoai mì nên được chọn những củ nguyên vẹn, không trầy xước, không chảy nhựa. Trước khi cho vào tủ lạnh, hãy dùng giấy báo, hoặc giấy bạc bọc quanh từng củ khoai mì, càng kín càng tốt. Cuối cùng, xếp gọn vào tủ mát. Với phương pháp này, khoai mì có thể được bảo quản tối đa 2 tuần và bạn có thể mang ra thực hiện cách nấu chè khoai mì, hay hấp ăn bất kỳ lúc nào. Lưu ý tuyệt đối không nên làm sạch, hay gọt vỏ khoai mì trước khi bảo quản. 

Bảo quản khoai mì trong hầm kín 

Hầm kín thường là nơi khô ráo và có nhiệt độ, độ ẩm cố định, rất giống với môi trường dưới đất. Việc bảo quản khoai mì trong hầm kín nhằm mục đích kìm nén sự hoạt động của các enzym có trong khoai mình, phòng trường hợp khoai mì bị đen và hư hỏng. 

Theo tiêu chuẩn, hầm phải có mái che, kín, tối, không có đường nước chảy vào, chiều sâu của hầm phải là 0,81m x 2m. Trong đó, độ rộng của hầm sẽ phụ thuộc vào số lượng khoai mì mà bạn cần dự trữ. 

Trước khi đưa khoai mì vào dự trữ, chúng ta không cần làm sạch khoai mì. Tuy nhiên, phải lựa chọn những củ còn nguyên vẹn và không trầy xước nhiều để tránh trường hợp 1 củ thối sẽ lan sang những củ còn lại. 

Người dân làm hầm trữ khoai mì trước mùa thu hoạch
Người dân làm hầm trữ khoai mì trước mùa thu hoạch

Bảo quản khoai mì bằng cách phủ cát khô 

Cách bảo quản dựa trên nguyên lý của cách bảo quản trong hầm. Tuy nhiên sẽ đơn giản và đỡ tốn chi phí hơn rất nhiều. Để bảo quản, bạn cần tìm một vị trí bằng, thông thoáng, không dính nước và không có ánh mặt trời chiếu thẳng vào. Lựa những củ không bị dập, vỏ đẹp, dài, nguyên bỏ. Sau đó xếp chồng củ khoai mì lên với nhau theo từng luống vừa đủ. Cuối cùng, dùng cát khô phủ lên toàn bộ từng luống khoai mì vừa xếp với độ dài của cát ít nhất 20cm. Cát sẽ luôn giữ được nhiệt và độ ẩm cố định cho khoai mì, giúp khoai mì tươi lâu và không bị chảy nhựa. 

Bảo quản khoai mì bằng cách nhúng vào nước vôi

Những củ khoai mì sau khi được đào lên, lựa các củ còn nguyên ven, to, dài. Sau đó mang đi nhúng trực tiếp từng củ vào nước vôi 0,5% hoặc phun vôi kín củ khoai mì. Tiếp đến chôn khoai mì vào trấu hoặc phủ kín cát như cách trên. Vôi sẽ là chất hút ẩm và không để không khí lọt vào, khiến nhạy của khoai mì bị đen. 

Nên lựa những củ khoai mì còn nguyên vẹn để bảo quản
Nên lựa những củ khoai mì còn nguyên vẹn để bảo quản

Trên đây là những cách bảo quản khoai mì hiệu quả được nhà nông cùng các chị em nội trợ đánh giá cao. Khoai mì là một loại thực phẩm rất khó bảo quản, do đó, khi thực hiện những phương pháp trên, bạn cần đầu tư vào bước lựa chọn khoai mì, cũng như tạo điều kiện tốt nhất về môi trường để tránh trường hợp khoai mì bị hư hỏng hàng loạt. Chúc bạn áp dụng thành công. 

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

author-mobile
co-hang

Nguyễn Thuý Hằng

Trưởng Nhóm Giảng Viên, Chăm Sóc Da - Spa tại Seoul Academy – Trường Đào tạo Thẩm mỹ Quốc tế với hơn 12 năm kinh nghiệm Ngành Chăm Sóc Da, chứng chỉ thẩm mỹ Cidesco Thụy Sỹ 2011, chứng chỉ chuyên sâu Body Cibtac Singapore, ban giám khảo Hiệp hội ngành làm đẹp Asian.

BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN