- Mặc định
- Lớn hơn
Trong quá trình nấu nướng, vấn đề đầu bếp phải sử dụng các biện pháp để đảm bảo an toàn vệ sinh cho thực khách là rất quan trọng. Vậy nên hầu hết đầu bếp đều phải đeo bao tay, rửa tay sạch sẽ trước khi nấu ăn. Tuy nhiên, nhiều người nhận ra và thắc mắc rằng “Vì sao đầu bếp nhật không đeo bao tay?”. Cùng Seoul Academy giải đáp thắc mắc trong bài viết dưới đây.
Bao tay có tác dụng như thế nào trong nấu ăn?
Sử dụng bao tay là một trong những nguyên tắc của đầu bếp giúp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong quá trình nấu nướng. Kể cả khi rửa tay sạch sẽ, vi khuẩn E.Coli là nguyên nhân gây ra các bệnh đường ruột cũng sẽ bám vào tay đầu bếp. Vì vậy, đầu bếp không đeo bao tay khi nấu ăn đồng nghĩa với việc món ăn không đảm bảo an toàn thực phẩm. Việc sử dụng bao tay để chế biến giúp quy trình nấu nướng sạch sẽ, an toàn giúp thực khách an tâm khi ăn món ăn mà bạn nấu.
Ngoài ra, đeo bao tay cũng là cách để đầu bếp bảo vệ bàn tay mình. Ví dụ: Khi đầu bếp cắt, thái các loại ớt cay, ớt hiểm hay làm tỏi khi bị bám mùi vào tay khi nấu ăn. Ngoài ra, khi bị dị ứng với một số món ăn hay nguyên liệu nào đó, đầu bếp sử dụng găng tay có thể tránh khỏi điều này.
Những lý do khiến đầu bếp ít đeo găng tay
Đeo bao tay có nhiều lợi ích trong quá trình nấu ăn nhưng rất nhiều đầu bếp ít khi sử dụng bao tay vì sự phiền phức, không thuận tiện khi đeo bao tay. Dưới đây là một vài lý do mà đầu bếp không thích đeo găng tay:
Đeo găng tay giảm hứng thú nấu ăn của đầu bếp
Những người đầu bếp thường sử dụng giác quan trên những đầu ngón tay hay bàn tay để nêm nếm, cảm nhận độ tươi ngon của món ăn. Do đó, sử dụng bao tay sẽ gây cản trở và khiến đầu bếp mất đi sự hứng thú khi nấu ăn.
Bao tay làm lẫn hương vị món ăn khi nấu
Tại các quán ăn hay nhà hàng, đầu bếp phải liên tục nấu từ món này đến món khác một cách liên tục. Như vậy, đeo bao tay và thực hiện liên tục các món ăn sẽ khiến món ăn bị lẫn hương vị vào nhau. Điều này sẽ làm mất đi hương thơm và vị ngon vốn có của món ăn.
Mất thời gian thay đổi bao tay liên tục
Khi chuyển từ món ăn này sang món ăn khác, đầu bếp phải thay bao tay liên tục để đảm bảo vệ sinh. Điều này khiến lượng rác thải từ bao tay nilon, bao tay cao su tăng cao, gây ảnh hưởng đến môi trường nghiêm trọng.
Thao tác đầu bếp không linh hoạt khi sử dụng bao tay
Một vài thao tác như xử lý cá, lọc xương cá, thịt hay nhồi xúc xích… sẽ bị ảnh hưởng khi đầu bếp đeo bao tay. Nhiều đầu bếp phản ánh rằng những món cần sự tỉ mỉ như tỉa rau củ, nhồi hay nặn khi đeo bao tay sẽ không có độ linh hoạt và khó thực hiện.
Bao tay cao su không chất lượng, có mùi khó ngửi
Đầu bếp ít khi sử dụng bao tay vì nhiều loại bao tay cao su không chất lượng và có mùi khó ngửi, ảnh hưởng đến hương vị đồ ăn. Một số nơi còn sử dụng găng tay tái chế chứa nhiều tạp chất dẫn đến gây bệnh cho khách hàng, nên đầu bếp ít khi sử dụng bao tay cao su.
