- Mặc định
- Lớn hơn
Làm chân mày đang là xu hướng làm đẹp được nhiều chị em yêu thích. Tuy nhiên, phương pháp làm đẹp này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không thực hiện đúng kỹ thuật và phù hợp với cơ địa. Vậy những người không nên làm chân mày là ai? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn các đối tượng không nên làm chân mày để đưa ra quyết định sáng suốt cho bản thân.
Top 7+ những người không nên làm chân mày
Làm chân mày là một phương pháp làm đẹp phổ biến giúp chị em có được hàng lông mày sắc nét và hài hòa với khuôn mặt. Tuy nhiên, không phải ai cũng phù hợp với phương pháp này. Dưới đây là danh sách 7+ đối tượng không nên làm chân mày:
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú
- Người có làn da nhạy cảm, dễ kích ứng
- Người có cơ chế đông máu kém
- Những người có cơ địa sẹo lồi
- Người đang sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống đông máu
- Những người có lớp sừng trên da mỏng
Phụ nữ có thai và cho con bú
Mực phun xăm chân mày có thể chứa các thành phần hóa học như chì, thủy ngân… Các thành phần hóa học trong mực xăm có thể ngấm vào máu và ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Điều này có thể gây hại cho sức khỏe của em bé bú mẹ.
Trong quá trình mang thai và cho con bú, nội tiết tố của người phụ nữ có nhiều thay đổi. Điều này có thể khiến mực xăm lên màu không chuẩn, dễ bị phai màu hoặc loang lổ.
Ngoài ra, hệ miễn dịch của phụ nữ mang thai và cho con bú thường yếu hơn bình thường, dễ bị nhiễm trùng. Việc xăm chân mày có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Người có làn da nhạy cảm, dễ kích ứng
Người có làn da nhạy cảm, dễ kích ứng cũng là một trong những người không nên làm chân mày. Da nhạy cảm thường rất dễ phản ứng với các tác nhân bên ngoài, và xăm chân mày có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng đối với làn da nhạy cảm như: Kích ứng và dị ứng, nhiễm trùng, nguy cơ để lại sẹo xấu.
Một số dấu hiệu nhận biết làn da nhạy cảm có thể kể đến như: Da thường xuyên bị khô, căng, dễ kích ứng với thời tiết hay các loại mỹ phẩm. Da nhạy cảm cũng mỏng và dễ bị tổn thương, nổi mụn hoặc nổi mẩn đỏ.
Chính vì vậy, khi xăm lông mày cho làn da nhạy cảm sẽ phục hồi chậm và khó đạt được kết quả như mong muốn và làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng, để lại những hậu quả phun xăm.
Người có cơ chế đông máu kém
Quá trình phun xăm chân mày có tác động kim phun xăm có thể gây chảy máu. Đối với một số trường hợp bị đông máu kém, khi chảy máu ở vết thương sẽ khó cầm máu và việc phục hồi vết thương sau đó cũng chậm hơn nhiều so với những trường hợp khác.
Gặp phải tình trạng này là do người có cơ chế đông máu kém không đủ lượng tiểu cầu để cầm máu nên máu khó được cầm lại. Vì vậy mà không nên phun xăm lông mày cho những người có cơ chế đông máu kém.
Ngoài các thông tin được cung cấp trên, nếu bạn đang có ý định học phun xăm cơ bản hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1800 0084, tất cả các thông tin bạn cần sẽ được giải đáp nhanh nhất.
Người mắc bệnh da liễu
Xăm chân mày là thủ thuật có xâm lấn, có thể gây ra các tổn thương da. Đối với những trường hợp gặp các bệnh lý da liễu như: Viêm da cơ địa, vảy nến, nấm da, mụn trứng cá… không nên xăm chân mày bởi có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro như:
- Lây lan bệnh: Một số bệnh về da như viêm da, vảy nến… có nguy cơ lây lan sang vùng da khác do tiếp xúc với kim xăm trong quá trình phun xăm.
- Kích ứng da: Các thành phần trong mực xăm có thể gây kích ứng mạnh khiến bệnh lý da trở nên nghiêm trọng, khó điều trị hơn.
- Gây nhiễm trùng: Vùng da bị bệnh thường dễ bị tổn thương, khi sức đề kháng của cơ thể yếu đi sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập tăng nguy cơ nhiễm trùng.
