Các bước lập kế hoạch giảng dạy – Mẫu bài giảng đầy đủ, thu hút

Kích thước chữ
  • Mặc định
  • Lớn hơn
()

Kế hoạch giảng dạy là một sơ đồ được vạch ra sẵn để hỗ trợ quá trình dạy học của giáo viên. Lên sẵn ý tưởng từ trước và tuân theo kế hoạch sẽ giúp việc học hiệu quả hơn. Nghe có vẻ to lớn nhưng thật ra việc lập kế hoạch dạy học cũng không có gì quá khó khăn. Seoul Academy sẽ hướng dẫn bạn cách tự lập kế hoạch để giảng dạy riêng cho bản thân mình ngay sau đây.

Kế hoạch dạy học là gì? 

Kế hoạch dạy học là việc lên nội dung chi tiết các bước sẽ thực hiện khi đứng lớp. Theo định nghĩa chuyên môn sư phạm, kế hoạch giảng dạy sẽ là sự kết hợp có logic của bốn yếu tố về mục tiêu, nội dung, phương pháp và kết quả. Đây sẽ là nền tảng, là căn cứ để giáo viên khi đứng trên lớp đảm bảo hoàn thành trách nhiệm công việc của bản thân. 

Kế hoạch giảng dạy giúp giáo viên chi tiết hóa những mục tiêu, nội dung, phương pháp và kết quả cần đạt được
Kế hoạch giảng dạy giúp giáo viên chi tiết hóa những mục tiêu, nội dung, phương pháp và kết quả cần đạt được

Kế hoạch giảng dạy thường được lập chi tiết theo từng tuần, từng ngày nhằm đảm bảo bám sát và kịp thời tiến độ giảng dạy của mỗi môn học. Giáo viên, giảng viên, người trực tiếp đứng lớp sẽ xây dựng kế hoạch của mình trong một thời gian cụ thể trong năm. Thời gian đó thường sẽ là vào đầu năm học, hoặc trước khi bắt đầu một khóa học mới. 

Căn cứ để mỗi thầy giáo, cô giáo xây dựng nên kế hoạch giảng dạy sẽ là nội dung của môn học, của chương trình đào tạo và theo những yêu cầu của trường học. Sau đó, phụ thuộc vào các yếu tố khách quan và chủ quan khác, như tiến độ, khả năng học tập của lớp được giao giảng dạy, thầy cô sẽ có sự điều chỉnh cho phù hợp.  

Những yếu tố cần xác định trước khi lập kế hoạch giảng dạy

Muốn lập kế hoạch giảng dạy tốt, bài bản, đầu tiên, cần xác định các yếu tố quan trọng sau:

  • Mục tiêu học tập của học sinh, sinh viên.
  • Hoạt động dạy và học của hai bên thầy-trò được tiến hành ra sao?
  • Phương pháp kiểm tra, đánh giá học sinh, sinh viên sau khi học.
Để lập kế hoạch giảng dạy, cần xác định 3 yếu tố quan trọng trước tiên

Thực hiện tuần tự 3 yếu tố để định hướng việc học ngay từ ban đầu. Khi chỉ định được các mục tiêu cụ thể cho việc học. Giáo viên cũng sẽ xác định được bản thân phải dạy những gì, hoạt động nào sẽ được thực hiện trên lớp. Và cuối cùng là đánh giá lại mức độ tiếp thu kiến thức của học sinh, sinh viên sau khi học xong. Bất kỳ kế hoạch dạy học nào cũng cần phải được biên soạn dựa trên 3 yếu tố quan trọng này.

Các bước lập kế hoạch giảng dạy khoa học

Những giáo viên mới bước chân vào nghề thường rất bỡ ngỡ với cách lập kế hoạch giảng dạy. Thật ra, việc lập kế hoạch dạy học không quá khó khăn như bạn tưởng. Tất cả mọi bản kế hoạch đều được lập dựa trên 6 bước cụ thể. Chỉ cần áp dụng đúng, sẽ có thể xây dựng kế hoạch giảng dạy trên suốt quãng đời sự nghiệp của mình.

Bước 1: Xác định mục tiêu học tập

Bất cứ bảng kế hoạch nào cũng phải xác định mục tiêu đầu tiên. Hãy suy nghĩ về những gì bạn muốn học sinh, sinh viên của mình học được trong buổi học, môn học. Xác định đúng được mục tiêu sẽ đưa bản kế hoạch đi đúng hướng, hỗ trợ việc giảng dạy và học tập. Và mục tiêu được xác định này phải là mục tiêu chung của cả tập thể lớp học.