Khó cảm nhận món ăn
Đeo bao tay không chỉ khiến đầu bếp hạn chế các thao tác khó mà còn khiến đầu bếp khó cảm nhận món ăn bằng tay. Một số thao tác như nặn bột, nhào bột hay nắn cơm cần phải tự cảm nhận bằng tay để đầu bếp đo lường độ đặc của bột hay độ nóng của cơm. Đó là lý do đầu bếp không thích sử dụng bao tay khi nấu ăn.
Bảo vệ môi trường
Khi sử dụng bao tay để nấu nướng, đầu bếp bắt buộc phải thay bao tay liên tục khi chuyển từ món ăn này sang món ăn khác để không làm ảnh hưởng mùi vị món ăn. Điều này đồng nghĩa với việc đầu bếp đã thải ra môi trường lượng rác khó tiêu thụ rất lớn. Chính vì vậy đầu bếp ít sử dụng bao tay để đáp ứng yếu tố bảo vệ môi trường.
Như vậy, lý do vì sao đầu bếp Nhật không đeo bao tay có giống với những lý do phía trên không, hay còn là bí mật nào khác. Chúng ta cùng đến với phần tiếp theo trong bài viết này của Seoul Academy nhé!
Vì sao đầu bếp Nhật không đeo bao tay?
Với suy nghĩ đeo bao tay trong quá trình chế biến món ăn để đảm bảo an toàn vệ sinh cho khách hàng, vậy vì sao đầu bếp Nhật không đeo bao tay khi nấu nướng, cụ thể nhất là khi chế biến các món sushi. Chúng ta có thể hiểu như sau:
Trên thực tế, văn hoá ẩm thực ở Nhật có một số quy chuẩn rất thú vị và mới lạ như ít sử dụng gia vị trong các món ăn, nấu ăn theo quy tắc tam ngũ… Trong đó, chế biến sushi bắt buộc không được đeo bao tay chính là quy tắc đặc trưng của đầu bếp Nhật.
Điều này được lý giải rằng đầu bếp Nhật phải dùng chính đầu ngón tay và bàn tay để cảm nhận độ tươi của nguyên liệu làm sushi. Khi đeo bao tay vào, giác quan trong cơ thể không thể cảm nhận được độ tươi của cá, hải sản. Ngoài ra, đeo bao tay không thể khiến đầu bếp cảm nhận được chính xác hàm lượng chất béo, lõ xương và độ dày của thớ thịt được.
Bên cạnh đó, chế biến những món ăn tươi sống như sushi cần kỹ thuật có độ chính xác và tỉ mỉ cao khi lột da cá, lọc xương, ướp gia vị… Đối với công đoạn trộn cơm, nặn cơm, những người đầu bếp Nhật tài giỏi sẽ dùng đôi bàn tay để cảm nhận độ dính của cơm cũng như sự hài hòa trong tỉ lệ cơm.
Đặc biệt, đầu bếp Nhật có quy tắc gồm 11 bước vệ sinh bàn tay trước khi thực hiện các món ăn cho khách hàng. Đây cũng là quy tắc nổi tiếng của người Nhật.
Với những kỹ thuật và cách chế biến trên, khi đeo bao tay đầu bếp không thể thực hiện chính xác được. Đây là câu trả lời cho lý do vì sao đầu bếp Nhật không đeo bao tay khi chế biến món ăn.
Có nên dùng bao tay khi nấu ăn hay không?
Để đảm bảo sức khỏe cho thực khách, đeo bao tay là quy định của các nhà hàng, quán ăn hay khách sạn. Có rất nhiều lợi ích từ việc đeo bao tay như ngăn ngừa vi khuẩn “xâm nhập” vào món ăn, bảo vệ bàn tay của đầu bếp… Tuy vậy, việc thay đổi bao tay liên tục sẽ gây ảnh hưởng đến môi trường khi xả nhiều rác thải từ bao tay nilon, bao tay cao su.