Những người có cơ địa sẹo lồi
Những người có cơ địa sẹo lồi rất dễ hình thành sẹo lồi khi da bị tổn thương, và xăm chân mày cũng không ngoại lệ. Kim xăm quá trình tác động lên da sẽ tạo ra những vết thương nhỏ. Ở người có cơ địa sẹo lồi những vết thương này có thể kích thích sự tăng sinh collagen quá mức dẫn đến hình thành sẹo lồi ở chân mày.
Người đang sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc chống đông máu
Thuốc kháng sinh và thuốc chống đông máu có thể gây ảnh hưởng đến quá trình xăm chân mày và gây ra một số tác dụng phụ. Thuốc chống đông màu làm giảm khả năng đông máu, khiến máu khó cầm. Khi xăm chân mày, kim xăm tạo ra vết thương có thể gây chảy máu nhiều hơn ở những người đang sử dụng thuốc chống đông máu.
Bên cạnh đó, một số loại thuốc kháng sinh có thể làm chậm quá trình lành thương, tăng nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, một số loại thuốc kháng sinh và thuốc chống đông máu có thể tương tác với các thành phần có trong mực xăm và gây ra các phản ứng dị ứng hoặc các tác dụng phụ khác.
Những người có lớp sừng trên da mỏng
Lớp sừng là lớp ngoài cùng của da, có chức năng bảo vệ da khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường. Ở những người có lớp sừng mỏng, da sẽ nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn. Người có lớp sừng trên da mỏng khiến mực xăm khó bám vào da, dẫn đến lên màu không chuẩn, nhạt nhòa hoặc bị loang lổ.
Bên cạnh đó, lớp sừng trên da mỏng sẽ tăng nguy cơ kích ứng bởi mực xăm và các dụng cụ trong quá trình xăm, gây mẩn đỏ, ngứa ngáy hoặc tăng nguy cơ viêm nhiễm.
Những rủi ro khi phun xăm chân mày
Phun xăm chân mày là phương pháp làm đẹp phổ biến, giúp chị em sở hữu hàng lông mày sắc nét, hài hòa với khuôn mặt. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm, phương pháp này cũng tiềm ẩn một số rủi ro nhất định. Dưới đây là những rủi ro thường gặp khi phun xăm chân mày:
- Nhiễm trùng: Thực hiện phun xăm mày bởi dụng cụ không được vệ sinh đúng cách, kim xăm dùng chung hoặc môi trường không đảm bảo vô trùng sẽ khiến vùng da sau phun xăm sưng tấy, đau nhức, chảy dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng, để lại sẹo…
- Dị ứng: Một số trường hợp bị dị ứng với mực xăm, thuốc tê hoặc các sản phẩm dùng trong quá trình phun xăm khiến da bị ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, sưng phù…
- Lên màu không đều, màu loang lổ: Nếu thực hiện kỹ thuật phun xăm kém, mực xăm không chất lượng, chăm sóc sau phun xăm không đúng cách màu sắc chân mày có thể lên không đều, loang lổ hoặc bị đậm quá mức gây mất thẩm mỹ.
- Chân mày lệch, thiếu cân đối: Phun xăm chân mày bởi kỹ thuật viên có tay nghề kém, thiết kế dáng mày không phù hợp có thể khiến hai bên chân mày không đều nhau, lệch hoặc không hài hòa với tổng thể khuôn mặt.
- Sẹo xấu: Một số người có cơ địa sẹo lồi, sẹo xấu khi phun xăm chân mày sẽ tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi, sẹo lõm… ở vùng chân mày.
Làm chân mày tuy là phương pháp làm đẹp phổ biến nhưng không phải ai cũng phù hợp. Hy vọng với những nội dung bài viết chia sẻ trên đây đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về những người không nên làm chân mày. Việc nhận biết bản thân có thuộc nhóm đối tượng này hay không sẽ giúp bạn tránh được các rủi ro, biến chứng không mong muốn và lựa chọn được phương pháp làm đẹp an toàn và hiệu quả nhất.
Như vậy những ai đang muốn học phun xăm thẩm mỹ có thể tham giam các khóa học phun xăm tại Seoul Academy đào tạo bài bản và có cấp bằng chứng chỉ hành nghề