Đưa ra danh sách những mục tiêu học tập, giảng dạy theo thứ tự quan trọng, ưu tiên trước sau

>>> Xem thêm: Kinh nghiệm dạy học trực tuyến giáo viên nhất định phải nắm 

Để xác định mục tiêu cho việc học, hãy trả lời các câu hỏi sau:

  • Chủ đề của buổi học cụ thể là gì?
  • Muốn dạy gì cho học sinh, sinh viên?
  • Học sinh, sinh viên phải hiểu được những giá trị nào trong buổi học?
  • Học sinh, sinh viên sẽ làm được gì sau khi kết thúc buổi học?
  • Giá trị cốt lõi của buổi học mà học sinh, sinh viên cần đạt được là gì?

Sau khi xác định mục tiêu tổng quan, hãy đặt thêm một số câu hỏi sau:

  • Những khái niệm, ý tưởng hoặc kỹ năng quan trọng nhất mà học sinh, sinh viên cần nắm bắt là gì?
  • Tại sao những yếu tố này lại quan trọng đến thế?
  • Những yếu tố nào không thể bỏ qua, phải truyền đạt đầy đủ?
  • Những kiến thức, yếu tố nào có thể bỏ qua khi không đủ giờ giảng dạy?

Xác định thêm những gì quan trọng và thiết yếu là điều cần thiết khi lập kế hoạch giảng dạy. Như thế, bạn sẽ biết được cái gì quan trọng và không quá quan trọng. Điều này sẽ vô cùng hữu ích khi thời gian giảng dạy ít ỏi hoặc trong những tình huống đặc biệt khác.

Bước 2: Xây dựng nội dung phần giới thiệu

Sau khi đã có mục tiêu, bước tiếp theo là xây dựng nội dung bài học, đầu tiên là phần giới thiệu. Giới thiệu một cách sáng tạo sẽ kích thích được sự hứng thú của học sinh, sinh viên. Điều này cũng giúp xem xét mức độ am hiểu về chủ đề bài học của tập thể lớp học.

Phần giới thiệu nội dung khá quan trọng trong bản kế hoạch giảng dạy

Bạn có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau để thu hút học trò của mình. Ví dụ như: câu chuyện, ví dụ thực tế, sự kiện lịch sử, tình huống ứng dụng thực tế, video clip ngắn, câu hỏi thăm dò,… Khi hiểu hơn về sự hiểu biết của các em về chủ đề, bạn cũng sẽ biết nên tập trung dạy những gì hơn.

Hãy tự trả lời một số câu hỏi để thực hiện bước 2 trong cách lập kế hoạch giảng dạy:

  • Giới thiệu chủ đề bài học như thế nào để thu hút?
  • Học sinh, sinh viên có hiểu biết về chủ đề sẽ thể hiện như thế nào?
  • Một số ý kiến đúng và sai lệch thường gặp của học sinh, sinh viên về chủ đề?
  • Phân tích, giải thích những ý kiến đó như thế nào?
  • Làm sao để liên hệ ý kiến của học sinh, sinh viên để dẫn dắt vào bài học?

Để làm tốt phần giới thiệu, bạn có thể tham khảo thêm cách dạy học của những giáo viên giàu kinh nghiệm. Nên đa dạng hóa cách giới thiệu, mở đầu để làm những buổi học trở nên sinh động và thu hút hơn.

Bước 3: Xây dựng nội dung chính của buổi học, các hoạt động dạy học

Tiếp theo là phần nội dung chính trong buổi học. Chuẩn bị nhiều cách để giải thích tài liệu nhằm thu hút sự chú ý của học sinh, sinh viên tốt hơn. Đồng thời, khi lập kế hoạch, cũng phải ước tính thời gian cụ thể cho từng hoạt động. Để đảm bảo truyền đạt đầy đủ nội dung cần học đến các em.

Đưa ra hướng phát triển nội dung của bài học và các hoạt động giảng dạy

Sử dụng một số câu hỏi sau để giảng dạy có hiệu quả:

  • Giải thích chủ đề như thế nào?
  • Cách dẫn dắt từng kiến thức tuần tự ra sao?
  • Những cách nào để minh họa chủ đề dễ hiểu hơn?
  • Làm thế nào để thu hút sự chú ý của học sinh, sinh viên trong suốt quá trình học?
  • Những hoạt động có thể diễn ra trong buổi học bên cạnh việc giảng bài?
  • Một số ví dụ hoặc tình huống thực tế có liên quan đến chủ đề?
  • Có thể làm gì để giúp các em hiểu rõ hơn về chủ đề, bài học này?