Vì vậy, sử dụng bao tay nấu ăn cũng phải tùy vào trường hợp để cân bằng giữa lợi ích và hạn chế. Lưu ý trong trường hợp cần thiết để sử dụng bao tay, bạn phải chọn loại bao tay chất lượng để không ảnh hưởng đến món ăn khi đeo bao tay.
Trường hợp nên dùng bao tay khi nấu ăn
Vì đeo bao tay cũng có những tác hại riêng đối với người đầu bếp nên tùy vào trường hợp để sử dụng bao tay khi nấu ăn. Khác với trường hợp vì sao đầu bếp Nhật không đeo bao tay, đầu bếp hay đơn giản là người nội trợ có thể sử dụng bao tay trong các trường hợp sau:
Chế biến các món ăn có hương vị đặc trưng
Các loại thực phẩm dễ bám mùi, bám màu như tỏi, hành, nghệ sẽ được giải quyết khi bạn sử dụng bao tay trong quá trình nấu ăn. Ngoài ra, đeo bao tay để không bị nóng tay khi cắt hay thái ớt hiểm hay các loại thực phẩm có tính nóng đặc trưng.
Bị bệnh dị ứng tiếp xúc
Đeo bao tay là phương pháp giải quyết hiệu quả khi bạn mắc chứng dị ứng tiếp xúc với các nguyên liệu nấu ăn, thậm chí là bảo vệ da tay bạn khi rửa chén.
Chế biến thức ăn, đồ tươi sống
Đối với các thức ăn tươi sống, việc đeo bao tay sẽ ngăn ngừa vi khuẩn bám vào tay và vi khuẩn từ bàn tay “xâm nhập” vào thức ăn. Bên cạnh đó, đồ tươi sống thường có mùi tanh, nếu dùng tay không sẽ dễ bị bám mùi hôi tanh.
Sử dụng vật sắc nhọn
Đối với những người sử dụng dao, kéo thành thạo thì nấu ăn không là vấn đề lớn. Nhưng sử dụng bao tay sẽ giúp bạn hạn chế phần nào nguy cơ bị đứt tay, tổn thương bởi dao, kéo, vật sắc nhọn.
Những lý do trên đã giải thích cho câu hỏi “Có nên dùng bao tay khi nấu ăn hay không?”. Bên cạnh việc đeo bao tay để đảm bảo an toàn vệ sinh sức khỏe cho khách hàng, bạn cần tuân thủ các quy định khác nhau rửa tay sạch sẽ, sử dụng dụng cụ nấu ăn sạch.
Các bước rửa tay chuẩn để đảm bảo vệ sinh trước khi nấu ăn
Những người đầu bếp luôn phải tuân thủ quy trình vệ sinh tay và cơ thể trước khi nấu ăn, đặc biệt là các bước rửa tay. Bạn có thể áp dụng quy trình rửa tay chuẩn đầu bếp trước khi nấu ăn, trước và sau khi ăn cũng như sau khi đi vệ sinh. Quy trình rửa tay chuẩn bao gồm 6 bước như sau.
- Bước 1: Rửa tay sạch với nước để ướt lòng bàn tay. Cho xà phòng vào tay và xoa 2 lòng bàn tay với nhau.
- Bước 2: Chà mu bàn tay trái bằng lòng bàn tay phải và ngược lại.
- Bước 3: Xoa 2 lòng bàn tay vào nhau, dùng đầu ngón tay miết mạnh vào kẽ tay.
- Bước 4: Chà lòng bàn tay này với mua bàn tay kia sao cho bàn tay và mu bàn tay khớp với nhau.
- Bước 5: Chà ngón cái của bàn tay này vào giữa lòng bàn tay kia và ngược lại.
- Bước 6: Lần lượt chà các đầu ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Cuối cùng, rửa sạch tay với nước sạch và làm khô tay.