Ở bước lập kế hoạch giảng dạy này, chủ yếu dựa vào chuyên môn, nghiệp vụ và sự nghiên cứu bài học của giáo viên. Để có thể phát triển nội dung giảng dạy tốt, nên tham khảo thêm một số cách giảng bài hiệu quả. Và học thêm kỹ năng giao tiếp, ứng xử thu hút để học sinh, sinh viên chú ý hơn trong lớp học.

Bước 4: Lên kế hoạch kiểm tra, đánh giá sự hiểu biết của sinh viên

Trong suốt quá trình giảng dạy, giáo viên phải thường xuyên kiểm tra mức độ hiểu biết của học sinh, sinh viên. Suy nghĩ về các câu hỏi để kiểm tra mức độ tập trung cũng như tiếp thu bài giảng của học trò. Dự đoán các câu trả lời mà sinh viên sẽ được ra và cách bạn đối đáp lại.

Kiểm tra, đánh giá sự tập trung, hiểu biết của học sinh, sinh viên là một phần trong bản kế hoạch giảng dạy cần phải lập ra

>>> Xem thêm: Những cách giảng bài hiệu quả dành cho giáo viên

Tự hỏi mình sẽ làm gì để đánh giá học sinh, sinh viên bằng những câu hỏi:

  • Những câu hỏi nào có thể dùng để kiểm tra sự hiểu biết của học sinh, sinh viên?
  • Các em sẽ làm gì để chứng minh rằng đang theo dõi và có hiểu biết về bài học?
  • Khen ngợi như thế nào khi các em trả lời đúng?
  • Nếu học sinh, sinh viên không chú ý, không tiếp thu bài thì phải làm gì?
  • Các hoạt động nào có thể cho học sinh, sinh viên thực hiện để kiểm tra, đánh giá kiến thức?

Khi lập kế hoạch bài giảng, hãy quyết định những câu hỏi nào hữu ích cho bài học. Những câu hỏi nào có thể dùng hỏi cá nhân, câu nào cho nhóm, cho cả tập thể lớp. Quyết định xem sẽ cho học sinh, sinh viên trả lời miệng hay làm bài tập giấy. Khi kế hoạch giảng dạy có phần này thì sẽ cân bằng được việc giảng dạy và tiếp thu kiến thức.

Bước 5: Xây dựng kết luận

Giáo viên cần đưa ra kết luận khi kết thúc buổi học. Việc tổng kết bài học sẽ tổng hợp lại kiến thức chính. Giúp học sinh, sinh viên có động lực hơn để ôn tập kiến thức khi ở nhà. Và còn có thể giúp học sinh, sinh viên hứng thú chờ đón bài học tiếp theo hơn.

Giáo viên có thể tự đưa ra kết luận hoặc cho học sinh, sinh viên hệ thống lại

>>> Xem thêm: Cách phạt học sinh mất trật tự trong giờ học hiệu quả và tích cực nhất

Bạn có thể thực hiện việc này theo một số cách như sau:

  • Tự nêu ra những điểm chính và tổng kết lại.
  • Yêu cầu một học sinh, sinh viên hệ thống lại nội dung bài học cho cả lớp.
  • Cho các em hệ thống nội dung kiến thức trên một bảng hoặc giấy.

Cuối cùng là kiểm tra, đánh giá lại nếu người kết luận buổi học là học trò của mình. Từ đó hướng dẫn ôn tập kiến thức khi ở nhà. Đồng thời gợi mở về buổi học sau bằng nhiều cách khác nhau. Như: giới thiệu sơ về bài học kế tiếp, đưa ra một số câu hỏi để các em tự nghiên cứu trước ở nhà,…

Bước 6: Tạo một dòng thời gian thực tế

Rất có thể thời gian buổi học không đủ cho tất cả hoạt động trong bản kế hoạch của bạn. Vì thế, bước cuối cùng phải làm là tạo ra dòng thời gian thực tế diễn ra trên lớp. Tùy thuộc vào mỗi lớp và khả năng tiếp thu của từng em mà thời gian giảng dạy sẽ khác nhau. Dòng thời gian thực tế sẽ giúp bạn linh hoạt và sẵn sàng thay đổi khi gặp những tình huống không lường trước.