Lưu ý: Đầu bếp khi rửa tay với xà phòng nên sử dụng loại xà phòng không tạo mùi. Vì xà phòng có mùi sẽ làm ảnh hưởng đến hương thơm và mùi vị của món ăn.
Lưu ý đảm bảo vệ sinh trong quá trình nấu ăn
Vấn đề đeo bao tay hay không còn tùy thuộc vào tính chất công việc cũng như món ăn mà người đầu bếp chế biến. Tuy nhiên khi không đeo bao tay để nấu ăn, có rất nhiều người muốn biết đầu bếp làm thế nào để đảm bảo vệ sinh trong quá trình nấu ăn. Ngoài việc sử dụng găng tay trong quá trình chế biến món ăn, bạn nên lưu ý 5 yếu tố sau đây để đảm bảo vệ sinh khi nấu ăn:
Quan trọng nhất là vấn đề “giữ sạch sẽ”
Đầu bếp tại các nhà hàng hay người nội trợ nấu ăn tại nhà cần phải chú ý vấn đề “giữ sạch sẽ” sau:
- Rửa sạch tay kể cả trước và sau khi nấu nướng, chế biến món ăn.
- Giữ sạch khu vực bếp, khu vực nấu nướng.
- Giữ sạch dụng cụ, đồ dùng, thiết bị dùng để chế biến thức ăn.
- Rửa sạch tay sau khi đi vệ sinh.
Bạn nên phân chia khu thực phẩm sống và chín
Thực phẩm sống và thực phẩm chín không nên để chung, ngay cả khi chế biến hoặc sau khi chế biến. Vì vậy bạn cần áp dụng theo các lưu ý sau để bảo quản tốt thức ăn:
- Phân khu từng loại thịt, cá, hải sản và các loại rau củ.
- Dụng cụ như dao, thớt không dùng chung cho đồ ăn chín và sống.
- Để riêng các loại thực phẩm chín, sống khi bảo quản tủ lạnh.
Hãy nấu chín kỹ thức ăn
Nấu chín kỹ thức ăn hay đun sôi các thức ăn lỏng là yếu tố cần thiết trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm cho gia đình bạn.
- Những thực phẩm như thịt, cá, hải sản cần nấu chín kỹ.
- Nấu sôi những món ăn lỏng như cháo, bún…
- Thức ăn bảo quản trong tủ lạnh cần hâm nóng lại trước khi ăn.
Lưu ý chọn lựa thực phẩm an toàn, nước sạch khi nấu ăn
Bạn nên sử dụng nguồn nước sạch và chọn lựa thực phẩm kỹ càng trước khi chế biến món ăn, đặc biệt là các món tươi sống như salad, sushi… Các loại rau củ khi được ăn sống nên xử lý bằng cách ngâm nước muối để loại bỏ sạch các chất bẩn, chất nhầy.
Cách thức bảo quản theo từng loại thực phẩm
Không chỉ trong giai đoạn chế biến thức ăn cần cẩn thận mà giai đoạn bảo quản cũng cần các quy tắc riêng để đảm bảo an toàn thực phẩm khi ăn.
- Không nên sử dụng đồ ăn đã bảo quản ở nhiệt độ phòng quá 2 tiếng.
- Thức ăn dễ hỏng hoặc đã nấu chín nên được bảo quản ở nhiệt độ dưới 5 độ C.
- Thức ăn khi ăn phải nóng ở nhiệt độ 60 độ C.
- Thức ăn không nên để tủ lạnh quá lâu.
- Rã đông thức ăn đúng cách, không nên rã đông ở nhiệt độ phòng.
Bên cạnh lời giải đáp về vấn đề “vì sao đầu bếp Nhật không đeo bao tay khi chế biến món ăn?”, Seoul Academy đã đưa thêm những thông tin về phương pháp bảo quản an toàn vệ sinh thực phẩm dành cho người nội trợ. Hi vọng qua bài viết các bạn đã cập nhập thêm cho mình những thông tin hữu ích.