Tự tạo nên dòng thời gian thực tế là bước cuối cùng trong cách lập kế hoạch giảng dạy

Một số chiến lược để tạo một dòng thời gian:

  • Ước tính mỗi hoạt động sẽ mất bao nhiêu thời gian. Thời gian dùng cho từng hoạt động như vậy là hợp lý chưa?
  • Có cần thêm thời gian cho hoạt động để giảng dạy hiệu quả hơn không?
  • Chừa ra một vài phút cuối để tổng kết lại bài học.
  • Những hoạt động bổ sung dành cho học sinh, sinh viên. Thời lượng dành cho những hoạt động này.
  • Tự tạo ra một buổi học trong đầu để xem thời gian ước tính như vậy đã hiệu quả chưa.
  • Thực hành trên lớp học và điều chỉnh nếu dòng thời gian chưa phù hợp.

Lập kế hoạch có dòng thời gian nhằm giúp bạn có cái nhìn cụ thể hơn về cả buổi học. Những phải nhớ luôn linh hoạt và sẵn sàng điều chỉnh kế hoạch giảng dạy của bạn. Hãy tập trung vào những hoạt động giảng dạy hiệu quả thay vì bám sát kế hoạch ban đầu.

Mẫu sổ kế hoạch giảng dạy theo tuần

Khi thực hiện quy trình xây dựng kế hoạch bài dạy, bạn cần tiến hành xây dựng những yếu tố chung trước, sau đó mới đến nội dung chi tiết và cụ thể mỗi buổi học. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn, chưa lựa chọn được hoặc chưa tìm hiểu được mẫu sổ lập kế hoạch bài giảng chi tiết theo tuần, dưới đây là một số nội dung tham khảo.

Đối với mẫu kế hoạch giảng dạy theo tuần, những nội dung, yếu tố bạn cần tuân thủ bao gồm: bài giảng và những hoạt động khác ngoài giảng dạy. Kế hoạch bài giảng dạy sẽ được lập chi tiết thành từng ngày, bao gồm các cột thứ – ngày, nội dung giảng dạy, ghi chú,… Tương tự như trên, nội dung tại bảng kế hoạch hoạt động khác cũng được ghi chú theo từng ngày cụ thể trong tuần. 

Mẫu kế hoạch giảng dạy theo tuần 
Mẫu kế hoạch giảng dạy theo tuần

Mẫu kế hoạch giảng dạy theo tuần thường sẽ được lập thành bảng để tiện ghi chú, theo dõi và sắp xếp. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không là bắt buộc đối với mọi giáo viên. Tùy theo khả năng và mong muốn của bản thân, bạn có thể chủ động xây dựng kế hoạch giảng dạy theo tuần mà không cần phụ thuộc vào mẫu. Bạn chỉ cần đảm bảo những nội dung cơ bản cần có trong kế hoạch là đã phù hợp.

Lời kết

Lập kế hoạch giảng dạy không hề khó như bạn tưởng tượng. Hãy thực hiện theo những bước trên để tạo ra một bản kế hoạch cụ thể. Từ đó, áp dụng vào thực tế và linh hoạt điều chỉnh để nâng cao chất lượng giảng dạy và hiệu quả học tập của các em học sinh, sinh viên. Trên đây là bài viết được chia sẻ bởi Seoul Academy – Trường Dạy Nghề Thẩm Mỹ Chuyên Nghiệp.

/5 ( bình chọn)

Chưa có đánh giá!

author-mobile
co-hang

Nguyễn Thúy Hằng

Trưởng Nhóm Giảng Viên, Chăm Sóc Da - Spa tại Seoul Academy – Trường Đào tạo Thẩm mỹ Quốc tế với hơn 12 năm kinh nghiệm Ngành Chăm Sóc Da, chứng chỉ thẩm mỹ Cidesco Thụy Sỹ 2011, chứng chỉ chuyên sâu Body Cibtac Singapore, ban giám khảo Hiệp hội ngành làm đẹp Asian.

BÌNH LUẬN (0 bình luận)
BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ
VIDEO LIÊN QUAN
BÁO CHÍ NÓI GÌ VỀ CHÚNG TÔI
thanh nien
tuoi tre
doi song phap luat
24h
vnexpress
kenh 14
vietbao
thoi dai
HOẠT ĐỘNG SỰ KIỆN